Thẩm quyền của toà án

Một phần của tài liệu Sự khác nhau cơ bản giữa Tố tụng lao động & Tố tụng dân sự (Trang 30 - 31)

2. Những điểm khác nhau cơ bản giữa tố tụng lao động và tố tụng dân sự

2.3. Thẩm quyền của toà án

Theo nghĩa rộng, thẩm quyền của toà án là những quyền năng mà pháp luật quy định cho toà án đợc giải quyết những tranh chấp phát sinh từ các quan hệ xã hội.

Trong tố tụng dân sự, thẩm quyền của toà án đợc quy định tại điều 10 PLTTGQCVADS. Theo đó, toà án sẽ có thẩm quyền giải quyết các vụ án dân sự khi có yêu cầu của cá nhân, pháp nhân theo trình tự do pháp luật quy định.

Thẩm quyền của toà dân sự rộng hơn toà lao động. Toà dân sự có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp dân sự và việc dân sự. Còn toà lao động chỉ giải quyết các tranh chấp lao động, nghĩa là phải có sự tranh chấp, sự bất đồng giữa các bên và có yêu cầu toà án giải quyết.

Trong tố tụng lao động, thẩm quyền của toà án là thẩm quyền có điều kiện hẹp hơn tố tụng dân sự nhiều. Thẩm quyền có điều kiện có nghĩa là những tranh chấp mà toà án có quyền xét xử nhng trớc khi toà án thụ lý giải quyết thì phải do một cơ quan khác giải quyết. Trong trờng hợp cơ quan đó giải quyết mà không có kết quả thì toà án mới đợc thụ lý giải quyết.

Thẩm quyền có điều kiện chỉ áp dụng đối với việc giải quyết các tranh chấp lao động, bởi vì khi tranh chấp lao động phát sinh, việc khôi phục, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên có ảnh hởng trực tiếp đến nhiều mặt hoạt động sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là đến đời sống của ngời lao động. Cải thiện và duy trì tốt quan hệ lao động là mục tiêu và yêu cầu hàng đầu đối với việc giải quyết tranh chấp lao động. Chính vì lẽ đó mà Bộ luật lao động quy định giải quyết bằng hoà giải ở cơ sở và trọng tài là thủ tục bắt buộc đối với hầu hết các tranh chấp lao động trớc khi khởi kiện tại toà án. Thủ tục hoà giải bắt buộc trớc khi khởi kiện tại toà cũng là một đặc trng và có nhiều điểm khác hoà giaỉ trong tố tụng dân sự (phân tích ở mục sau).

Tranh chấp lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án nhân dân theo thủ tục tố tụng lao động có đặc điểm là những tranh chấp về hợp đồng lao động, bởi vì Bộ luật lao động chủ yếu áp dụng đối với quan hệ lao động giữa một bên là ngời sử dụng lao động với ngời làm công ăn lơng theo chế độ hợp đồng lao động.

Thẩm quyền của toà án trong tố tụng lao động là thẩm quyền có điều kiện, nó bị chi phối bởi Bộ luật lao động, PLTTGQCVALĐ và các văn bản hớng dẫn thi hành khác.

Một phần của tài liệu Sự khác nhau cơ bản giữa Tố tụng lao động & Tố tụng dân sự (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w