Một số vấn đề về hoạt động của Toà án nhân dân trong việc giải quyết tranh chấp kinh tế

Một phần của tài liệu Thực trạng tình hình giải quyết tranh chấp kinh tế bằng Toà án & 1 số giải pháp kiến nghị (Trang 37 - 43)

tranh chấp kinh tế

a. Kết quả hoạt động của các Toà kinh tế trong 7 năm qua cho thấy việc thành lập Toà kinh tế, một cơ quan tài phán t pháp mới trong nền kinh tế thị trờng là một công việc mới mẻ, còn gặp không ít khó khăn về cơ sở vật chất, về bộ máy tổ chức đội ngũ thẩm phán kinh tế cũng nh những văn bản pháp luật về nội dung và tố tụng kinh tế. Tuy nhiên các Toà án đã hoạt động đạt đợc những kết quả nhất định, khẳng định chủ trơng đúng đắn của việc thành lập Toà kinh tế ở Việt Nam, đáp ứng yêu cầu công cuộc cải cách các cơ quan tài phán, cải cách t pháp và cải cách bộ máy Nhà nớc.

Đa số các vụ tranh chấp kinh tế thuộc chức năng và thẩm quyền của Toà kinh tế đã đợc thụ lý và giải quyết nhanh chóng, đúng luật định, đáp ứng yêu cầu của các nhà doanh nghiệp. Các quyết định của bản án đảm bảo đúng pháp luật, bảo vệ và khôi phục quyền lợi về kinh tế cho bên bị vi phạm. Do đó, bớc đầu hoạt động của Toà kinh tế đã tạo đợc niềm tin cho các nhà doanh nghiệp vào tính công lý và công bằng xã hội. Yêu cầu chính đáng của các nhà doanh nghiệp là mọi tranh chấp kinh tế sẽ đợc Toà kinh tế giải quyết nhân danh Nhà nớc và quyết định của Toà án đợc thực hiện bằng sức mạnh cỡng chế của Nhà nớc, Toà kinh tế thực sự trở thành biểu tợng của công lý, một chỗ dựa về mặt pháp lý cho các nhà doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh trong điều kiện kinh tế thị trờng. Điều đó khác với việc giải quyết tranh chấp kinh tế bằng các cơ quan trọng tài kinh tế Nhà nớc tr- ớc đây nh việc giải quyết thiếu triệt để, chủ yếu là những khuyến nghị, thậm chí khi có các quyết định của trọng tài nhng không đợc thực thi trong cuộc sống. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, nhiều tranh chấp kinh tế mới nảy sinh không thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài kinh tế Nhà nớc trớc đây. Do đó chúng

không đợc hoặc có giải quyết nhng cũng không triệt để và không đúng với yêu cầu công việc, đúng với các phơng thức giải quyết nh các tranh chấp trong quá trình thành lập, hoạt động, giải thể doanh nghiệp. Nhng hiện nay các tranh chấp này đã có nơi để tiến hành giải quyết đó là Toà kinh tế và điều này đã đáp ứng kịp thời những đòi hỏi mới của nền kinh tế thị trờng.

Đây chính là một quá trình t pháp hoá việc giải quyết các tranh chấp và vi phạm pháp luật trong xã hội thay thế cho trình tự hành chính giải quyết các tranh chấp, các vi phạm bằng mệnh lệnh của cơ quan hành chính, góp phần dân chủ hoá đời sống xã hội và thực hiện nguyên tắc bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Việc giải quyết tranh chấp kinh tế bằng con đờng Toà án đã góp phần nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật cho các nhà doanh nghiệp, giúp họ khắc phục những thiếu sót, sơ hở trong quá trình hoạt động kinh tế. Đồng thời việc ra các bản án kinh tế đúng pháp luật, nghiêm minh cũng có tác dụng răn đe góp phần lành mạnh hoá trật tự pháp luật trong đời sống kinh tế xã hội.

b. Nhìn chung số vụ án đợc Toà án giải quyết trong 7 năm qua so với các vụ tranh chấp kinh tế trên thực tế ở mức thấp. Có thể nhận thấy điều đó qua số vụ án đợc trọng tài kinh tế Nhà nớc giải quyết trong 4 năm: năm 1990: 6.240 vụ; năm 1991: 4.058 vụ; năm 1992: 1648 vụ; năm 1993: 1465 vụ. Nguyên nhân tình trạng này có thể là do các doanh nghiệp thời kỳ đầu cha quen với việc đa vụ kiện ra Toà án, họ sợ mất uy tín, sợ ảnh hởng đến hoạt động kinh doanh, bên cạnh đó việc khởi kiện ra Toà án thờng kéo dài, thủ tục giải quyết rờm rà, án phí cao... do đó xu hớng chung của các doanh nghiệp là khi có tranh chấp xảy ra họ thờng tự thơng lợng với nhau hoặc cậy nhờ đến trọng tài kinh tế.

