hệ thống các tiêu chuẩn sản phẩm dệt may phù hợp và hài hòa với các tiêu chuẩn quốc tế làm cơ sở phấn đấu cho các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu, nâng cao uy tín và sức cạnh tranh của hàng hóa nước ta. Những tiêu chuẩn trong nước phù hợp sẽ tao sức ép đối với các doanh nghiệp tạo ra những sản phẩm chất lượng.
Đồng thời cần đầu tư nâng cấp các trung tâm giám định, kiểm tra chất lượng sản phẩm dệt may để hỗ trợ các doanh nghiệp trong quản lý chất lượng và khắc phục các rào cản kỹ thuật. Theo như thống kê của Viện Kinh tế kỹ thuật Dệt may, phần lớn các thiết bị nghiên cứu, thử nghiệm chất lượng hàng dệt may được đầu tư từ năm 90, nay đã cũ và lạc hậu, do vậy mà ngành Dệt may cần phải quan tâm đến việc bảo vệ môi trường nơi sản xuất, xây dựng thêm các khu công nghiệp dệt nhuộm có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn đồng thời xây dựng phòng thí nghiệm sinh thái làm cơ sở cấp chứng chỉ an toàn cho hàng xuất khẩu và kiểm tra các loại hàng hóa, bảo đảm cho người sử dụng hàng xuất khẩu tại thị trường EU.
Thứ hai: Nâng cao tay nghề của đội ngũ cán bộ, lao động trong ngành: tổ chức nhiều hơn nữa các khóa học ngắn hạn cho cán bộ, các lớp đào tạo tay nghề cho người lao động nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng cũng như năng suất lao động trong các doanh nghiệp dệt may. Hiệp hội Dệt may có thể kết hợp với chính phủ và các doanh nghiệp thành lập các trung tâm đào tạo
chuyên ngành về dệt may nhằm hình thành được đội ngũ các chuyên viên cao cấp về các ngành thiết kế thời trang, cán bộ mặt hàng và tổ trưởng, quản lý chất lượng, quản lý kho hàng, quản lý xuất nhập khẩu. Hiện nay Vinatex, Viện dệt, Viện Fadin, Trường đại học Kinh tế quốc dân, Trường đại học Bách khoa Hà Nội,… đã có những chương trình hợp tác đào tạo mới và đào tạo bổ sung cho cán bộ của ngành. Một trong những chương trình trọng điểm 200 – 2010 của Hiệp hội Dệt may (VITAS) đó là đào tạo được 500 cán bộ trong nước và 100 cán bộ nước ngoài chuyên ngành thiết kế thời trang, công nghệ và tiếp thị dệt may.
Thứ ba: Cần phải tạo được nguồn nguyên liệu cho sản xuất trong nước, để giảm bớt và dần loại bỏ việc nhập khẩu nguyên liệu nước ngoài. Hiện nay nguyên liệu phục vụ cho ngành dệt may được nhập khẩu tới 90%, tính chủ động trong nguyện liệu cho các doanh nghiệp sản xuất chưa cao, phụ thuộc vào nước ngoài. Mặt khác không đảm bảo được chất lượng, các yêu cầu kỹ thuật đối với sản phẩm dệt may.
Cuối cùng là Hiệp hội hàng Dệt-may Việt Nam cũng cần phải xây dựng năng lực nòng cốt trong việc tuân thủ các quy định TBT khi xuất khẩu sang thị trường EU.
KẾT LUẬN
Trong những thập kỷ qua, sự phát triển của kinh tế Việt Nam ngày càng gắn liền với những thành tựu trong quan hệ thương mại với nước ngoài. Sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO (11/1/2007) trở thành thành viên chính thức thứ 150, hoạt động thương mại của Việt Nam càng diễn gia mạnh mẽ. Điều này cũng giúp các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nói riêng dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với các rào cản kỹ thuật, đồng thời nhận được sự tư vấn của các chuyên gia nước ngoài giúp các doanh nghiệp bớt bị động hơn đối với các rào cản. Các doanh nghiệp cần hướng tới đạt được những chứng chỉ quốc tế như tiêu chuẩn về chất lượng IS9000, hệ thống tiêu chuẩn về môi trường ISO14000, tiêu chuẩn về lao động SA8000, … Tuy nhiên, để vượt qua các rào cản của EU không phải là dễ dàng, đòi hỏi Chính phủ và các doanh nghiệp dệt may phải nỗ lực rất nhiều trong những năm tới.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Đức Bình, Nguyễn Thường Lạng (chủ biên) - 2005 - Giáo trình KTQT-Nhà xuất bản Lao động- Xã hội.
