- Thách thức: Như đã phân tích ở trên, việc hội nhập kinh tế, thông thương cửa khẩu sẽ làm cho các sản phẩm ngoại thâm nhập thị trường nhiều hơn, bánh kẹo là
3. Đánh giá chung về thị trường bánh mềm và triển vọng phát triển thị trường bánh mềm của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu
3.1. Những mặt đạt được
Tuy mới đưa vào sản xuất từ năm 2003, là sản phẩm còn mới mẻ nhưng bánh mềm Hải Châu dần dần đã được khách hàng chấp nhận. Điều đó được thể hiện qua doanh thu hàng năm tăng không ngừng, cụ thể doanh thu năm 2005 là 2,97 tỉ đồng thì đến năm 2006 doanh thu đã tăng lên 4,1 tỉ và tới năm 2007 doanh thu đã lên tới 8,47 tỉ đồng. Đây là thành công bước đầu của công ty, tuy doanh thu vẫn chưa cao nhưng nó đã cho ta thấy tiềm năng về phát triển bánh mềm của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu.
3.2. Hạn chế - nguyên nhân
Với sản phẩm mới tung vào thị trường đều có một khó khăn chung đó là khách hàng chưa biết đến sự tồn tại của sản phẩm, chưa cảm nhận được sự khác biệt của nó với các sản phẩm khác.. trong khi đối thủ cạnh tranh là không ít. Khó khăn cho sản phẩm bánh mềm Hải Châu là rất lớn , bởi sản phẩm này còn nhiều điểm yếu trong khi đối thủ
cạnh tranh lại nhiều và mạnh. Mặt khác giai đoạn này, đã được một thời gian công ty chuyển sang cổ phần song hoạt động của nó cũng chưa thật sự tốt, do vậy việc đưa bánh mềm vào sản xuất sẽ có nhiều khó khăn và còn nhiều hạn chế.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc bánh mềm chưa thực sự là sản phẩm khách hàng tin dùng bởi chất lượng sản phẩm vẫn chưa ổn định, mặt khác việc quảng bá sản phẩm của công ty vẫn chưa được tốt, hơn thế nữa bánh mềm Hải Châu còn gặp phải khó khăn rất lớn đó là các sản phẩm ngoại chẳng hạn như sản phẩm của Thái, sản phẩm của họ đã chiếm lĩnh hầu hết thị trường bánh mềm từ lâu và đã chiếm được lòng tin rất lớn từ phía người tiêu dùng.
Ngoài ra Hải Châu vẫn còn gặp phải những tồn tại của doanh nghiệp nhà nước với nguồn lực tài chính không đủ lớn để thực hiện các hoạt động giúp nâng cao khả năng của sản phẩm trên thị trường.
3.3. Đánh giá về điểm mạnh và yếu của bánh mềm Hải Châu
Sản phẩm nào cũng vậy, khi mới tung ra thị trường đều có những điểm mạnh và yếu nhất định, bánh mềm Hải Châu cũng không nằm ngoài quy luật đó. Để tồn tại và phát triển cần đánh giá chính xác những gì mình có và sửa chữa những sai sót để hoàn thiện hơn. Những điểm mạnh, yếu của sản phẩm có thể tóm tắt ở bảng sau:
Bảng 2.12: Điểm mạnh, yếu của sản phẩm
Điểm yếu Điểm mạnh
Của sản phẩm Của công ty Của sản phẩm Của công ty 1.Công nghệ 2.Chất lượng 3.Danh tiếng và uy tín 4.Mẫu mã bao bì 1.Sản phẩm truyền thống 2.Hoạt động Marketing 1.Công nghệ 2.Thái độ của nhân
viên với sản phẩm 3.Tính đa dạng về sản phẩm 4.Giá bán của sản phẩm 1.Thương hiệu 2.Sự trung thành của nhà phân phối 3.Nguồn nhân lực
Những yếu tố được liệt kê trên đều có những khía cạnh tích cực và tiêu cực nhất định, ví như:
+ Công nghệ: bánh mềm Hải Châu được sản xuất bởi dây chuyền công nghệ hiện đại và công suất lớn nhập từ Hà Lan, đây là một điểm mạnh cho sản phẩm vì nó
gây được ấn tượng tốt đối với khách hàng, nhưng nó chỉ phát huy được hiệu quả khi hoạt động ổn định và có thị phần lớn mà điều này chưa thực hiện được trong ngắn hạn, do đó đây cũng chính là điểm yếu của nó.
+ Chất lượng: là một điểm yếu của Hải Châu, là một dây chuyền hiện đại nhưng đội ngũ công nhân vẫn còn chưa thích ứng được, hơn nữa nguyên liệu cũng chưa đảm bảo nên chất sản phẩm không ổn định, nó cũng ảnh hưởng đến không những đến danh tiếng sản phẩm mà còn của cả công ty.