c. Về chất lợng xét xử

Theo báo cáo của Chánh án Toà án nhân dân tối cao và Viện trởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao thì số lợng án dân sự, kinh tế và lao động đợc giải quyết tăng lên nhng chất lợng xét xử nhìn chung là còn thấp. Đáng lo ngại là chất lợng xét xử của các án kinh tế. Hiện nay các vụ án kinh tế đang có chiều hớng tăng lên và chủ

yếu do Toà án cấp tỉnh xét xử sơ thẩm nhng số bản án sơ thẩm bị Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao huỷ và sửa trong năm 1999 là khá cao (61,4%).

Do chất lợng xét xử và kiểm sát xét xử các vụ án kinh tế còn nhiều hạn chế nên yêu cầu bức xúc là phải nâng cao hơn nữa chất lợng xét xử và kiểm sát xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm. Thủ tục giám đốc thẩm là một thủ tục đặc biệt nhằm xét lại các bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật nên các quyết định kháng nghị giám đốc thẩm phải thật đúng đắn và chính xác.

d. Quá trình giải quyết các vụ án kinh tế còn một số thiếu sót nh:

- Nghiên cứu cha sâu, phân tích đánh giá chứng cứ không đúng dẫn đến công nhận những thoả thuận hoặc hợp đồng không hợp pháp.

Ví dụ về vụ tranh chấp hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh giữa nguyên đơn là Công ty xuất nhập khẩu rau quả III và bị đơn là Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đồng Tiến. Theo hợp đồng thời hạn thuê là 5 năm, giá thuê là 3000$/tháng. Do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đồng Tiến vi phạm nghĩa vụ trả tiền nên Công ty xuất nhập khẩu rau quả III khởi kiện. Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành hoà giải và ra quyết định công nhận sự thoả thuận số 23 - 29/01/1999.

Sai sót trong việc giải quyết vụ án này là: + Công ty xuất nhập khẩu rau quả III không có chức năng kinh doanh cho thuê nhà, đã cho thuê nhà khi cha đợc cơ quan có thẩm quyền cho phép.

+ Không đợc thanh toán bằng ngoại tệ.

+ Đại diện Công ty xuất nhập khẩu rau quả III tham gia ký kết hợp đồng chỉ là cấp phó và không có giấy uỷ quyền.

+ Hợp đồng không đợc công chứng theo quyết định của pháp luật.

Với những vi phạm đó thì hợp đồng thuê nhà giữa hai bên đơng sự là hợp đồng vô hiệu toàn bộ. Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh công nhận sự thoả thuận của các bên, tức là đã công nhận hợp đồng kinh tế đó hợp pháp là không đúng. Quyết định này đã bị Phó Chánh án Toà án nhân dân tối cao kháng nghị và Toà kinh tế Toà án nhân dân tối cao huỷ quyết định này.

- Ra quyết định không đúng với thẩm quyền

Ví dụ: 3 tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa nguyên đơn là Ngân hàng thơng mại và phát triển nhà Thành phố Hồ Chí Minh với 3 bị đơn là Công ty Trách nhiệm hữu hạn Vạn Thuận Hng, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Vạn Thắng, Công ty Trách nhiệm hữu hạn An Đông, ngời có nghĩa vụ liên quan là Ngân hàng thơng mại cổ phần Việt Hoa. Hồ sơ của 3 vụ án nói trên đều thể hiện trách của Ngân hàng thơng mại cổ phần Việt Hoa trong việc thay thế ngời vay trả nợ cho Ngân hàng thơng mại cổ phần phát triển nhà. Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã xác định đúng quan hệ pháp luật và đã tiến hành xét xử sơ thẩm các vụ án kinh tế nêu trên. Khi có kháng cáo, Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh xác định đúng quan hệ pháp lý trong các vụ án trên phải giải quyết bằng vụ án kinh tế, nhng lại nhận định có dấu hiệu hình sự trong mối quan hệ kinh tế nêu trên và đã quyết định huỷ cả 3 vụ án giao hồ sơ về Toà án cấp sơ thẩm điều tra làm rõ trách nhiệm hình sự trong quan hệ tín dụng Ngân hàng.

