CHƯƠNG TRÌNH
IV.1 Môi trường cài đặt IV.1.1 Yêu cầu hệ thống
- Ngôn ngữ lập trình: Visual Basic 6.0 (VB6) - Hệ quản trị CSDL: Microsoft Access
- Component: ComponectOne Studio. - Report: Crystal Report 9.
Để cài đặt chương trình, người dùng nên kiểm tra máy tính của mình đảm bảo được cấu hình tối thiểu. Các yêu cầu hệ thống tối thiểu :
Hệ điều hành: Windows 98/ME/XP hay Windows 2000 Tốc độ CPU Pentium trở lên.
Màn hình VGA hoặc màn hình có độ phân giải cao được hỗ trợ bởi Microsoft Windows.
RAM 64 MB
IV.1.2 Ngôn ngữ lập trình Visual Basic 6.0
Visual Basic là một ngôn ngữ thảo chương hoàn thiện và hoạt động theo kiểu điều khiển bởi sự kiện ( Event – Driven programming language ) nhưng lại giống ngôn ngữ thảo chương có cấu trúc ( Structured programming language )
Visual Basic 6.0 (VB6) là một phiên bản của bộ công cụ lập trình Visual Basic (VB), cho phép người dùng tiếp cận nhanh cách thức lập trình trên môi trường Windows. Những ai đã từng quen thuộc với VB thì tìm thấy ở VB6 những tính năng trợ giúp mới và các công cụ lập trình hiệu quả. Người dùng mới làm quen với VB cũng có thể làm chủ VB6 một cách dễ dàng. Lợi điểm khi dùng Visual Basic chính là ở chỗ tiết kiệm thời gian và công sức so với ngôn ngữ lập trình khác khi xây dựng cùng một ứng dụng.
Với VB6, chúng ta có thể :
• Làm việc với các điều khiển mới.
• Làm việc với các tính năng ngôn ngữ mới. • Làm việc với DHTML.
• Làm việc với cơ sở dữ liệu.
• Các bổ sung về lập trình hướng đối tượng.
IV.1.3 Cơ sở dữ liệu Access
MS – ACCESS, một chương trình của bộ ứng dụng văn phòng Microsoft office chạy trên môi trường windows, là phần mềm thuộc hệ Quản trị Cơ Sở Dữ Liệu Quan Hệ (relation database Management System – RDBMS) giúp quản lý, bảo trì và khai thác số liệu lưu trữ thông tin dữ liệu bên ngoài vào máy tính dưới dạng các bảng và có thể tính toán, xử lý dữ liệu trong các bảng đã lưu trữ trên máy tính
IV.2 Thiết kế chương trình
Giao diện chương trình chính
Giải thích: Đây là giao diện chính của chương trình, từ đây có thể lựa chọn thực
Giao diện form nhập hồ sơ
Giải thích: Form này có 4 tab
- Tab 1: Nhập hồ sơ dùng để nhập thông tin hồ sơ đăng ký dự tuyển của các thí sinh gửi đến.
- Tab 2: Khối thi dung để nhập thông tin các khối thi có những môn nào.
- Tab 3: Ngành dùng để nhập các thông tin các ngành tuyển sinh.
- Tab 4: Đơn vị đăng ký dự tuyển dùng để nhập thông tin về nơi đăng ký dự tuyển
Giao diện form đánh số báo danh
Giải thích: Sau khi hồ sơ của thí sinh được lưu trữ không có sai sót gì thì được đánh số báo danh theo bảng Anphabet
Giao diện form phân phòng thi
Giải thích: Sau khi có các cụcm thi ta đánh số phòng thi theo từng cụm
Giao diện form loại bỏ thí sinh không dự thi
Giải thích: Sau khi thi những thí sinh nào bỏ thi, không có bài dự thi thì sẽ được loại
Giao diện form đánh số phách
Giải thích: Ta tiến hành đánh số phách cho từng bài thi của các thí sinh theo từng
môn thi.
Giao diện form Lên điểm theo phách
Giải thích: Sau khi điểm đã chấm xong ta đối chiếu với phách thi và lên điểm theo
Giao diện form lên điểm chuẩn
Giải thích: Sau khi có điểm của các thí sinh ta dựa vào chỉ tiêu từng ngành để
lên điểm chuẩn cho mỗi ngành
Giao diện form tra cứu điểm
Giải thích: Form có chức năng tra cứu điểm theo Số báo danh hoặc ttheo tên, ngày
Mẫu báo cáo - Giấy báo thi
- Danh sách điểm chuẩn
- Giấy Triệu tập nhập học
KẾT LUẬN
Qua quá trình thực hiện chuyên đề thực tập tốt nghiệp “phương pháo phân tích thiết kế hệ thống” áp dụng tin học hóa vào việc Quản lý tuyển sinh ở trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội. Qua khảo sát thực tế về công tác tuyển sinh của trường để viết chương trình này tôi đã thấy rõ được Quản lý tuyển sinh là một bài toán quản lý rất khó và phúc tạp, đòi hỏi người làm chương trình phải có tư duy lập trình cũng như đòi hỏi công việc khảo sát phải bám sát thực tế để tránh khỏi bị lạc đề dẫn đến những sai xót lớn trong hệ thống.
Sau một thời gian ngắn với sự lỗ lực của bản thân, tôi đã xây dựng chương trình “Quản Lý Tuyển Sinh Trường Đại Học Ngoại Thương Hà Nội” với chức năng phục vụ cho công tác tuyển sinh trong phạm vi trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội. Do còn nhiều hạn chế nên chương trình không tránh khỏi thiếu sót. Vì thế, tôi rất mong các bạn cùng toàn thể thầy cô đóng góp để chương trình được ứng dụng đạt hiệu quả cao trong thực tế.