Mối quan hệ liên giữa công ty mẹ và các công ty con trong tập đoàn là mối quan hệ liên kết về vốn và thị trường. Công ty mẹ là Công ty cổ phần đầu tư Sài Gòn (gọi tắt là Công ty SGI).
Công ty mẹ chi phối các hoạt động của công ty con dựa trên tỷ lệ vốn góp của mình tại công ty con đó thông qua người đại diện quyền lợi hợp pháp của mình tại công ty con. Người đại diện phần vốn góp của công ty mẹ sẽ thay thế công ty mẹ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của một cổ đông, bên góp vốn chi phối theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty con đó. Công ty mẹ có các quyền và nghĩa vụ sau: quyền và nghĩa vụ của một cổ đông; cử người đại diện để thực hiện quyền cổ đông, bên góp vốn trong các kỳ đại hội cổ đông; hưởng lợi tức và chịu rủi ro từ phần vốn góp; giám sát kiểm tra hiệu quả việc sử dụng phần vốn góp của Công ty mẹ… Quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con là quan hệ góp vốn và nhận vốn góp, hoàn toàn dựa trên số vốn mà công ty mẹ đầu tư vào công ty, thực hiện các quyền chi phối công ty trong phạm vi số vốn góp đó.
Công ty con trong tập đoàn là các pháp nhân độc lập, tự chủ trong hoạt động kinh doanh, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động kinh doanh của mình. Các công ty trong tập đoàn có quan hệ kinh doanh với nhau theo nguyên tắc tự nguyện, thỏa thuận, bình đẳng, không bên nào được dùng quyền “mẹ” để buộc các công ty con thực hiện các yêu cầu phi kinh tế, ảnh hưởng đến lợi ích của công ty con. Công ty con phụ thuộc vào công ty mẹ về thị trường tiêu thụ, vốn và tuân thủ theo định hướng, chiến lược phát triển kinh doanh do công ty mẹ đề ra.
Căn cứ trên cơ sở pháp lý tại mục 3.1.1, thì mối liên kết về vốn trong tập đoàn được chia thành bốn mức độ sau đây:
Trường hợp công ty mẹ nắm giữ cổ phần, vốn góp từ 90% vốn điều lệ trở
lên của công ty khác: Nếu như công ty mẹ nắm giữ 100% vốn điều lệ của công ty con thì mối quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con là mối liên kết “chặt”, công ty mẹ có quyền quyết định 100% các vấn đề cốt lõi của công ty con như: thay đổi điều lệ, Bầu và bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc (Giám đốc) các chiến lược kinh doanh…Trường hợp này, có thể áp dụng cho công ty con là công ty TNHH một thành viên.
Mặt khác, theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 25 khái niệm một công ty bị sở hữu toàn bộ là một công ty bị một công ty khác nắm giữ trên 90% quyền biểu quyết. Cụm từ “sở hữu toàn bộ” có nghĩa là công ty mẹ có quyền quyết định toàn bộ hoạt động của công ty con. Trường hợp này có thể áp dụng phổ biến cho công ty con là công ty cổ phần hoặc công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần, công ty liên doanh.
Trường hợp công ty mẹ nắm giữ cổ phần, vốn góp trên 50% (nhưng ít hơn 90%) vốn điều lệ của công ty khác: Công ty mẹ thực hiện quyền chi phối của mình thông qua người đại diện vốn hoặc thỏa thuận với công ty con về các vấn đề liên quan đến chiến lược định hướng công nghệ, phát triển hạ tầng cơ sở KCN, khu dân cư, khu du lịch trong nước và nước ngoài; định hướng nghiên cứu khoa học công nghệ; sử dụng thương hiệu chung của tập đoàn… Công ty con có quyền tự chủ
trong hoạt động kinh doanh, bình đẳng với công ty mẹ và với các công ty con khác trước pháp luật.
Trường hợp công ty mẹ nắm giữ cổ phần, vốn góp ít hơn 50% vốn điều lệ
của công ty khác mà không có sự thỏa thuận nào khác: mối quan hệ giữa hai công ty này là mối quan hệ giữa một bên là nhà đầu tư với một bên là bên nhận đầu tư. Quyền hạn của bên đầu tư là quyền hạn của một “cổ đông lớn” theo quy định của Luật doanh nghiệp.
Công ty liên kết: là công ty mà công ty đó bị Công ty cổ phần Đầu tư Sài Gòn nắm giữ quyền kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các công ty con ít nhất 20% quyền biểu quyết và có quyền tham gia vào việc đưa ra các quyết định về chính sách tài chính và hoạt động của công ty nhận đầu tư nhưng không kiểm soát các chính sách đó, cụ thể là: (1) Có đại diện trong Hội đồng quản trị hoặc cấp quản lý tương đương của công ty nhận đầu tư; (2) Có quyền tham gia vào quá trình hoạch định chính sách; (3) Có sự trao đổi về cán bộ quản lý; (4) Có sự cung cấp thông tin kỹ thuật quan trọng. Trường hợp này, công ty liên kết có toàn quyền quyết định tất cả các vấn đề của công ty. Ngoài các quan hệ, quyền và nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ góp vốn của của công ty mẹ vào công ty liên kết, các quan hệ hợp tác khác đều được thực hiện dựa trên sự thỏa thuận, thương lượng giữa công ty mẹ và công ty liên kết. Để sử dụng thương hiệu và đảm bảo thực hiện định hướng chung của tập đoàn, công ty mẹ phải đạt được sự thỏa thuận bình đẳng với các công ty liên kết.