+ Danh tiếng và uy tín: đây cũng là điểm yếu của Công ty, bánh mềm ra đời từ năm 2003 và doanh ngiệp cũng đã thực hiện nhiều chiến dịch tiếp thị nhưng thực tế lượng khách hàng biết đến sản phẩm không là nhiều…
Một số ví dụ trên giúp chúng ta hiểu hơn được những khía cạnh khác được liệt kê trong bảng trên, những điểm mạnh và yếu luôn phải được cân nhắc để sản phẩm mới thực sự đem lại lợi nhuận cho công ty.
Bảng 2.13: Sự hiểu biết và thái độ của nhân viên với bánh mềm
Câu hỏi Kết quả
1.Hiểu biết về sản phẩm 100% trả lời có 0% trả lời không
2.Chính sách ra thị trường 75% trả lời phù hợp 25% trả lời không phù hợp 3.Sử dụng sản phẩm 50% thỉnh thoảng mua 25% chọn thương xuyên mua
25% chọn mua vài lần 0% chọn không mua bao giờ 4.Niềm tin đối với sản
phẩm
100% tin vào khả năng phát triển của sản phẩm
0% không tin vào khả năng phát triển của sản phẩm Phiếu phỏng vấn được thực hiện với nhân viên phòng thị trường của công ty là những người có liên quan trực tiếp đến tiêu thụ sản phẩm. Qua kết quả điều tra có thể thấy mặc dù nhân viên của công ty không thường xuyên dùng sản phẩm của mình nhưng họ rất có niềm tin vào sự phát triển của sản phẩm và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, đây là một điểm mạnh của công ty vì khi chính người sản xuất tin tưởng vào sản phẩm của mình thì họ sẽ có thái độ tích cực, nhiệt tình hơn trong việc tiêu thụ sản phẩm.
Thương hiệu Hải Châu là một thương hiệu mạnh được khách hàng biết đến nhiều chính vì vậy đây là một điểm mạnh mà công ty cần phải phát huy khi đưa thêm bánh mềm vào danh mục sản phẩm của mình.
Sự trung thành của nhà phân phối, Trải qua 40 năm tồn tại và phát triển Hải Châu đã thiết lập được mối quan hệ mật thiết với các nhà phân phối.
Về nguồn lực, trong cơ cấu theo trình độ, lượng lao động chủ yếu là người đã qua trình độ đào tạo trong các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề chiếm 90,18% còn lại là lao động phổ thông chiếm 9,82%. Dây chuyền bánh mềm là dây chuyền mới, hiện đại nên công ty chú ý lựa chọn những người lao động có khả năng cao hơn mức trung bình để đảm bảo sử dụng máy móc một cách hiệu quả nhất.
3.4. Đánh giá chung về cơ hội và nguy cơ tác động đến thị trường bánh mềm Hải Châu mềm Hải Châu
Tồn tại trong nền kinh tế thị trường luôn tiềm ẩn những cơ hội và nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển của chính sản phẩm, chủ yếu chúng ta phải biết tận dụng cơ hội và hạn chế những tác động không tốt của nền kinh tế. Trong thực tế hiện nay kinh doanh là rất khó khăn do đó mà cơ hội không nhiều còn nguy cơ không ít:
+ Những cơ hội: thu nhập của người dân tăng do đó họ có thể đáp ứng những nhu cầu không ngừng tăng của mình và các sản phẩm cao cấp như bánh mềm chính là sự lựa chọn cho người tiêu dùng. Thứ hai là việc mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế chính là cơ hội để các công ty mở rộng thị trường của mình…
+ Những nguy cơ: sự biến động của giá nguyên liệu đầu vào trong khi những nguyên liệu sản xuất bánh mềm chủ yếu là nhập khẩu, đối thủ cạnh tranh mà chủ yếu là từ các loại bánh mềm nhập ngoại, sự biến động của thị trường trong nước cũng như trong khu vực ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của Công ty, sự gia tăng về giá hay sự xuất hiện của các sản phẩm thay thế, hàng nhập lậu cũng là những nguy cơ tiềm tàng… Thói quen người tiêu dùng ưa đồ ngoại, hay xu hướng thích dùng các sản phẩm ít béo hơn là những loại bánh kẹo…
Muốn tồn tại và phát triển doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cần thiết phải biết tận dụng cơ hội và tránh những nguy cơ tác động, sản phẩm bánh mềm Hải Châu cũng cần thiết phải có những bước đi thích hợp để đứng vững trên thị trường.
PHẦN III