3. Một số kiến nghị đối với nhà nước
3.2. Hoàn thiện hệ thống luật pháp và chính sách liên quan đến đầu tư nước ngoà
cao hiệu quả hoạt động của các xí nghiệp liên doanh, 100% vốn nước ngoài
Việc cải thiện môi trường đầu tư bao gồm các nội dung sau :
- Nhà nước cần xem xét chính sách đầu tư của các nước để có chính sách thích hợp về thu hút đầu tư, khuyến khích và bảo hộ đầu tư, tránh đánh thuế hai lần
- Đảm bảo môi trường chính trị xã hội thuận lợi cho đầu tư. Trong những năm gần đây, vai trò lãnh đạo của đảng được củng cố, hiệu lực quản lý của nhà nước được nâng cao ổn định chính trị - xã hội được giữ vững. Tuy vậy bảo đảm điều kiện môi trường chính trị xã hội tốt cho hoạt động đầu tư vẫn là nhiệm vụ cần chú ý.
3.2. Hoàn thiện hệ thống luật pháp và chính sách liên quan đến đầu tư nước ngoài nước ngoài
Hệ thống pháp luật về đầu tư nước ngoài tại Việt nam tuy mới hình thành nhưng đã có sức hấp dẫn do nó có những ưu đãi cho các chủ đầu tư so với các nước khác
Tuy nhiên hệ thông này chưa đồng bộ cần hoàn thiện theo hướng:
- Bảo đảm tính đồng bộ và đầy đủ: Bên cạnh những luật đã ban hành, cần ban hành thêm các luật liên quan đến hoạt động kinh doanh của xí nghiệp liên daonh, công ty 100% vốn nước ngoài như: luật thương mại, luật khai thác khoáng sản …
- Cụ thể hóa hơn nữa các chính sách về thuế, thuế đất, xuất nhập khẩu, đền bù giải tỏa mặt bằng …
- Phù hợp hơn kinh tế thị trường và tập quán quốc tế, bảo đảm sự hội nhập thuận lợi của nước ta với kinh tế chung của thế giới
- Xóa bỏ tình trạng các ngành, các địa phương tùy tiện đặt ra những quy định không thống nhất với quy định chung
- Tăng cường và cải tiến quản lý nhà nước đối với việc thành lập và hoạt động của các xí nghiệp liên doanh, và công tu 100% vốn nước ngoài
Trong thời gian trước mắt, nhà nước cần khẩn trương xây dựng và ban hành quy chế quản lý nhà nước đối với các xí nghiệp liên doanh. Quy chế cần phải nêu rõ các quy tắc, nội dung qủan lý nhà nước và phân công quản lý giữa các cơ quan quản lý nhà nước với xí nghiệp liên doanh và công ty 100% vốn nước ngoài
Về nguyên tắc chung của công tác quản lý nhà nước với xí nghiệp liên doanh, công ty 100% vốn nước ngoài phải đảm bảo quyền tự chủ sản xuất kinh doanh của xí nghiệp liên doanh, công ty 100 % vốn nước ngoài tạo điều kiện cho hoạt động của các công ty đồng thời xí nghiệp liên doanh, công ty 100% vốn nước ngoài phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước. Công tác quản lý nhà nước và công tác quản lý xí nghiệp liên doanh được đặt trên nền tảng pháp luật không ngừng được hoàn thiện.
Nội dung của quy chế phải bao hàm các vấn đề liên quan đến vấn đề quản lý nhà nước, với các xí nghiệp liên doanh chẳng hạn ban hành chính sách xét và cấp các loạigiấy phép, theo dõi và kiểm tra hoạt động của xí nghiệp liên doanh và công ty 100% vốn nước ngoài, xử lý các tranh chấp và các vấn đề phát sinh ,
phhân tích và đánh giá hoạt động của các xí nghiệp liên doanh. Đặc biệt trong quy chế phải định rõ sự phân công trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong quản lý các xí nghiệp liên doanh, công ty 100% vốn nước ngoài
Trước hết nhà nước cần tạo môi trường kinh tế vĩ mô lành mạnh cho hoạt
động của các xí nghiệp liên doanh và công ty 100% vốn nước ngoài, thủ tục dự án, cấp giắy phép sử dụng đất và giấy phép xây dựng , xuất nhập cảnh …
Thứ hai, xây dựng và ban hành quy chế quản lý nhà nước đối với các xí
nghiệp liên doanh, công ty 100%vốn nước ngoài
Thứ ba, đẩy mạnh quy hoạch ngành và các vùng lãnh thổ trên cơ sở đó xác
định các trọng điểm ưu tiên và công bố các cơ hội đầu tư đ
Thứ tư, tăng cường công tác tổ chức và cán bộ ở cả tầm vĩ mô và tầm vi
mô.Bảo đảm có được những cán bộ có trình độ năng lực ,phẩm chất và bản lĩnh thực hiện những mục tiêu của xí nghiệp liên doanh và công ty 100% vốn nước ngoài
Thứ năm, hoàn thiện công tác lao động và tiền công trong xí nghiệp liên
doanh, công ty 100% vốn nước ngoài
Trong lĩnh vực lao động và tiền công ở các xí nghiệp liên doanh và công ty 100% vốn nước ngoài có đặc điểm sau: Quan hệ giữa người sở hữu với người lao động là quan hệ người chủ với người làm thuê
Từ đặc điểm trên, để khắc phục các tồn tại, vướng mắc hiện nay nhà nước Việt Nam cần tiếp tục nghiên cưú hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật (luật lao động và các văn bản hướng dẫn ), đảm bảo tính đầy đủ ,thực tế ,rõ ràng để một mặt thu hút thêm ngày càng nhiều lao động vào làm việc đồng thời bảo đảm quyền lợi cho họ .Mặt khác cần chủ động ngăn ngừa tình trạng tự phát , trả thù lao lao động không thỏa đáng ,tạo ra chênh lệch thu nhập không hợp lý giữa người lao động nước ngoài và người lao động Việt Nam.