Trước khi gia nhập WTO, ngành dệt may Việt Nam vẫn được đánh giá là non trẻ trong lĩnh vực dệt may trên thế giới. Đến năm 1993 việc kí hiệp định dệt may với EU đã đánh dấu một bước phát triển mới của ngành. Năm 2005 EU quyết định dỡ bỏ hạn ngạch cho hàng dệt may Việt Nam vào ngày 1/1/2005 và ngày 27/6/2005 EU lại thực hiện chính sách ưu đãi thuế quan (GSP) mới. Những thuận lợi trên đã tạo điều kiện và có tác động tích cực tới ngành dệt may Việt Nam, xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vượt lên tốp 16 có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất thế giới riêng lĩnh vực dệt may đứng thứ 10.
Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, ngành dệt may đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Mục tiêu do Hiệp hội Dệt may Việt Nam đặt ra đối với ngành trong những năm tới theo bảng sau:
Bảng 3.1: Mục tiêu của Hiệp hội đối với ngành dệt may
Năm Doanh thu
(tỷ USD) Kim ngạch XK (tỷ USD) Lao động (triệu người) 2010 13 - 15 10 - 12 2,5 2015 18 - 21 14 – 16 3,5 2020 27 - 30 20 – 22 4,5
Bên cạnh đó, trong thời gian tới nhu cầu nhập khẩu sản phẩm may mặc của EU tăng cao. Thứ nhất là do EU là một thị trường nhập khẩu hàng may mặc lớn nhất hiện nay, chiếm khoảng 40 – 45% kim ngạch nhập khẩu dệt may của thế giới. Thứ hai là do các nước thành viên EU đều là các nước phát triển, họ chú trọng vào phát triển công nghiệp nặng, ngành đòi hỏi đầu tư nhiều chất
xám như điện tử, công nghiệp chế tạo. Họ sẽ không phát triển ngành đòi hỏi nguồn nhân công lớn như dệt may. Mặt khác sản phẩm may mặc của Việt Nam đã được thì trường EU khá ưa chuộng. Do vậy với một tốc độ phát triển ổn định, tổng thu nhập quốc dân đạt trên 11.000 tỷ USD nhu cầu tiêu dùng, may mặc của người dân ngày càng tăng cao thì nhu cầu nhập khẩu hàng may mặc sẽ có xu hướng tăng mạnh trong những năm tới.
3.2. Một số giải pháp chủ yếu để hàng dệt may Việt Nam vượt qua rào cản kỹ thuật của EU
3.2.1. Giải pháp từ phía chính phủ
Hội nhập kinh tế quốc tế, các rào cản về thuế quan dần được xóa bỏ ngược lại các rào cản về kỹ thuật lại được các nước áp dụng ngày càng rộng rãi để bảo hộ nền sản xuất trong nước và an toàn đối với người tiêu dùng. Đặc biệt đối với một thị trường khó tính như EU việc đáp ứng được những hàng rào kỹ thuật mà họ đặt ra là rất khó khăn. Trong khi đó các tiêu chuẩn của Việt Nam vẫn còn khá lạc hậu, chưa hài hòa với khu vực và quốc tế và thường không được đối tác công nhận gây ra rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp chính phủ cần thực hiện một số giải pháp cần thiết:
Thứ nhất: Chính phủ cần nâng cao hơn nữa vai trò của phòng thông báo và điểm hỏi đáp về hàng rào kỹ thuật trong thương mại, văn phòng TBT Việt Nam. Hiện nay, việc các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam nắm bắt được các quy định trong TBT như REACH và các thay đổi trong tương lai của các quy định này còn khá là mơ hồ. Và tác động của việc không tuân thủ quy đinh TBT của EU là các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam sẽ không thể tiếp cận được thị trường Châu Âu. Do vậy, Văn phòng TBT Việt Nam cần phải cải thiện việc phối hợp và điều phối với Hiệp hội hàng dệt may tổ chức các cuộc hội thảo nâng cao nhận thức, tập trung vào các doanh nghiệp xuất khẩu hàng
dệt may sang EU. Xây dựng các tiêu chí ưu tiên trong việc thông báo về các quy định TBT của các nước trong Liên minh Châu Âu EU, xây dựng cơ sở dữ liệu TBT làm nguồn cung cấp thông tin cho việc nghiên cứu ứng dụng hỗ trợ việc phát minh sang chế về sản phẩm và quy trình sản xuất, xây dựng năng lực hỗ trợ các nhà xuất khẩu giải quyết những bất đồng với cơ quan hoạch định về việc tuân thủ các quy định TBT khi những bất đồng đó phát sinh.
