Điều kiện thụ lý vụ án

Một phần của tài liệu Sự khác nhau cơ bản giữa Tố tụng lao động & Tố tụng dân sự (Trang 33 - 35)

2. Những điểm khác nhau cơ bản giữa tố tụng lao động và tố tụng dân sự

2.5. Điều kiện thụ lý vụ án

Do bản chất của tranh chấp lao động và tranh chấp dân sự khác nhau nên trình tự giải quyết các tranh chấp cũng khác nhau. Sự khác nhau này thể hiện ngay ở giai đoạn thụ lý vụ án và điều kiện thụ lý vụ án.

Đối với tranh chấp dân sự, các bên tranh chấp có thể kiện, yêu cầu toà án giải quyết ngay sau khi tranh chấp xảy ra. Việc khởi kiện, thụ lý, giải quyết tuân theo thủ tục tố tụng dân sự đợc quy định tại PLTTGQCVADS.

Đối với tranh chấp lao động, chỉ trừ một số loại tranh chấp các bên có thể khởi kiện ngay (đó là tranh chấp về việc kỷ luật lao động bằng hình thức sa thải hoặc bị đơn phơng chấm dứt hợp đồng lao động; tranh chấp về bồi thờng thiệt hại cho ngời sử dụng lao động), còn tất cả các tranh chấp khác bắt buộc các bên phải yêu cầu hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động (quận) huyện tiến hành hoà giải. Chỉ khi nào hoà giải không thành, các bên mới đợc kiện ra toà. Khi đó, trình tự tố tụng tại toà án mới bắt đầu.

Theo hớng dẫn tại công văn số 40/KHXX ngày 6/7/96 của Toà án nhân dân tối cao, đối với những tranh chấp không bắt buộc phải qua hoà giải nhng nếu các bên có yêu cầu thì hội đồng hoà giải lao động cơ sở và hoà giải viên vẫn tiến hành hoà giải; và khi đã yêu cầu hoà giải thì các bên chỉ đợc đa đến toà án khi hoà giải không thành.

Riêng đối với tranh chấp lao động tập thể thì sau khi hội đồng hoà giải cơ sở hoà giải không thành, các bên phải yêu cầu hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh giải quyết. Khi không đồng ý với quyết định của hội đồng trọng tại thì các bên mới có thể yêu cầu toà án giải quyết.

Nh vậy, hoạt động hoà giải tại hội đồng hoà giải lao động cơ sở và trọng tài lao động cấp tỉnh là điểm phân biệt điều kiện thụ lý vụ án lao động và vụ án dân sự. Điều kiện thụ lý vụ án lao động chặt chẽ hơn, u tiên áp dụng phơng pháp hoà giải vì mục đích hàn gắn quan hệ lao động sau tranh chấp. Điều kiện thụ lý vụ án dân sự đơn giản hơn, chỉ cần có tranh chấp xảy ra, tranh chấp thuộc thẩm quyền toà dân sự và nguyên đơn nộp tiền tạm ứng án phí là vụ án đợc thụ lý.

Tranh chấp lao động thờng xảy ra trong nội bộ doanh nghiệp, giữa hai bên tranh chấp đã có sự hiểu biết lẫn nhau, có quan hệ lợi ích gắn bó với nhau. Sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp phụ thuộc vào cả hai chủ thể này. Vì lợi ích chung, vị sự lớn mạnh của doanh nghiệp, đòi hỏi hai bên pahỉ có sự phối hợp hài hoà cùng ngồi lại với nhau thoả thuận, thơng lợng và giải quyết những bất đồng. Đảm bảo yếu tố thời gian và giữ vững môi trờng lao động trong doanh nghiệp, giữ gìn mối quan hệ hoà bình, hợp tác , cảm thông, chia sẻ giữa các bên. Do vậy trình tự giải quyết tranh chấp lao động không thể thiếu thủ tục hoà giải.

Một phần của tài liệu Sự khác nhau cơ bản giữa Tố tụng lao động & Tố tụng dân sự (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w