Giải pháp về nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với đầu tư nước ngoài.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Trang 122 - 124)

nghệ, thiết bị, giá cả các loại vật tư thiết bị, các tỷ lệ chi phí tư vấn, chuyển giao công nghệ.

Những điểm này cần phải được đặc biệt chú trọng đối với các cơ quan đầu tư tổng hợp không chỉ Bộ Kế hoạch và Đầu tư mà còn đối với các bộ khác như Bộ tài chính, Bộ xây dựng, Bộ thương mại, Bộ khoa học công nghệ môi trường và cả các địa phương. Việc nghiên cứu xây dựng các tiêu chuẩn và các chỉ tiêu hướng dẫn là rất cần thiết cho công tác thẩm định, bởi chúng chính là những cơ sở cho việc đánh giá dự án.

3.2.7. Giải pháp về nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với đầu tư nước ngoài. ngoài.

Một trong những mục tiêu của hoạt động đầu tư nước ngoài là xây dựng được một cơ cấu vốn đầu tư nước ngoài hợp lý, làm cho nguồn vốn này thực sự thúc đẩy sự phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực cũng như các địạ bàn, đặc biệt là những địa bàn có điều kiện khó khăn. Tuy nhiên, trong thời gian qua, cơ cấu vốn đầu tư nước ngoài chưa thực sự được phân bố hợp lý, chủ yếu mới chỉ tập trung vào một số ngành công nghiệp hiện đại mang lại lợi nhuận cao và các khu vực có điều kiện tự nhiên cũng như môi trường đầu tư tốt. Vì vậy,để tránh sự mất cân đối, việc xem xét thẩm định các dự án cụ thể phải có ý kiến của Bộ chuyên ngành nhằm đảm bảo dự án phù hợp với quy hoạch, khắc phục tình trạng quá tải, cung lớn hơn cầu, chèn ép sản xuất trong nước và độc quyền.

Cần gấp rút xây dựng quy hoạch đầu tư nước ngoài như là một bộ phận trong quy hoạch tổng thể các nguồn lực chung của cả nước; phải gắn chặt với quy hoạch ngành, lãnh thổ, tổng sản phẩm chủ yếu. Trong quy hoạch cần khuyến khích mạnh

mẽ các dự án vào cá ngành chế biến xuất khẩu và công nghệ cao, công nghiệp cơ khí, điện tử, năng lượng, những ngành ta có thế mạnh về nguyên liệu và lao động nhằm góp phần làm biến đổi cơ cấu kinh tế và phân công lao động xã hội. Xây dựng danh mục các dự án gọi vốn đầu tư nước ngoài quốc gia cho thời kỳ 2001-2005, trong đó xác định rõ sản phẩm , công suất, tiến độ công nghệ, thị trường tiêu thụ, địa bàn thực hiện dự án, các chính sách khuyến khích, ưu đãi.

Bên cạnh đó, công tác thẩm định cũng sẽ được hỗ trợ đắc lực và giảm bớt được tính phức tạp đáng kể mà vẫn đạt được mục tiêu hiệu quả thông qua việc đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư. Hoạt động này sẽ nhằm khuyến khích đầu tư nước ngoài vào các ngành mà Việt Nam có thế mạnh về nguyên liệu, lao động, ưu tiên các nhà đầu tư có tiềm năng về tài chính và nắm bắt công nghệ nguồn, các dự án có công nghệ hiện đại. Đồng thời có chính sách ưu đãi đặc biệt đối với đầu tư vào các vùng sâu vùng xa. Để hoạt động cóhiệu quả, hệ thống xúc tiến cần phải được tổ chức lại theo hướng:

+ Hoạch định một chiến lược xúc tiến đầu tư nhằm đáp ứng được nhu cầu của mục tiêu ổn định và phát triển kinh tế xã hội.

+ Củng cố bộ phận xúc tiến đầu tư đủ mạnh về đội ngũ, mạnh về trình độ, năng lực, theo hướng tập trung hoá cao độ chứ không phân tán, manh mún như hiện nay.

+ Tăng cường và có kế hoạch đưa các Bộ, Viện, Trường và các cơ quan làm công tác đối ngoại tham gia vào hoạt động xúc tiến đầu tư, phối hợp các chương trình nghiên cứu nhằm tạo thế chủ động trong giao tiếp và xử lý các quan hệ với bên ngoài.

+ Thiết lập quan hệ với các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư của một số nước để trao đổi thông tin, kinh nghiệm. Đẩy mạnh quan hệ với các công ty tư vấn pháp luật, dịch vụ đầu tư quốc tế để có nguồn thông tin và có sự trợ giúp trong công tác xây dựng luật vận động đầu tư.

+ Tổ chức mạnh mạng lưới xúc tiến đầu tư ở một số nước, khu vực trọng yếu. Tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế như UNDP, UNIDO…và Việt kiều ở nước ngoài để giới thiệu môi trường đầu tư Việt Nam.

+ Sắp xếp lại các công ty, các trung tâm dịch vụ, tư vấn đầu tư, kiên quyết bãi bỏ và xử lý nghiêm khắc với các tổ chức yếu kém đang làm xấu môi trường đầu tư Việt

Nam. Xem lại các công ty tư nhân, trách nhiệm hữu hạn làm chức năng tư vấn trong lĩnh vực đầu tư, nếu cần thiết phải thu hồi giấy phép nếu các công ty này hoạt động không có hiệu quả.

+ Hoạt động tư vấn đầu tư phải giúp các chủ đầu tư có cơ hội chọn đúng đối tác. Đặc biệt là công tác lựa chọn thẩm tra chính xác đối tác đầu tư nước ngoài.

Bên cạnh viêc tổ chức lại hệ thống xúc tiến đầu tư, một số các biện pháp khác cũng cần thiết phải được thực hiện. Đó là:

+ Hoàn chỉnh quy trình ban hành các văn bản pháp quy để ngăn chặn việc các Bộ, ngành, địa phương ban hành các văn bản trái quy định chung hoặc thực hiện không nghiêm các quyết định của Chính phủ trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài. Rà soát có hệ thống các văn bản của các ngành, các cấp liên quan đến hoạt động đầu tư nước ngoài.

+ Xây dựng quy chế phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành, UBND tỉnh trong việc quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài theo đúng thẩm quyền trách nhiệm.

+ Quy định rõ ràng, minh bạch các thủ tục hành chính, công khai các quy trình, thời hạn, trách nhiệm xử lý; giảm đầu mối, giảm các thủ tục không cần thiết nhằm tạo nên sự chuyển biến căn bản về cải cách hành chính trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài; duy trì thường xuyên các cuộc gặp gỡ, đối thoại với cộng đồng các nhà đầu tư.

+ Từng bước mở rộng phạm vi các dự án thuộc diện đăng ký cấp giấy phép đầu tư, từng bước thực hiện thí điểm cơ chế đăng ký đầu tư. Cơ chế thẩm định cấp giấy phép đầu tư chỉ nên thực hiện đối với các dự án lớn và thực sự quan trọng để có thể tập trung nhiều hơn thời gian và công sức vào việc thẩm định các dự án này.

+ Ngăn chặn, xử lý nghiêm khắc các hiện tượng sách nhiễu, cửa quyền, tiêu cực và sự tắc trách trong công việc của cán bộ công quyền.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Trang 122 - 124)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w