Mụ hỡnh hoạt động của Nhà máy trước khi chuyển đổi :
- Ban Giám đốc : 02 người + Giám đốc : 01 người + Phó giám đốc : 01 người - Cỏc phũng giỳp việc : 04 người + Phũng tổ chức hành chính : 17 người + Phũng Kinh tế - Kế hoạch : 05 người + Phũng Tài chớnh - Kế toỏn : 06 người + Phũng Kỹ thuật - Vật tư : 05 người - Các tổ đội sản xuất
+ Tổ dịch vụ : 10 người + Đội Nậm Ngầm : 5 người + Đội Quảng Ninh : 3 người + Đổi lắp máy : 5 người + Phân xưởng sửa chữa : 25 người + Phân xưởng cơ khí : 72 người
4.Các phòng ban của Công ty
(1) Phòng Tổ chức – Kế hoạch
Với chức năng tham mưu cho Giám đốc quản lý, tổ chức, sắp xếp nhân sự, các vấn đề liên quan đến người lao động như chính sách tiền lương, BHXH, BHYT, trợ cấp, khen thưởng; giải quyết các vấn đề liên quan đến thủ tục pháp lý, hành chính của Công ty.
(2) Phòng Kinh tế – Hành chính
+Trưởng phòng: Chức năng là tổ chức tổ chức thực hiện các phương án sắp xếp tổ chức của toàn công ty , nhận xét cán bộ ,bổ nhiệm , miễn nhiệm cán bộ, thực hiện các công tác đào tạo, nâng bậc lương , tiếp dân , thanh tra và soạn thảo văn bản tiến hành giải quyết các công việc khác trong ngày.
+ Cán sự: phòng có 2 cán sự : Một cán sự phụ trách về công tác tiếp nhận hợp đồng các chế độ cho người lao động , lập hồ sơ Bảo hiểm xã hội , sổ lao động , quản lý lao động , quản lý hồ sơ cán bộ công nhân viên, sổ Bảo hiểm lao động. Một cán sự phụ trách về theo dõi nhân lực lập báo cáo hàng tháng , quí , năm. Theo dõi quản lý hợp đồng lao động, theo dõi và làm lương hàng tháng, các
+ Chuyên viên : phòng có 2 chuyên viên. Một chuyên viên phụ trách về công tác tổng hợp về bảo hiểm xã hội , cácthủ tục về khen thưởng , điều động nhân sự , tiếp nhận lưu trữ công văn. Một chuyên viên phụ trách công tác hỗ trợ các nhân viên trong phòng và tham gia của công ty.
Tham mưu cho Giám đốc về kế hoạch phát triển, đánh giá các hoạt động sản xuất của Công ty một cách toàn diện. Như vậy chức năng của Phòng là đề ra các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh, lập kế hoạch để thực hiện, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá và so sánh việc thực hiện trên thực tế với các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh nhằm đảm bảo cho sự thắng lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
* Phòng kỹ thuật chất lượng: Có các chức năng tham mưu giúp giám đốc công ty trong lĩnh vực quản lý kỹ thuật. Quản lý chất lượng công trình , an toàn lao động và các hoạt động khoa học kỹ thuật.
(3).Phòng quản lý Kỹ thuật Vật tư
Với phương châm chú trọng vào chất lượng, Công ty luôn luôn nỗ lực hết mình trong việc làm chủ những công nghệ mới, cải tiến những máy móc sẵn có để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và Phòng Quản lý – Kỹ thuật chịu trách nhiệm tham mưu cho Giám đốc về mặt này.
Phòng Vật tư có chức năng tham mưu cho Giám đốc quản lý các vấn đề liên quan đến vật tư, thiết bị phục vụ cho nhiệm vụ sản xuất của Công ty như: lập kế hoạch, chuẩn bị và điều phối về chủng loại, giá cả, số lượng…
Tham mưu cho Giám đốc quản lý các phương tiện cơ giới về công nghệ, số lượng, năng lực thiết bị. Đảm bảo việc điều phối và đáp ứng tốt nhất về số lượng cũng như chất lượng xe cho nhu cầu sản xuất của Công ty.
(4).Phòng Tài chính – Kế toán
Có chức năng tham mưu cho Giám đốc tổ chức quản lý công tác Tài chính – Kế toán của Công ty. Đảm bảo việc sử dụng nguồn lực tài chính một cách hợp lý, đúng đắn và có những biện pháp huy động và quản lý các nguồn lực tài chính một cách có hiệu quả nhất.
Sơ đồ bộ máy quản lý theo phương pháp trực tuyến từ giám đốc xuống phó giám đốc, các phòng nghiệp vụ và các đội trực tiếp sản xuất và có sự phản ánh ngược theo trong quá trình thực hiện.
Giám đốc Chi nhánh Sông Đà 904 là đại diện pháp nhân trước pháp luật và trước cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp Công ty Sông Đà 9 – Tổng công ty Sông Đà. Giám đốc là người trực tiếp nhận nguồn vốn của doanh nghiệp do nhà nước giao và có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn đó. Giám đốc trực tiếp điều hành mọi hoạt động của đơn vaị và chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh của Chi nhánh trước Công ty, Tổng công ty và nhà nước về việc làm của đơn vị mình.
Các phó giám đốc giúp việc Giám đốc Chi nhánh quản lý điều hành một số lĩnh vực do Giám đốc phân công. Giám đốc toàn quyền ra các quyết định quản lý,
Giám đốc phụ trách chung và trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực then chốt trong hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý: Công tác tổ chức cán bộ, công tác tài chính kế toán, chiến lược phát triển của Chi nhánh, công tác sản xuất kinh doanh và chiến lược kinh doanh.
Phòng tài chính kế toán do một kế toán trưởng kiêm trưởng phòng có trách nhiệm quản lý và điều hành toàn bộ công tác tài chính kế toán của doanh nghiệp. Kế toán trưởng chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về công tác tài chính kế toán của doanh nghiệp và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Chi nhánh.
Giám đốc Chi nhánh điều hành công việc sản xuất kinh doanh thông qua các phòng ban chức năng và trực tuyến xuống các đội sản xuất.
Các phòng ban chức năng giúp Giám đốc điều hành quản lý các lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ được giao, đồng thời phải chỉ đạo và tạo điều kiện thuận lợi cho các đội sản xuất trực tiếp hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Với các đội, thi công các công việc của Chi nhánh tại các công trường thi công thuộc địa bàn các tỉnh khác nhau như Thái nguyên, Quảng ninh, Gia lai.
Mối quan hệ giữa các phòng ban chức năng với nhau là mối quan hệ hợp tác, phối hợp. Mối quan hệ giữa các phòng ban chức năng với các đội trực thuộc sản xuất vừa là mối quan hệ chỉ đạo vừa là mang tính phối hợp.
Giám đốc Chi nhánh điều hành công việc sản xuất kinh doanh thông qua các phòng ban chức năng và trực tuyến xuống các đội sản xuất.
Các phòng ban chức năng giúp Giám đốc điều hành quản lý các lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ được giao, đồng thời phải chỉ đạo và tạo điều kiện thuận lợi cho các đội sản xuất trực tiếp hoàn thành nhiệm vụ của mình.