Phương pháp phân tích hiệu quả

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả của công việc cải tạo hệ thống thu gom nước thải và nước mưa vào lòng hè của Thành phố Hà Đông (Trang 45 - 48)

Hàng hóa môi trường là những loại hàng hoá không có giá trên thị trường trong khi đó chi phí để thực hiện việc tạo ra loại hàng hoá này lại là những khoản tiền rất lớn trong khi lợi ích do các loại hàng hoá này tạo ra lại rất khó xác định chính xác chính vì thế việc phân tích chi phí lợi ích nhằm tính toán ra được hiệu quả khi thực hiện các dự án môi trường để làm cơ sở

cho việc ra quyết định có nên thực hiện dự án hay không là một vấn đề hết sức cần thiết đòi hỏi phải có những phương pháp đặc biệt. Trong kinh tế học môi trường có rất nhiều phương pháp nhằm thực hiện việc lượng hoá này như: Phương pháp phân tích chi phí lợi ích ( CBA), Phương pháp hạch toán quản lý môi trường (EMA), Phương pháp chi phí thay thế, phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM)…. Việc sử dụng phương pháp nào để thực hiện việc đánh giá chất lượng hàng hoá môi trường còn tuỳ thuộc vào tính chất và điều kiện của vấn đề cần nghiên cứu do mỗi phương pháp có một ưu điểm và điều kiện áp dụng riêng. Trong phạm vi chuyên đề và điều kiện áp dụng nhằm đưa ra quyết định có nên thực hiện dự án cải tạo hệ thống thoát nước Thành Phố hay không dựa trên các tiêu chí về chi phí thực hiện và các lợi ích thu được do tiết kiệm trong các khâu. Thì phương pháp được sử dụng ở đây là phương pháp phân tích chi phí lợi ích và phân tích chi phí hiệu quả.

Khái niệm về chi phí lợi ích và chi phí hiệu quả Phân tích chi phí lợi ích

Phân tích chi phí lợi ích là một phương pháp để đánh giá sự mong muốn tương đối giữa các phương án cạnh tranh nhau, Khi sự lựa chọn được đo bằng giá trị kinh tế tạo ra cho toàn xã hội.

Nói rộng hơn, phân tích chi phí lợi ích là khuôn khổ nhằm tổ chức thông tin, liệt kê những thuận lợi và bất lợi của từng phương án xác định các giá trị có liên quan, và xếp hạng các phương án dựa vào giá trị kinh tế.

Phân tích chi phí hiệu quả

Hiệu quả là một phạm trù kinh tế thể hiện mối tương quan giữa kết quả thu được chi phí bỏ ra để thực hiện hoạt động hoặc một quyết định nào đó trong quá trình hoạt động của con người ở mọi lĩnh vực và mọi thời điểm. Mối tương quan này thể hiện bằng đại lượng hệ số hoặc số hiệu.

Phân tích chi phí hiệu quả là một dạng khác của phân tích chi phí lợi ích. Trong phương pháp này chi phí của các phương án được dùng làm tiêu thức so sánh và sử dụng một số chỉ tiêu nhằm đánh giá hiệu quả của dự án hỗ trợ cho việc ra quyết định khi sử dụng phương pháp CBA

Các chỉ tiêu nhằm đánh giá hiệu quả của dự án là: Giá trị hiện tại ròng (NPV)

Trong đó:

Bt: Lợi ích năm thứ t của dự án C0: Chi phí đầu tư ban đầu Ct: Chi phí bỏ ra tại năm t T : Thời gian

R : Tỷ lệ chiết khấu

N : Số năm tồn tại của dự án

Nếu NPV > 0 thì dự án được đánh giá là hiệu quả ( Khả thi ) Chỉ tiêu hiệu quả xã hội( E )

E = B – C

Trong đó E : Hiệu quả xã hội của dự án

B : Lợi ích xã hội thu được từ dự án

C : Chi phí bỏ ra khi thực hiện dự án cho mục đích xã hội. Tỷ số lợi ích chi phí (BCR)

BCR = (PV lợi ích – PV chi phí vận hành hàng năm)/PV chi phí vốn

BCR = {∑Bt/(1+r)t} /{∑Ct/(1+r)t} NPV=(B0 – C0) + ∑ (Bt – Ct)/(1+r)t

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả của công việc cải tạo hệ thống thu gom nước thải và nước mưa vào lòng hè của Thành phố Hà Đông (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w