2. Tình hình thực trạng phát triển kinh doanh sản phẩm cơ khí của công ty TNHH thiết bị khuôn mẫu và điều khiển số Việt Nam Hâm Thá
2.2.1. Chiến lược kinh doanh và tình hình thực hiện chiến lược kinh doanh của công ty trong thời gian qua.
Công ty Goldsun nhận thức được tầm quan trọng của chiến lược kinh doanh vì thế trên cơ sở nghiên cứu tòan diện, đầy đủ các yếu tố của môi trường kinh doanh , tôn trọng các quy luật kinh tế khách quan, gắn bó chặt chẽ giữa các yếu tố của môi trường với tiềm năng của doanh nghiệp, giữa thời cơ và nguồn lực để đề ra định hướng, cách thức kinh doanh cho tòan công ty Kế hoạch kinh doanh – công cụ quản lý hữu hiệu gíup doanh nghiệp đối đầu thử thách.
Công ty đã xây dựng ma trận SWOT để đánh giá sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của công ty
Bảng 2.4: Ma trận SWOT của công ty TNHH thiết bị khuôn mẫu và điều khiển số Việt nam -Hâm thái
Những điểm mạnh-S
1. Địa điểm rộng.vị trí thuận lợi, gần trục đường chính. 2. Công ty đang trong quá trình phát triển dễ dàng tiếp cận trình độ khoa học công nghệ
Những điểm yếu –W 1. Cơ sở vật chất của công ty còn thấp so với yêu cầu phát triển của công ty hiện nay
2. Trình độ đội ngũ kỹ sư, cán bộ quản lý chưa cao Các cơ hội-O
1. Việt nam đang nằm trong khu vực có tốc độ phát triển cao
2. Ngành cơ khí đang được nhà nước đặc biệt quan tâm, được coi là ngành mũi nhọn
Dự kiến giải pháp -S-O 1.Tăng cường các hoạt động marketing và hoàn thiện hơn trang Web của công ty để thu hút khách hàng hơn nữa
2.Chú trọng hơn nữa đến hoạt động đầu tư, tiếp cận công nghệ hiện đại
Dự kiến giải pháp W-O 1.Tranh thủ hơn nữa sự hỗ trợ của nhà nước, bổ sung hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật đảm bảo tính đồng bộ của dây chuyền sản xuất 2.Tổ chức đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ kỹ sư, cán bộ quản lý
Các mối đe dọa-T 1. Mức độ cạnh tranh ngày càng cao do Việt Nam đang trong quá trình hội nhập
2. Nền kinh tế Việt Nam đang trong qúa trình chuyển đổi nên cơ chế hoạt động và quản lý chưa được hoàn chỉnh
Dự kiến giải pháp S-T 1. Nâng cao chất lượng các sản phẩm và tăng cường dịch vụ bảo hành bảo dưỡng để đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng
2.Chủ động xây dựng cơ chế quản lý và hoạt động hợp lý với cơ chế thị trường và trình độ công nghệ ngày càng cao
Dự kiến giải pháp W-T 1.Công ty cần đầu tư có trọng điểm, nâng cao khả năng cạnh tranh
2.Thu hút thêm đầu tư để hoàn thiện hơn về dây chuyền sản xuất
Nguồn: Công ty TNHH thiết bị khuôn mẫu và điều khiển số Việt nam -Hâm thái
Chiến lược kinh doanh của công ty TNHH thiết bị khuôn mẫu và điều khiển số Việt Nam - Hâm Thái là sự hội tụ nhiều loại chiến lược khác nhau gắn
tới từng lĩnh vực cụ thể của doanh nghiệp như: chiến lược về vốn; chiến lược khoa học công nghệ; chiến lược phát triển nguồn nhân lực; chiến lược sản phẩm; chiến lược khai thác thị trường và phục vụ khách hàng; chiến lược cạnh tranh với từng đối thủ xác định... Thành công ở từng chiến lược cụ thể là bằng chứng xác đáng nhất về hiệu quả của chiến lược kinh doanh của công ty cần phải được thực hiện qua từng chiến lược bộ phận:
Chiến lược về khoa học công nghệ
Theo đánh giá, trình độ công nghệ của công ty nói chung vẫn ở mức trung bình .Trong công ty, việc lựa chọn thiết bị và công nghệ, song song với việc đầu tư vào dây chuyền công nghệ mới, vẫn đầu tư thiết bị đã sử dụng và cải tiến thiết bị hiện có với tốc độ đổi mới công nghệ mới đạt khoảng 7-8%/năm
Chiến lược phát triển nguồn nhân lực
Có 2 vấn đề mấu chốt cần xem xét về chất lượng nguồn nhân lực: thứ nhất là trình độ của người lao động gắn với đào tạo và sử dụng: thứ hai là năng lực quản lý, điều hành của đội ngũ cán bộ chủ chốt trong doanh nghiệp. Hai vấn đề này có quan hệ mật thiết với nhau.
Thực tế cho thấy chưa có một chiến lược chung phát triển chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp cho ngành công nghiệp nước nhà chính vì thế đã gây khó khăn cho công ty trong việc lập và thực hiện chiến lược nguồn nhân lực
Hiện nay, lao động cung cấp cho công ty vẫn dựa trên 2 kênh chính là hệ thống giáo dục phổ thông và đào tạo tại chỗ trong công việc để có được kiến thức, kỹ năng tương ứng với hoàn cảnh sử dụng lao động đó.Với những hạn chế là thiếu kỹ năng (63% lao động thiếu kỹ năng, 33% có tay nghề chưa thành thạo) cả nước mới có khoảng 30% lực lượng lao động qua đào tạo có kiến thức tỷ lệ lao động được đào tạo nghề thấp, thiếu lao động chất xám về số lượng và chất lượng, thể lực lao động kém, tác phong và kỷ luật lao động công nghiệp chưa cao, chậm phản ứng với những biến động trên thị trường lao động.
Một vấn đề quan trọng đặc biệt có tác động không nhỏ đến chiến lược kinh doanh là cơ chế quản lý doanh nghiệp và năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý. Đội ngũ cán bộ quản lý của công ty thường xuyên được tập huấn, đào tạo và có trình độ học vấn khá cao, có điều kiện thuận lợi để nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp nhưng chưa mang lại hiệu quả tương xứng.
Chiến lược sản phẩm gắn với chiến lược khai thác thị trường và phục vụ khách hang. Nội dung này gắn liền với những vấn đề kỹ thuật liên quan đến sự phân tích về phía cầu mà tập trung nhất là khai thác, xâm nhập, chiếm lĩnh thị trường trên cơ sở đa dạng hoá sản phẩm, phục vụ khách hàng với các dịch vụ hoàn hảo.
Về chiến lược sản phẩm, chưa có sản phẩm nào là của c ông ty ghi dấu ấn rõ nét và chiếm ưu thế trên thị trường nhờ vào yếu tố chất lượng.
Khai thác thị trường tiêu thụ còn chưa quyết liệt và thiếu đa dạng. sức xâm nhập còn mờ nhạt, không sâu
Thời gian tới, Việt Nam sẽ tham gia đầy đủ vào AFTA, thực hiện các cam kết với APEC, thực thi có hiệu quả Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, gia nhập WTO. Vì vậy, đòi hỏi c ông ty phải chủ động hơn để nắm bắt tốt thị trường, tiếp cận các phương pháp bán hàng và dịch vụ chăm sóc khách hàng hiện đại, nâng cao tính cộng động của các doanh nghiệp bảo vệ lợi ích của mình trên thị trường thế giới, tổ chức hệ thống phân phối và kiểm soát các kênh tiêu thụ.