Đối tượng sản xuất là những sinh vật sống trong nước

Một phần của tài liệu Tác động của việc gia nhập WTO đến hoạt động xuất khẩu ngành thuỷ sản Việt Nam (Trang 49 - 51)

I/ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN

4/ Đặc điểm chủ yếu của sản xuất kinh doanh thuỷ sản

4.1. Đối tượng sản xuất là những sinh vật sống trong nước

Các loài động thực vật sống trong môi trường nước mặt là đối tượng sản xuất của ngành thuỷ sản. Môi trường nước mặt cjo sản xuất thuỷ sản gồm có biển và

các mặt nước trong nội địa. Những sinh vật sống trong môi trường nước, với tính cách là đối tượng lao động của ngành thuỷ sản, có một số điểm đáng chú ý như sau:

Về trữ lượng, khó xác định một cách chính xác trữ lượng thuỷ sản có trong ao hồ hay ngư trường. Đặc biệt các vùng mặt nước rộng,các sinh vật có thể di chuyển tự do trong ngư trường hoặc di cư từ vùng này sang vùng khác không phụ thuộc vào rang giới hành chính. Hướng di chuyển của các luồng tôm cá chịu tác đọng của nhiều nhân tố như thời tiết, khí hậu, dòng chảy và đặc biệt là nguồn thức ăn tự nhiên. Để bảo vệ, tái tạo và khai thác có hiệu quả các nguồn lợi thuỷ sản, một mặt cần phân chia ranh giới mặt nước, mặt biển, vùng biển giữa các địa phương hay các quốc gia, nhưng mặt khác cũng cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa các địa phương hay các nước trong nuôi trồng, đánh bắt thuỷ hải sản. Đối với từng địa phương hay từng quốc gia, nếu không ngăn chặn có hiệu quả các phương pháp khai thác lạc hậu hoặc làm huỷ diệt các sinh vật trong nước có thể dẫn đến cạn kiệt nguồn thức ăn tự nhiên, do vậy có thể làm thay đổi nơi cư trú của tôm, cá hoặc hướng di chuyển của các loài thuỷ sản khác, dẫn đến làm nghèo nàn hay cạn kiệt nguồn lợi thuỷ sản.

Các loài sinh vật trong nước sinh trưởng và phát triển chịu sự tác động nhiều của điều kiện thời tiết, khí hậu, dòng chảy, địa hình, thuỷ văn…Trong nuôi trồng thuỷ sản cần tạo những điều kiện thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển cao của các loại thuỷ sản như : tạo dòng chảy bằng máy bơm, tạo oxy bằng quạt sục nước. Trong hoạt động khai thác, đánh bắt hải sản, tính mùa vụ của từng loại thuỷ sản như sinh sản theo mùa, di cư theo mùa phụ thuộc vào thời tiết khí hậu, điều kiện thuỷ văn đã tạo nên tính phức tạp về mùa vụ cả về không gian và thời gian. Điều này đã tạo nên cơ sở khách quan của việc hình thành và phát triển của nhiều ngành nghề khai thác khác nhau của ngư dân.

Các sản phẩm thuỷ sản sau khi thu hoạch hoặc đánh bắt đều rất dễ ươn thối, hư hỏng vì chúng đều là những sản phẩm sinh vật đã bị tách ra khỏi môi trường sống. Để tránh tổn thất trong sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm đòi hỏi

phải có sự liên kết chặt chẽ giữa các khâu từ khai thác, nuôi trồng đến chế biến và kinh doanh tiêu thụ sản phẩm ; từ khai thác đến đầu tư tái tạo nguồn lợi, đầu tư cở hạ tầng dịch vụ một cách đồng bộ.

Một phần của tài liệu Tác động của việc gia nhập WTO đến hoạt động xuất khẩu ngành thuỷ sản Việt Nam (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w