II/ THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VIỆT NAM 1/ Khái quát về tình hình xuất khẩu thuỷ sản thế giớ
3/ Tác động của việc gia nhập WTO đến hoạt động xuất khẩu thuỷ sản 3.1.Triển vọng
3.1.Triển vọng
Từ những chặng đường trưởng thành, phát triển đã qua, có thể thấy ngành thuỷ sản đã liên tục phấn đấu, phát huy thuận lợi, khắc phục khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị trong từng giai đoạn, để lại dấu ấn đậm nét trong nền kinh tế - xã hội nói chung của đất nước. Đó là những thuận lợi cơ bản, tạo nên tiền đề vững chắc cho ngành tiếp tục đi lên trong tương lai.
Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO, do đó chúng ta có rất nhiều cơ hội để hội nhập. Hàng xuất khẩu của chúng ta sẽ có mặt ở nhiều thị trường khác ngoài những thị trường truyền thống trước đây. Điều này một mặt tăng giá trị xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam, một mặt giúp cho ngành này không bị phụ thuộc vào một số thị trường.
Là thành viên của WTO chúng ta sẽ tận dụng được khoa học công nghệ tiên tiến của các nước trong nuôI trồngvà đánh bắt thuỷ hải sản, nâng cao được chất lượng hàng hoá. Hơn nữa chúng ta được quyền áp dụng các quy tắc của WTO để giải quyết các tranh chấp, bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có trách nhiệm hơn trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho hàng xuất khẩu để tránh xảy ra kiện tụng.
Gia nhập WTO, các cơ chế, chính sách cũng được minh bạch hoá, hệ thống luật pháp của nước ta được cảI thiện đáng kể. Do đó, phương thức quản lý cũng có nhiều đổi mới theo hướng tiến bộ, lối tư duy của các nhà lãnh đạo cũng đổi mới giúp cho công tác chỉ đạo thực hiện hoạt động kinh tế của ngành được thuận lợi hơn, có hiệu quả hơn.
Môi trường cạnh tranh của nước ta nói chung và của ngành này nói riêng sẽ có nhiều khởi sắc mới, hoạt động đầu tư diễn ra sôi nổi hơn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được hoạt động trong môI trường thực sự năng động và có
hiệu quả hơn. Qua đó, đào thải các doanh nghiệp làm ăn không có hiệu quả, nâng cao chất lượng sản xuất kinh doanh của ngành.
3.2. Thách thức
Thách thức lớn nhất của ngành trong giai đoạn sắp tới là sự chuyển mình từ quá trình “tăng trưởng” sang quá trình “phát triển”. Trong đó, nhiệm vụ hàng đầu là phải cải thiện “chất lượng của sự phát triển”, đảm bảo đáp ứng yêu cầu “nhanh, hiệu quả, bền vững với sức cạnh tranh cao”. Khi ngành thuỷ sản Việt Nam đã có một quy mô đáng kể trên bản đồ thuỷ sản toàn cầu thì những nhiệm vụ trên càng trở lên quan trọng hơn. Đặc biệt, trong những biến đổi khôn lường của bức tranh kinh tế thế giới mà chúng ta đang hội nhập, trong sự hạn chế về tài nguyên, các cảnh báo, về suy thoái môi trường, trong những đòi hỏi bức xúc gắn liền sự phát triển của ngành với tiến trình công nghiệp hoá đất nước theo hướng hiện đại, với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và trong nông nghiệp nói riêng, với tổ chức lại sản xuất để phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò của các thành phần kinh tế, tham gia thực sự vào sự nghiệp xoá đói, giảm nghèo và làm giàu cho đất nước, ngành thuỷ sản nước ta cần phải có những cố gắng thiết thực hơn nữa để có thể đóng góp xứng đáng cho công cuộc xây dựng một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh”.
Bên cạnh đó, sức ép về tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng hàng hoá và vệ sinh an toàn thực phẩm trở lên khắt khe hơn, chặt chẽ hơn sẽ gây khó khăn lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam, môi trường cạnh tranh khốc liệt đòi hỏi phải có sự liên kết, hợp tác chặt chẽ trong toàn ngành và ý thức, trách nhiệm cũng như văn hoá kinh doanh của từng chủ thể phải được nâng cao hơn nữa. Các doanh nghiệp không thể cứ hành động theo lối cũ mà phải tìm ra cho mình một hướng đi mới sao cho tận dụng tối đa, có hiệu quả nhất lợi thế và năng lực cạnh tranh của mình, phát huy thế mạnh, hạn chế điểm yếu để có thể tồn tại và vượt lên các nhà kinh doanh nước ngoài, giành thế chủ động trong hoạt động của mình.
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VIỆT NAM NHỮNG NĂM TỚI. ĐỘNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VIỆT NAM NHỮNG NĂM TỚI.
I/KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM 2006 – 2010 2010
1/Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2006 -2010 là: Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển.Cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần của nhân dân. Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế tri thức, tạo nền tảng để đưa đất nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Giữ vững ổn ddinhjchinhs trị và trật tự, an toàn xã hội. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn ven lãnh thổ và an ninh quốc gia. Tiếp tục củng cố và mở rộng các quan hệ đối ngoại, nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế.