Về vấn đề cung cấp thông tin ở các cấp (tỉnh, huyện, xã)

Một phần của tài liệu Cơ sở lý thuyết về công tác theo dõi đánh giá dựa trên kết quả thực hiện KH 5 năm ở địa phương (Trang 28 - 33)

II. Tình hình thực hiện công tác theo dõi, đánh giá KHPT KTXH 2006 đến

1. Về vấn đề cung cấp thông tin ở các cấp (tỉnh, huyện, xã)

Hòa Bình đang từng bước đưa việc đổi mới kế hoạch và áp dụng tại các xã, huyện thí điểm. Một trong những nội dung đổi mới trong công tác kế hoạch đó là việc theo dõi đánh giá, và cần thiết phải hướng đến đổi mới công tác theo dõi đánh giá tại Tỉnh Hòa Bình

Công tác theo dõi đánh giá thực chất vẫn còn rất mới lạ đối với một Tỉnh miền núi như Hòa Bình. Trong bản kế hoạch 5 năm của Tỉnh có phần Giám sát và đánh giá nhưng rất sơ sài, chỉ đưa ra các chỉ số đánh giá và phần phân công nhiệm

vụ cho các Sở, ngành, và cả thời gian báo cáo, không có khung theo dõi đánh giá. Trong khi việc theo dõi, đánh giá thực hiện kế hoạch phát triển theo kết quả thì kế hoạch trước hết phải được xây dựng theo một cấu trúc hợp lý, rõ ràng, có được một bản kế hoạch rõ ràng, hợp lý thì mới xác định được các chính sách, mục tiêu để đạt được như mong muốn.

Theo dõi đánh giá được coi là một công cụ quan trọng cho các nhà lãnh đạo, quản lý và xây dựng các chính sách, đưa ra các quyết định cần thiết đối với tình hình kinh tế, xã hội, nắm bắt sát sao quá trình thực hiện kế hoạch để xem xét đánh giá được tác động của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Nhưng theo Ông Nguyễn Ngọc Điệp- trưởng phòng Tổng hợp- Quy hoạch- Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hòa Bình cho biết rằng: “Những chỉ số, chỉ tiêu và những kế hoạch được đưa ra trong bản kế hoạch 5 năm 2006- 2010 chưa được quan tâm, mới chỉ đưa vào chứ chưa thực hiện và tỉnh cũng chưa lấy những kế hoạch, chỉ số đó để làm căn cứ theo dõi đánh giá. Các chỉ số đưa ra được coi như Khung kết quả, và Khung kết quả này chỉ dành riêng cho kế hoạch 5 năm, nhưng kế hoạch hàng năm đựợc triển khai dựa theo kế hoạch hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, và dựa trên những chỉ tiêu mà Bộ giao để xây dựng bộ chỉ số, chỉ tiêu và báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch, tỉnh không sử dụng khung kết quả để theo dõi, đánh giá, báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch hàng tháng, quý, năm, và cũng như giữa kỳ kế hoạch.

Thật tiếc vì tỉnh không sử dụng khung kết quả cho công tác theo dõi đánh giá mà chỉ dựa vào việc giao chỉ tiêu từ trên giao xuống, như vậy sẽ không phản ánh trung thực các mức độ đạt được của tình hình kinh tế xã hội của tỉnh, thậm chí còn làm sai lệch so với thực tế để tô đẹp con số, điều này sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều để nhận thấy những vấn đề của thực tế, cả cấp trên cũng như ngay cả tỉnh Hòa Bình. Bản thân tỉnh sẽ không thể nắm bắt được chính xác thực trạng của tỉnh, từ đó không thể biết được những vấn đề xấu hay tốt để kịp thời xử lý, điều hành theo hướng tich cực.

Hộp1: Ý kiến về tình hình công tác TDĐG của tỉnh Hòa Bình Hiện nay công tác theo dõi và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch còn là một vấn đề còn khá mới mẻ đối với nhiều cơ quan, nhiều ngành trên địa bàn của tỉnh.

Các chỉ tiêu, chỉ số được đưa ra trong bản kế hoạch 5 năm chưa thực sự được quan tâm, có đưa vào nhưng chưa làm và không được lấy làm căn cứ để theo dõi, đánh giá.

Bộ chỉ số trong bản kế hoạch đựợc lấy làm khung kết quả, khung kết quả được xây dưng chỉ dành riêng cho kế hoạch 5 năm.

Dựa vào các chỉ tiêu được giao cũng như kế hoạch hướng dẫn từ Trung ương để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch nhưng dựa trên các chỉ tiêu định hướng để thực hiện đánh giá, những chỉ tiêu khác chưa theo dõi, đánh giá, và tỉnh cũng không dùng “Khung kết quả” để TDĐG, vì thế nên “khung kết quả ”không có tác động mấy đến các quyết định chính sách và chi tiêu công.

