Về các phơng diện khác

Một phần của tài liệu Thực trạng tình hình giải quyết tranh chấp kinh tế bằng Toà án & 1 số giải pháp kiến nghị (Trang 53 - 55)

1. Các giải pháp

1.2.Về các phơng diện khác

1.2.1. Công tác đào tạo cán bộ giải quyết tranh chấp kinh tế

Xây dựng chơng trình, kế hoạch đào tạo, đào tạo lại và bồi dỡng thờng xuyên thẩm phán xét xử các vụ án kinh tế làm cho đội ngũ này có kiến thức nghiệp vụ chuyên sâu, có kiến thức pháp luật chuyên ngành. Đồng thời phải có sự am hiểu nhất định về hoạt động kinh doanh của các chủ thể của hoạt động kinh tế.

1.2.2. Nâng cao chất lợng xét xử của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân

a. Về Thẩm phán

Trong hoạt động của Toà án, ngời thẩm phán giữ một vị trí trung tâm, quyết định đến hiệu quả của hoạt động xét xử. Để nâng cao chất lợng hoạt động của tài phán kinh tế, chúng ta đã có chủ trơng chuyên môn hoá nghiệp vụ xét xử bằng cách bồi dỡng và đào tạo các thẩm phán chuyên ngành: Hình sự, Dân sự, Kinh tế...Để đ- ợc bổ nhiệm làm thẩm phán kinh tế thì ngoài việc phải hội tụ đầy đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 37, Luật tổ chức Toà án nhân dân và Pháp lệnh về Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân (1993) họ cần phải trải qua các lớp tập huấn, bồi dỡng về pháp luật kinh tế. Để khắc phục dần tình trạng đội ngũ thẩm phán kinh tế thiếu về số lợng, yếu kém về chất lợng cần phải có giải pháp tổng thể về công tác đào tạo đối với đội ngũ thẩm phán kinh tế.

Xét xử các tranh chấp kinh tế là một vấn đề mới và phức tạp. Ngoài việc nắm vững luật nội dung (pháp luật kinh tế) và luật hình thức (tố tụng kinh tế), ngời thẩm phán phải có những hiểu biết, những kiến thức nhất định về các lĩnh vực kinh tế, tài

chính, thơng mại, ngân hàng, bảo hiểm... thì mới có thể đa ra đợc những phán quyết chính xác. Kinh nghiệm giải quyết tranh chấp kinh tế ở một số nớc cho thấy, thẩm phán kinh thế phải là những thơng gia (Pháp), hoặc là những nhà doanh nghiệp, nhà kinh tế (ở Đức, Anh). Do đó để nâng cao chất lợng xét xử các tranh chấp kinh tế, phù hợp với thông lệ chung, ngoài các quy định chung về tiêu chuẩn thẩm phán cần bổ sung thêm tiêu chuẩn có bằng đại học về kinh tế và khoa học tự nhiên. Giải pháp trớc mắt là tổ chức các lớp bồi dỡng cán bộ Toà án dự kiến bổ nhiệm thẩm phán kinh tế tại Trung tâm đào tạo thẩm phán và các chức danh t pháp khác thuộc trờng Đại học Luật Hà Nội.

Đề ra các quy định mới để làm cơ sở cho việc điều chuyển, phân công công tác đội ngũ thẩm phán nói chung nhằm khắc phục tình trạng thiếu hụt thẩm phán kinh tế ở một số vùng sâu vùng xa.

Hiện nay ở Toà án các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ơng, Toà án nhân dân tối cao, nguồn cán bộ đủ tiêu chuẩn để bổ nhiệm thẩm phán kinh tế cấp huyện không phải là không có, trong khi đó ở Toà án cấp huyện nhiều nơi không có nguồn cán bộ. Ngời thẩm phán là thẩm phán của Nhà nớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam chứ không phải là thẩm phán của một tỉnh, địa phơng nào. Trong hội đồng xét xử, họ độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

b. Về Hội thẩm nhân dân

Hội thẩm là một chế định quan trọng thể hiện tính chất dân chủ trong hoạt động xét xử của Toà án, chế định hội thẩm đã đợc quyết định trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Theo Điều 17 - Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, thành phần Hội đồng xét xử án kinh tế gồm hai thẩm phán và một hội thẩm. Nh vậy số luợng hội thẩm tham gia thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm án kinh tế ít hơn một ngời so với Hội đồng xét xử dân án, hình án.

Trớc đây, chúng ta thờng có quan niệm lựa chọn ngời hội thẩm từ số cán bộ viên chức hu trí Nhà nớc. Với cách lựa chọn nh vậy nhiều khi cứng nhắc, hạn chế dân chủ, hạn chế năng lực của nhiều ngời có khả năng thực hiện tốt vai trò hội thẩm.

Quá trình lựa chọn hội thẩm nhân dân cần đợc tiến hành một cách khoa học, thận trọng dựa trên cơ sở một số tiêu chuẩn lựa chọn thẩm phán. Về cơ bản họ phải là những ngời có hiểu biết về lĩnh vực hoạt động kinh doanh, có kiến thức xã hội rộng. Chúng ta có thể lựa chọn Hội thẩm nhân dân từ các thơng gia, doanh nghiệp có uy tín, có kinh nghiệm thơng trờng. Nh vậy, trong quá trình xét xử các tranh chấp kinh tế, ý kiến đóng góp của họ sẽ góp phần vào việc giải quyết vụ án đợc nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Với những quy định nh trên, chúng ta sẽ hoàn thiện đội ngũ xét xử của Toà án kinh tế, giúp họ có đủ khả năng giải quyết các tranh chấp kinh tế ngày càng phức tạp trong điều kiện kinh tế xã hội nớc ta hiện nay.

1.2.3. Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật

Để pháp luật nói chung và pháp luật kinh tế nói riêng đi vào cuộc sống thì việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật rộng rãi cho mọi đối tợng là việc làm hết sức cần thiết.

Trong điều kiện kinh tế xã hội ngày càng phát triển, có nhiều lĩnh vực rất mới mẻ, thì việc phổ biến pháp luật về những lĩnh vực này đến mọi ngời là điều cần thiết. Đây cũng có thể coi là một biện pháp phòng ngừa những hiện tợng tiêu cực trong xã hội vì một khi mọi ngời am hiểu pháp luật thì các vi phạm pháp luật sẽ ít xảy ra hơn.

Đối với pháp luật kinh tế, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật là một yếu tố hỗ trợ tích cực cho việc giải quyết các tranh chấp kinh tế. Nếu phổ biến tốt pháp luật việc giải quyết tranh chấp sẽ nhanh chóng tốt đẹp vì mọi ngời hiểu sự việc theo đúng nội dung pháp luật hoặc tranh chấp kinh tế sẽ không xảy ra nếu họ không hiểu sai tinh thần của pháp luật. Vì vậy mà Toà án nhân dân cũng nh các cơ quan có thẩm quyền khác cần tăng cờng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến hớng dẫn pháp luật nói chung và pháp luật về hợp đồng kinh tế, pháp luật về tố tụng kinh tế nói riêng, giúp mọi ngời dân hiểu và nắm vững pháp luật để từ đó họ có ý thức sống và làm việc theo pháp luật, tạo tiền đề cho việc xây dựng một Nhà nớc pháp quyền Việt Nam giàu mạnh.

Một phần của tài liệu Thực trạng tình hình giải quyết tranh chấp kinh tế bằng Toà án & 1 số giải pháp kiến nghị (Trang 53 - 55)