EU ĐỐI VỚI HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM
Bảng 2.7. KNXK của dệt may Việt Nam sang EU giai đoạn 2000 – 2009
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
KNXK 610 591 546 600 660 841 1.243 1.489 1.704 2.000
%tăng 9,75 -3,28 -7,32 9,9 8,8 27,81 47,9 16,57 15,8 19,19
Nguồn: Niên giám thống kê Trong giai đoạn đầu xuất khẩu dệt may sang EU còn gặp nhiều khó khăn, KNXK tuy có tăng nhưng tốc độ tăng còn chậm. Năm 2000 KNXK đạt 610 triệu USD tốc độ tăng là 9,75% nhưng sang đến hai năm tiếp theo KNXK giảm xuống năm 2001 chỉ còn là 591 triệu USD, năm 2002 tiếp tục giảm còn 546 triệu USD với tốc độ tăng là -3,28 và -7,32%. Đây là do các doanh nghiệp không chú trọng xuất khẩu sang EU và tập trung quá nhiều vào việc
tìm kiếm những bạn hàng mới do đó không đáp ứng được những tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như nhu cầu của người tiêu dùng. Sang những năm tiếp theo, KNXK được cải thiện. Năm 2003 kim ngạch tăng trở lại đạt 600 triệu USD, khởi sắc nhất là năm 2006 với KNXK đạt trên 1 tỷ và tốc độ tăng được duy trì ổn định hơn trong những năm tiếp theo. Để đạt được những thành tựu như trên là một sự nỗ lực lớn của chính phủ và bản thân các doanh nghiệp dệt may. Nhà nước hỗ trợ thông tin kịp thời nắm bắt các thông tin về thị trường, giúp các doanh nghiệp hiểu rõ về các rào cản kỹ thuật của thị trường đối tác và cần phải đáp ứng nó như thế nào.
Mặt khác các doanh nghiệp đã chú trong đến việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế như ISO9001 – 2000, SA8000, cáctiêu chuẩn về bảo vệ môi trường, bảo vệ người tiêu dùng. Ngoài ra các sản phẩm dệt may của Việt Nam còn đáp ứng được những thị hiếu ngày càng cao của người tiêu dùng EU như là về kiểu dáng cũng như chất lượng sản phẩm.
2.4.2. Những tồn tại trong việc thực hiện các biện pháp vượt rào
Bên cạnh những thành công đã đạt được còn có rất nhiều những vấn đề còn tồn tại đòi hỏi các Chính phủ cũng như các doanh nghiệp và Hiệp hội cần có biện pháp giải quyết chủ động và triệt để hơn nữa.
Số lượng các doanh nghiệp xây dựng được hệ thống tiêu chuẩn phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế cũng như của EU là không đáng kể , chỉ có một vài doanh nghiệp lớn mới có khả năng đáp ứng được nhu cầu của thị trường EU. Vẫn còn tồn tại các doanh nghiệp sử dụng lao động trẻ em, chế độ ngày làm việc chưa đảm bảo,…
Tỷ lệ đáp ứng nguyên phụ liệu trong nước còn thấp, không chủ động được nguồn nguyên liệu và các loại hóa chất liên quan đến quá trình sản xuất và hoàn thành sản phẩm.
Đội ngũ cán bộ có chuyên môn, công nhân lành nghề hiện nay còn thiếu. Trang thiết bị và dây truyền sản xuất còn cũ, chưa bắt kịp được với trình độ của nước bạn làm chất lượng sản phẩm chưa đạt yêu cầu, năng suất chưa cao.
2.4.3. Nguyên nhân
Hiện nay năng lực của ngành dệt may Việt Nam còn ở mức thấp so với mặt bằng chung, chưa chú trọng phát triển ngành thời trang do vậy mà năng suất chưa cao, chất lượng thấp nên việc đáp ứng được những yêu cầu của một thị trường nổi tiếng là khó tính như EU là một điều không dễ dàng.
Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nắm được những hàng rào kỹ thuật khi xâm nhập vào thị trường EU nhưng do năng lực không đủ mạnh nên chưa thể đáp ứng được. Đó là thiếu nguồn nhân lực có trình độ, hạn chế về vốn và công nghệ, chưa có hướng đầu tư đúng đắn và chưa có sự liên kết sâu rộng giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau và với các doanh nghiệp nước ngoài.
Các chính sách phát triển nguồn nguyên liệu mới và nguồn nhân công mới chưa triệt để. Hướng phát triển ngành sang các vùng Tây Nguyên nơi tập trung nguồn nguyên liệu và nhân công dồi dào nhưng chưa có biện pháp thực hiện.
Đó là những yếu kém trong nền sản xuất Việt Nam chính vì vậy trong những năm tới cần có những biện pháp để nâng cao năng lực sản xuất cũng như năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam để có thể xuất khẩu thành công vào thị trường EU.
CHƯƠNG 3
TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM VƯỢT QUA RÀO CẢN KỸ THUẬT VÀO THỊ TRƯỜNG EU