Thứ hai: Chính phủ cần nâng cao chức năng của hiệp hội ngành hàng trong việc cung cấp thông tin thị trường, doanh nghiệp vì hiệp hội ngành hàng chính là sợi dây liên kết giữa chính phủ và doanh nghiệp. Hiệp hội cần thể hiện rõ vai trò của mình giúp các doanh nghiệp nắm bắt nhanh thông tin, hiểu rõ và thực hiện đúng các tiêu chuẩn, quy định về rào cản kỹ thuật của thị trường EU.
Cuối cùng Chính phủ sửa đổi lại thủ tục hành chính, thủ tục hải quan. Các thủ tục cần đơn giản nhưng chặt chẽ tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp thực hiện công tác xuất khẩu. Mặt khác cơ quan hải quan cũng có vai trò quan trọng trong việc giám sát, kiểm tra đối với các nguyên liệu đầu vào, các hóa chất chuyên dụng nhập khẩu. Giúp loại bỏ ngay từ giai đoạn đầu sản xuất những nguyên liệu và hóa chất không phù hợp với những quy định và tiêu chuẩn của thị trường đối tác, gây hại đến môi trường và người tiêu dùng, ảnh hưởng đến hàng xuất khẩu.
3.2.2. Giải pháp từ phía doanh nghiệp
Những sản phẩm xuất khẩu sang thị trường EU có thể vượt qua những rào cản kỹ thuật của thị trường này hay không, vai trò quyết định lớn thuộc về các doanh nghiệp. Do vậy, để xuất khẩu thành công thì các doanh nghiệp cần phải thực hiện các biện pháp vượt rào một cách đồng bộ và kịp thời.
Để đạp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật thì điều trước tiên là các doanh nghiệp cần khẩn trương xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn kỹ
thuật theo tiêu chuẩn quốc tế và đặc biệt là phải thích nghi được với những tiêu chuẩn của thị trường đối tác EU: các hệ thống tiêu chuẩn như ISO 9001: 2000; ISO 14001: 2000; SA 8000, … Các doanh nghiệp may mặc có thể áp dụng cùng lúc các hệ thống ISO 9001: 2000, ISO 14001: 2000, SA 8000. Có thể nói rằng các hệ thống và tiêu chuẩn nói trên là chìa khóa, chứng minh thư để hàng hóa Việt Nam thâm nhập vào thị trường EU.
Tiếp theo các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần không ngừng đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Hiện nay Dệt may Việt Nam đang phải đối mặt với thử thách lớn đó là vượt qua được hàng Trung Quốc, đặc biệt là từ sau khi EU dỡ bỏ hạn ngạch hàng Trung Quốc ồ ạt chảy vào thị trường này. Do vậy, cân xây dựng chiến lược nghiên cứu phát triển sản phẩm mới (R - D) để không ngừng cải tiến và đổi mới sản phẩm làm cho sản phẩm thích nghi với yêu cầu ngày càng cao của khách hàng, xây dựng các tiêu chuẩn sản phẩm ngang tầm với khu vực và trên thế giới để có thể đáp ứng được những quy định khắt khe về hàng rào kỹ thuật của thị trường EU. Các doanh nghiệp cũng cần phải trú trọng nâng cao năng lực thiết kế mẫu mã, kiểu dáng của sản phẩm xuất khẩu do xu hướng tiêu dùng của người dân EU hiện nay biến đổi rất nhanh, họ chú trọng đến tính thời trang và chất lượng sản phẩm hơn là giá thành của sản phẩm tiêu dùng.