2. Đào Thị Thu Giang – 2009 - Biện pháp vượt rào cản phi thuế quan đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam.
3. Nguyễn Hoàng Khiêm – 1/2006 - Tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường EU- Tạp chí nghiên cứu châu Âu.
4. Lê Thị Ngọc Lan – 14/2006 - Đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang thị trường EU thời hậu hạn ngạch-Tạp chí Kinh tế Châu á - Thái Bình Dương.
5. Chu Viết Luân (chủ biên) – 2003 - Dệt may Việt Nam cơ hội và thách thức- Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
6. http://www.gazette.gc.ca 7. http://www.mof.gov.vn/Default.aspx?tabid=612&ItemID=3067 8. http://www.agro.gov.vn/news/newsdetail.aspx?targetid=4065 9. http://www.haiduongdost.gov.vn 10. http://law.edu.vn/thongtin/doanh-nghiep-viet-nam-lam-gi-de-vuot-rao- can-thuong-mai-quoc-te-905.html 11. http://www.vietnamtextile.org 12.http://www.vcci.co.vn 13.http://www.ciem.org.vn 14. http://trungtamwto.vn 15. http://www.ies.gov.vn 16. http://vn.euvietnam.com 17. http://viet.vietnamembassy.us
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT Tổ chức Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt
1. EU European Union Liên minh châu Âu 2. EEC European Economic
Community Cộng đồng kinh tế Châu Âu 3. EC European Commission Ủy ban châu Âu
4. GSP Generalized System of
Preferences Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập 5. WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại Thế giới 6. PCA Partnership and
Cooperation Agreement
Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện
7. REACH Registration, Evaluation, Authorisation and
Restriction of Chemicals
Đăng kí, Đánh giá, Cấp giấy phéo và hạn chế sử dụng hóa chất
8. CBI Centre for the Promotion of
Imports Trung tâm xúc tiến nhập khẩu
9. KNXK Kim ngạch xuất khẩu
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 1.1. Các Hiệp ước, cơ cấu và lịch sử của Liên minh châu Âu...5
TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG EU VÀ THỰC TRẠNG VƯỢT QUA CÁC RÀO CẢN KỸ THUẬT CỦA EU ĐỐI VỚI HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM...14
Bảng 2.1. Tình hình cung cấp các sản phẩm phụ liệu dệt may trong nước...15
Bảng 2.2. Hóa chất dùng chủ yếu trong ngành dệt may...15
Bảng 2.3. Vốn đầu tư toàn ngành dệt may Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010...17
Bảng 2.4. KNXK hàng dệt may Việt Nam giai đoạn 2004 – 2009...18
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu thị trường nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam ...19
(năm 2008)...19
Bảng 2.5. kim ngạch xuất khẩu của EU giai đoạn 2005 - 2009...20
Bảng 2.6. Tỷ trọng thị trường nhập khẩu dệt may Việt Nam ...23
trong khối EU năm 2008...23
Bảng 2.7. KNXK của dệt may Việt Nam sang EU giai đoạn 2000 – 2009...37
Chương 3...40
TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM VƯỢT QUA RÀO CẢN KỸ THUẬT VÀO THỊ TRƯỜNG EU...40
Bảng 3.1: Mục tiêu của Hiệp hội đối với ngành dệt may...40
MỤC LỤC
TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG EU VÀ THỰC TRẠNG VƯỢT QUA CÁC RÀO CẢN KỸ THUẬT CỦA EU ĐỐI VỚI HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM...14 Chương 3...40 TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM VƯỢT QUA RÀO CẢN KỸ THUẬT VÀO THỊ TRƯỜNG EU...40