Những điều mà ngành giấy đã làm

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển nguồn nguyên liệu giấy Việt Nam (Trang 40 - 41)

Tốc độ tăng trưởng hàng năm trong 20 năm qua luơn trong khoảng 15-16%. Từ 80.000 tấn/năm lên 824.000 tấn/năm. 20 năm qua, nhà nước chỉ dồn sức đầu tư cho các doanh nghiệp giấy quốc doanh, với một mục tiêu rất khiêm tốn, rất “kế hoạch hĩa” chỉ để đảm bảo nhu cầu thiết yếu về giấy in báo, giấy in và giấy viết. Nhưng xét tổng thể phần lớn đều lỡ nhịp và hiệu quả chưa cao, thậm chí cĩ những doanh nghiệp lâm vào khủng hoảng tài chính sau đầu tư. Khơng phải doanh nghiệp giấy quốc doanh nào cũng cĩ lãi và cĩ khả năng tái đầu tư.

Trong khi dù hồn tồn khơng được nhà nước hỗ trợ về vốn, nhưng doanh nghiệp tư nhân phát triển rất nhanh, nhất là sau năm 2000, phần lớn do những người nơng dân, dân nghèo thành thị bỏ sức lao động và đồng vốn ít ỏi gây dựng. Hầu hết doanh nghiệp nào ít nhiều đều cĩ lãi và quan trọng hơn là cĩ khả năng tái đầu tư nên gần như từ con số 0, nay khu vực kinh tế này đã sản xuất 75% sản lượng giấy của cả nước (60% về giá trị). Thật xĩt xa, 20 năm qua năng lực sản xuất bột giấy tẩy trắng chỉ tăng từ 70.000 tấn/năm lên 80.000 tấn/năm. Đây là minh chứng rõ ràng về tư duy kinh tế yếu kém, đậm tính cơ hội, ăn xổi và manh múm.

Chủng loại giấy sản xuất trong nước rất nghèo nàn chỉ cĩ giấy in báo, giấy in và giấy viết, giấy bao gĩi (khơng tráng), giấy lụa, thể hiện rõ tính tự cấp của ngành. Dù đã đầu tư 112.000 tấn/năm năng lực sản xuất giấy tráng, nhưng nay hầu như chỉ sản xuất giấy khơng tráng. Chúng ta đã bỏ qua việc gia cơng, chế biến giấy đến sản phẩm cuối cùng và qua đĩ nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm giấy.

Năm 2005, khả năng đáp ứng tiêu dùng của tồn ngành giấy là 61,92%, cụ thể như sau: với giấy in báo: 68,42%; giấy in và viết: 89,29%; giấy bao bì (khơng tráng): 71,50%; giấy tráng: 5,75%; giấy lụa: 96,97%.

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển nguồn nguyên liệu giấy Việt Nam (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)