Tiếp tục đầu tư, đổi mới hệ thống máy móc trang thiết bị tiên tiến: khoa học và công nghệ giữ vai trò quan trọng trong ổn định, duy trì và nâng cao tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hàng hóa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế và người tiêu dùng. Khoa học và công nghệ đang và sẽ giúp cho các doanh nghiệp vượt qua rào cản kỹ thuật trong thương mại để có thể phát triển sản xuất, kinh doanh tốt hơn, xuất khẩu được nhiều hơn, nâng cao năng lực cạnh tranh không chỉ trên thị trường trong nước mà còn ở thị trường khu vực và nước ngoài. Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có thể chọn nhập
khẩu các công nghệ mới từ chính các nước thuộc khối EU bằng cách đó đã có thể đáp ứng phần nào những yêu cầu kỹ thuật đối với sản phẩm xuất khẩu của EU. Việc tăng cường chặt chẽ và thường xuyên mối quan hệ và thông tin giữa các nhà khoa học, nhà quản lý khoa học và công nghệ, các cơ sở dịch vụ khoa học và công nghệ với các doanh nghiệp, người tiêu dùng sẽ giúp cho các sản phẩm của quá trình nghiên cứu, phát triển và ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ đến với doanh nghiệp và xã hội nhanh hơn và hiệu quả hơn. Đó cũng chính là một trong những biện pháp quan trọng để các doanh nghiệp có thể vượt qua các rào cản khác nhau trong thương mại, trong đó có rào cản kỹ thuật. Trong những năm qua, trong chiến lược tăng tốc ngành Dệt-may đã chú trọng đáng kể đầu tư vào khâu nhuộm – hoàn tất. Nhiều loại máy móc, thiết bị tốt, hiện đại đã được đầu tư chiều sâu.
Để đối phó với những sức ép về sinh thái và môi trường, song song với việc đổi mới công nghệ giải pháp hữu hiệu mà các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam cần phải thực hiện đó là cần rà soát lại một cách kỹ lưỡng, cẩn thận những hóa chất, chất trợ, thuốc nhuộm, nguyên liệu sản xuất đang sử dụng bao gồm cả những hàng nhập khẩu và nguyên liệu trong nước. Phải biết rõ nguồn gôc xuất xứ của từng loại hóa chất, chất trợ, thuốc nhuộm, cần xem xét kỹ với những loại thuốc nhuộm có màu xanh da trời vì đây là loại màu nhuộm mà EU cấm sử dụng vì có khả năng gây ung thư. Và thay thế vào đó là những hóa chất thân thiện với môi trường, các loại thuốc nhuộm biết rõ nguồn gốc xuất xứ, chất lượng tốt, không độc hại và ít ô nhiễm môi trường.
Các doanh nghiệp nên tăng cường liên kết, trao đổi thông tin thông qua Hiệp hội để có tiếng nói chung gửi đến cơ quan quản lý đả bảo tính chính xác, cân bằng quyền lợi. Chủ động nghiên cứu đề xuất với các cơ quan quản lý các biện pháp chính sách phù hợp để có thể bảo vệ nền sản xuất của mình. Đồng thời liên kết với các doanh nghiệp của các quốc gia trên thế giới. Bởi vì mỗi doanh
nghiệp trên thế giới đều có những ưu thế, nếu chúng ta biết tạo liên kết sẽ là cơ hội để khai thác tốt về kinh nghiệm quản lý, tài nguyên, vốn, khoa học công nghệ,.v.v...; sự liên kết này sẽ mang lại nhiều hiệu quả cho doanh nghiệp, còn hoạt động độc lập theo kiểu ''bế quan tỏa cảng'' sẽ là một hạn chế cho sự phát triển của doanh nghiệp, khi mà xu thế thế giới là liên kết và sáp nhập.
3.2.3. Giải pháp từ phía Hiệp hội Dệt may