Cơ sở pháp lý cho việc xây dựng mô hình

Một phần của tài liệu Tái cấu trúc Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn theo mô hình công ty mẹ – công ty con (Trang 44 - 46)

Ngoài việc áp dụng mô hình tổ chức và hoạt động của các tập đoàn kinh tế trên thế giới, Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn được cấu trúc theo mô hình công ty mẹ - công ty con dựa trên nền tảng pháp lý sau đây:

Luật doanh nghiệp (thống nhất) năm 2005 được Quốc hội nước Việt Nam

thông qua ngày 29/11/2005 (kỳ họp Quốc hội khóa 11) có hiệu lực từ ngày 01/06/2007 (gọi tắt là Luật doanh nghiệp năm 2005). Theo Điều 146 xác định: “Nhóm công ty là tập hợp các công ty có mối quan hệ gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác”. Nhóm công ty bao gồm các hình thức sau đây: (1) Công ty mẹ - công ty con; (2) Tập đoàn kinh tế; (3) Các hình thức khác.

Điều 4 khoản 15 Luật doanh nghiệp năm 2005 quy định về công ty mẹ như sau: “Một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: (1) Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông đã phát hành của công ty đó; (2) Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó; (3) Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó”.

Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 25 ban hành và công bố theo Quyết định

số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003 của Bộ trưởng Bộ tài chính: Tập đoàn bao gồm công ty mẹ và công ty con. Trong đó, công ty mẹ là công ty có một hoặc nhiều công ty con; công ty con là công ty chịu sự kiểm soát bởi một công ty khác (gọi là công ty mẹ). Quyền kiểm soát của công ty mẹ đối với công ty con được xác định:

Quyn kim soát trc tiếp của công ty mẹ đối với công ty con khi công ty mẹ đầu tư vốn trực tiếp vào công ty con và công ty mẹ nắm giữ trên 50% quyền biểu quyết ở công ty con đầu tư trực tiếp. Tức là, quyền kiểm soát của công ty mẹ được xác định tương ứng với quyền biểu quyết của công ty mẹ ở công ty con.

Quyn kim soát gián tiếp: là quyền kiểm soát của công ty mẹ thông qua quyền sở hữu gián tiếp công ty con qua một công ty con khác: Công ty mẹ sở hữu gián tiếp công ty con khi công ty mẹ đầu tư vốn gián tiếp (kể cả trực tiếp) vào công ty con qua một công ty con khác và công ty mẹ nắm giữ trên 50% quyền biểu quyết ở công ty con đầu tư gián tiếp, tức là quyền kiểm soát của công ty mẹ được xác định bằng tổng cộng quyền biểu quyết của công ty mẹ ở công ty con đầu tư trực tiếp và ở công ty con đầu tư gián tiếp qua công ty con khác.

Trường hp đặc bit quyn kim soát còn được thc hin ngay c khi công ty m nm gi ít hơn 50% quyn biu quyết ti công ty con: Công ty mẹ có quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động theo quy chế thoả thuận; Công ty mẹ có quyền bổ nhiệm hoặc bãi miễn đa số các thành viên Hội đồng quản trị hoặc cấp quản lý tương đương; Công ty mẹ có quyền bỏ đa số phiếu tại các cuộc họp của Hội đồng quản trị hoặc cấp quản lý tương đương.

Ngoài các cơ sở pháp lý trên, mô hình công ty mẹ công ty con đối với tập đoàn còn được mô phỏng theo mô hình công ty mẹ - công ty con của Tổng công ty nhà nước hình thành trên cơ sở các văn bản pháp lý sau đây:

Quyết định số 153/2004/NĐ-CP ngày 09/08/2004 Thủ tướng Chính phủ về việc “Tổ chức quản lý tổng công ty nhà nước và chuyển đổi tổng công ty nhà nước theo mô hình “Công ty mẹ - Công ty con”.

Nghị định số 199/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về việc “Ban hành quy chế quản lý tài chính của công ty Nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác”.

Thông tư số 33/2005/TT-BTC ngày 29/04/2005 của Bộ Tài Chính về việc: “Hướng dẫn một số điều tại Quy chế quản lý tài chính của công ty Nhà nước”.

Các văn bản pháp luật khác có liên quan đến việc thành lập và góp vốn của các tổ chức tín dụng, công ty tài chính, công ty chứng khoán, luật đầu tư….

Một phần của tài liệu Tái cấu trúc Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn theo mô hình công ty mẹ – công ty con (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)