I/ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
1/ Điều kiện tự nhiên và địa lý Việt Nam
Sự gắn bó giữa người Việt Nam với nghề cá là kết quả của lẽ tự nhiên. Sinh sống trên một vùng đất nhiều sông, hồ, đầm, phá, kênh rạch chi chít, lại thêm có một bờ biển dài với vùng biển dồi dào nguồn lợi đã làm cho người dân không thể không thân thuộc với thuỷ sản. Diện tích đất liền của Việt Nam : 330.990 nghìn ki lô mét vuông, với đường bờ biển dài 3.260 km. Như vậy, trung bình cứ 100 km2 diện tích đất liền lại có 1km chiều dài bờ biển - đây là một tỉ lệ bờ biển tuy chưa phải là bậc nhất, nhưng cũng vào loại rất cao trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ có biển.
Đường bờ biển của Việt Nam kéo dài từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang), đi qua hơn 13 vĩ độ với nhiều vùng sinh thái khác nhau, nhìn ra Vịnh Bắc Bộ ở phía Bắc, Thái Bình Dương ở miền Trung và Vịnh Thái Lan ở miền Tây Nam Bộ. Diện tích vùng nội thuỷ và lãnh hải rộng 226 nghìn km2, diện tích vùng biển đặc quyền kinh tế hơn 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền. Vùng biển Việt Nam thuộc phạm vi ngư trường Trung tây Thái Bình Dương, có nguồn lợi sinh vật phong phú, đa dạng, là một trong những ngư trường có trữ lượng hàng đầu trong các vùng biển trên thế giới.
Trong vùng viển có 4.000 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có những đảo lớn có dân cư như Vân Đồn, Cát Bà, Phú Quý, Côn Đảo, Phú Quốc, có nhiều vịnh, vũng, eo ngách, các dòng hải lưu, vừa là ngư trường khai thác hải sản thuận lợi, vừa là nơi có nhiều điều kiện tự nhiên để phát triển nuôi biển và xây dựng các khu căn cứ hậu cần nghề cá. Bên cạnh điều kiện tự nhiên vùng biển, Việt Nam còn có nguồn lợi thuỷ sản nước ngọt ở trong 2.860 con sông lớn nhỏ, nhiều triệu hecta đất ngập nước, ao hồ, ruộng trũng, rừng ngập mặn, đặc biệt là ở lưu vực sông
Hồng và sông Cửu Long, v.v… đó là nguồn thực phẩm chính hằng ngày của hầu hết ngư dân vùng nông thôn Việt Nam.
Diện tích vùng biển Việt Nam bao gồm: nội thuỷ, lãnh hải 226.000 km2 và vùng đặc quyền kinh tế khoảng trên 1.000.000km2 có thể chia vùng biển Việt Nam thành 4 vùng nhỏ:
- Vịnh Bắc bộ tính từ vĩ tuyến 170N trở lên phía Bắc là một vịnh nông, đáy có hình lòng chảo, độ dốc đáy biển nhỏ, độ sâu trung bình khoảng38,5m, nước sâu nhất ở vịnh không quá 100m.
- Vùng biển Trung bộ: giới hạn từ vĩ độ 11033’N - 170N. Đáy biển có độ dốc và độ sâu lớn. Độ sâu thay đổi nhất ở khu vực từ Quy Nhơn đến Nha Trang, đường thẳng sâu 200m nằm sát bờ, cách bờ 30 - 35 hải lý, sâu tới 1.000 - 2.000 m.
- Vùng biển Đông Nam bộ: giới hạn từ vĩ độ 60N - 11030’N. Đường bờ biển khúc khuỷu lồi lõm, độ dốc đáy biển không lớn. Đường thẳng sâu 200m chạy rất xa bờ. Hệ thống sông Cửu Long với nhiều cửa đổ ra biển nên chế độ dòng chảy vùng gần bờ rất phức tạp.
- Vùng biển Tây Nam bộ (vịnh Thái Lan): Giới hạn từ vĩ độ 6030’N - 10030’N là một vịnh kín đáy, hình lòng chảo, nơi sâu nhất không quá 80m. - Vùng giữa biển Đông bao gồm khu vực giữa tây quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đáy biển rất sâu, nhiều chỗ sâu 1000-3800m. Vùng ven các đảo có quần đảo san hô. Vùng biển này có thể khai thác cá ngừ đại dương, mực, nhám, cá rạn san hô.
Có thể thấy rằng đó là những lợi thế rất lớn mà tự nhiên nước ta đem lại cho ngành thuỷ sản. Tuy nhiên, chính vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên đó cũng gây ra không ít khó khăn mà ngành phải đối mặt.