Căn cứ vào Luật tổ chức Toà án và Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế thì Toà án không có chức năng điều tra về hình sự, thế nhng Toà án cấp phúc thẩm lại buộc Toà án cấp sơ thẩm điều tra làm rõ trách nhiệm hình sự của các đơng sự. Do sai lầm đó mà cả 3 bản án phúc thẩm đều đã bị Chánh án Toà án nhân dân tối cao kháng nghị và Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân tối cao đã huỷ cả 3 bản án phúc thẩm để Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh giải quyết lại theo thủ tục chung.

Một thiếu sót có tính phổ biến ở cả Toà án cấp sơ thẩm và Toà án cấp phúc thẩm là cha chú ý nghiên cứu, đối chiếu các văn bản hớng dẫn và các Luật chuyên ngành. Nên đã vận dụng thời hạn khởi kiện 6 tháng theo quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế cho các Hợp đồng tín dụng, Thơng mại, Hàng hải trong khi các luật chuyên ngành này lại quy định thời hạn khiếu nại, khởi kiện khác với Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế. Chính vì vậy, đã có những quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án kinh tế trong những trờng hợp này là không đúng.

- Không cẩn thận, thiếu kiểm tra để nhầm lẫn dẫn đến vi phạm Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế.

Ví dụ: Cuối năm 1998, Toà án nhân dân thành phố Hà Nội thụ lý 4 vụ án tranh chấp Hợp đống mua bán ô tô giữa nguyên đơn là Công ty liên doanh ôtô Việt Nam- Daewoo và bị đơn là Công ty vận chuyển khách du lịch và Taxi. Trong quá trình giải quyết Toà án đã tổ chức hoà giải. Toà án thành phố Hà Nội đã xác định bị đơn là Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8 (Doanh nghiệp có t cách pháp nhân). Nhng khi ban hành quyết định công nhận sự thoả thuận của các đơng sự, bị đơn lại là Công ty vận chuyển khách du lịch và Taxi (Một đơn vị thành viên không có t cách pháp nhân thuộc Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8). Vì vậy đã vi phạm Điều 20, Điều 36 - Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế đồng thời gây khó khăn cho việc thi hành án. Toà án nhân dân tối cao đã xết xử theo trình tự giám đốc thẩm, huỷ (cả 4) bản án nói trên, giao hồ sơ cho Toà án nhân dân thành phố Hà Nội giải quyết lại theo thủ tục chung.

Nguyên nhân của những thiếu sót trên là:

- Do trình độ khả năng của thẩm phán và cán bộ nghiên cứu pháp luật còn cha đáp ứng đợc so với đòi hỏi của thực tiễn.

- Thiếu sự tận tâm tận lực đề cao trách nhiệm trong giải quyết công việc nên đã có những chứng cứ đã có trong hồ sơ nhng không phát hiện ra, dẫn đến nhận định không đúng với sự thật khách quan.

- Hệ thống pháp luật kinh tế của nớc ta cha hoàn chỉnh. Các hoạt động kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào các văn bản hớng dẫn dới luật.

Các văn bản hớng dẫn thờng chậm, lại có trờng hợp cha cụ thể, chồng chéo rất khó vận dụng hoặc không còn phù hợp với thực tiễn.

Một trong những nguyên nhân làm cho công tác xét xử các vụ án kinh tế gặp nhiều vớng mắc do quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế còn có những điểm không phù hợp với thực tiễn nh vấn đề thời hạn khởi kiện, vấn đề hợp đồng bảo hiểm kinh tế, vấn đề vụ án kinh tế đã đình chỉ vì lý do tố tụng nhng cha giải quyết về nội dung có đợc khởi kiện hay không...

- Các Toà án địa phơng còn thiếu thốn về tài liệu pháp luật về kinh tế để cung cấp cho các thẩm phán. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chơng III

Một số giải pháp kiến nghị về giải quyết tranh chấp kinh tế bằng Toà án nhân dân ở Việt Nam

Công tác giải quyết tranh chấp kinh tế bằng Toà án nhân dân trong điều kiện kinh tế thị trờng với việc mở rộng sản xuất kinh doanh có một ý nghĩa hết sức quan trọng, nó tạo ra sự bình đẳng trên cơ sở pháp luật để các doanh nghiệp yên tâm, đầu t vào sản xuất kinh doanh và tin tởng vào sự bảo vệ bằng pháp luật của Nhà nớc. Từ việc nghiên cứu thực trạng tình hình giải quyết tranh chấp kinh tế bằng Toà án trong những năm vừa qua chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp, kiến nghị sau đây góp phần nâng cao chất lợng giải quyết tranh chấp kinh tế trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu Thực trạng tình hình giải quyết tranh chấp kinh tế bằng Toà án & 1 số giải pháp kiến nghị (Trang 37 - 43)