Thủ tục xem xét lại các bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật

Một phần của tài liệu Thực trạng tình hình giải quyết tranh chấp kinh tế bằng Toà án & 1 số giải pháp kiến nghị (Trang 25 - 29)

Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế quy định hai hình thức xét lại các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật đó là thủ tục giám đốc thẩm và thủ tục tái thẩm. Tuy cùng xét lại các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật trên cơ sở có kháng nghị của ngời có thẩm quyền nhng giám đốc thẩm và tái thẩm là hai giai đoạn độc lập của tố tụng kinh tế.

Giám đốc thẩm là một giai đoạn đặc biệt của tố tụng kinh tế. Trong đó Toà án cấp trên kiểm tra tính hợp pháp, tính có căn cứ đối với những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp dới trên cơ sở kháng nghị của ngời có thẩm quyền.

Theo quy định của Luật tổ chức Toà án nhân dân, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và Điều 47 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, những ngời sau đây có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm:

- Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Phó Viện trởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân địa phơng.

- Chánh án Toà án cấp tỉnh, Viện trởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có quyền kháng nghị các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp huyện.

Khách thể của kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, nếu thấy có vi phạm luật. Bao gồm:

- Những bản án, quyết định của Toà án cấp phúc thẩm

- Những bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đã có hiệu lực pháp luật, quyết định công nhận sự thoả thuận của các đơng sự.

- Những bản án, quyết định của Toà án giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm dựa vào những căn cứ sau:

- Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng nh Toà án đã xét xử vụ án sai thẩm quyền, thành phần của Hội đồng xét xử không hợp pháp.

- Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án

- Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng luật.

Theo Điều 78 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, Uỷ ban thẩm phán Toà án cấp tỉnh giám đốc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực của Toà án cấp huyện bị kháng nghị. Toà án kinh tế Toà án nhân dân tối cao giám đốc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực của Toà án cấp tỉnh bị kháng nghị. Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân tối cao giám đốc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các Toà thuộc Toà án nhân dân tối cao bị kháng cáo, kháng nghị.

Điều 17 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế qui định Hội đồng xét xử giám đốc thẩm của Toà án các cấp nh sau:

Hội đồng xét xử giám đốc thẩm và tái thẩm của Toà kinh tế - Toà án nhân dân tối cao gồm ba thẩm phán. Uỷ ban thẩm phán và Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao khi xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm phải có ít nhất 2/3 số thành viên tham gia. Quyết định của Uỷ ban thẩm phán và Hội đông thẩm phán Toà án nhân dân tối cao phải đợc quyết định theo đa số. Quyết định của Uỷ ban thẩm phán cấp tỉnh phải đợc nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành.

Theo Điều 79 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, phiên toà giám đốc thẩm không phải triệu tập đơng sự, những ngời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng nghị trừ trờng hợp Toà xét thấy cần phải nghe ý kiến của họ trớc khi quyết định.

- Phiên toà giám đốc thẩm phải đợc tiến hành trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày Toà án nhận đợc hồ sơ vụ án.

Hội đồng xét xử có quyền ra một trong các quyết định sau đây:

- Bác kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.

- Sửa một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định đã có hiệu lực bị kháng nghị.

- Huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm lại trong trờng hợp có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.

6.5.2. Thủ tục tái thẩm

Thủ tục tái thẩm cũng là một giai đoạn tố tụng kinh tế đặc biệt, trong đó Toà án cấp trên kiểm tra tính hợp pháp và tính có căn cứ đối với những bản án, quyết định đã có hiệu lực của Toà án cấp dới nếu phát hiện đợc những tình tiết mới quan trọng làm thay đổi nội dung vụ án, trên cơ sở có kháng nghị của ngời có thẩm quyền.

- Những ngời có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm:

+ Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án các cấp.

+ Chánh án Toà án cấp tỉnh, Viện trởng Viện kiểm sát cấp tỉnh có quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp huyện.

Các căn cứ kháng nghị theo thủ tục tái thẩm:

- Mới phát hiện đợc tình tiết quan trọng của vụ án mà đơng sự đã không thể biết đợc khi giải quyết vụ án.

- Bản án, quyết định của Toà án hoặc quyết định của cơ quan Nhà nớc mà Toà án dựa vào đó để giải quyết đã bị huỷ bỏ.

- Thẩm phán, hội thẩm, kiểm sát viên và th ký Toà án cố tình làm sai lệch hồ sơ cuả vụ án.

- Có cơ sở chứng minh kết luận của ngời giám định, lời dịch của ngời phiên dịch không đúng sự thật hoặc có giả mạo bằng chứng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thẩm quyền tái thẩm, Hội đồng xét xử tái thẩm, phiên toà tái thẩm đợc pháp luật quy định giống nh ở thủ tục giám đốc thẩm.

Chơng II

Thực trạng tình hình giải quyết tranh chấp kinh tế tại Toà án nhân dân từ tháng 07/1994 đến năm 2000

Một phần của tài liệu Thực trạng tình hình giải quyết tranh chấp kinh tế bằng Toà án & 1 số giải pháp kiến nghị (Trang 25 - 29)