Công tác theo dõi, đánh giá vẫn theo quy trình cũ, chưa có cải thiện nào, trong khi công tác TDĐG hết sức quan trọng để cập nhật các thông tin báo cáo lên các lãnh đạo tỉnh, huyện, ngành để quản lý và kịp thời xử lý, chỉ đạo điều hành

Nguồn: Ông Nguyễn Ngọc Điệp- trưởng phòng Tổng hợp Quy hoạch - Sở Kế hoạch và đầu tư- Hoà Bình

Trong qúa trình xây dựng kế hoạch cũng như trong theo dõi, đánh giá việc xây dựng các chỉ tiêu được tiến hành theo các ngành sau đó được tổng hợp lại bởi Sở Kế hoạch và đầu tư, ngành Thống kê theo chỉ tiêu chung cho Tỉnh, còn các ngành có chỉ tiêu riêng của từng ngành

Hệ thống các số liệu được cung cấp từ hai luồng khác nhau, một phần được cung cấp thông tin từ các huyện nhưng chỉ là một phần thôi, hầu hết thông tin được tổng hợp và được sử dụng nhiều là từ các ngành liên quan để thống nhất giữa các ngành. Riêng ở Cục Thống kê thì các phòng trong Cục sẽ tổng hợp báo cáo nhanh để làm niên giám các kết quả đạt được, và báo cáo tình hình kinh tế xã hội theo từng tháng, quý, năm.

Hàng năm, Cục Thống kê tổ chức các cuộc điều tra trên địa bàn tỉnh để thu thập thông tin, theo dõi quá trình thực hiện kế hoạch, các cuộc điều tra được tiến hành theo hai cách: điều tra toàn bộ và điều tra mẫu để suy rộng. Từ đó có thể đánh giá được mục tiêu của Tỉnh giao theo từng năm, từng giai đoạn.

Lực lượng điều tra được chuẩn bị rất chu đáo, thành phần tham gia điều tra phù hợp. Ngoài ra còn tập huấn cán bộ đieuf tra chủ yếu theo các nội dung trong phiếu điều tra và các vấn đề khác phát sinh trong quá trình điều tra.

Kinh phí điều tra phỏng vấn có Chi phí thù lao cho cán bộ điều tra ăn nghỉ, Chi phí phương tiện đi lại, điện thoại, Chi phí về in ấn, văn phòng phẩm phục vụ điều tra, Chi phí dánh cho cán bộ địa phương, người trả lời phỏng vấn … nhưng nguồn kinh phí dành cho các cuộc điều tra này rất hạn hẹp.

Hộp 2: Ý kiến về tình hình thu thập thông tin của Cục Thống Kê- Hòa Bình

Dựa trên cơ sở các số liệu thu thập được qua các cuộc điều tra và dựa vào báo cáo nhanh của các phòng chuyên môn trong Cục để đánh giá được thực trạng nền kinh tế trên địa bàn tỉnh, từ đó để xây dựng kế hoạch cho những năm tới, những giai đoạn tới.

Nhưng các luồng thông tin có sự chênh lệch khá nhiều, chênh lệch số liệu giữa Huyện- Tỉnh, Huyện -Tỉnh. Các ngành không tính tốc độ tăng trưởng theo nhưng các huyện lại tính tốc độ tăng trưởng theo quý. Số liệu cung cấp của các ngành, các huyện thường xuyên không đầy đủ .Việc đánh giá trên địa bàn

tỉnh rất khó bóc tách vì có nhiều chỉ số giữa các ngành bị trùng lặp, khó thu thập thông tin chính xác, hơn nữa mức độ suy rộng lớn nên sai số là rất lớn.

Nguồn: Bà Bùi Thị Phương- phó phòng Tổng hợp kế hoạch- Cục Tống Kê- HB

Thực tế đối với từng chỉ tiêu lựa chọn phương pháp thu thập sẽ phụ thuộc vào yêu cầu thời gian và nguồn lực sẵn có để thực hiện, phương pháp thu thập thông tin sẽ ảnh hưởng đến chất lượng trao đổi thông tin và chất lượng thông tin được thu thập. Phương pháp điều tra mẫu rồi suy rộng ít tốn kém hơn so với việc thu thập đối tượng rộng, thực hiện nhanh và ít ảnh hưởng tiêu cực tới việc kiểm tra chất lượng thông tin.

Bản thân tôi cũng được tham gia làm báo cáo tháng về tình hình kinh tế xã hội của tỉnh cho Sở Kế hoạch đầu tư, tuy chỉ làm có 2 báo cáo liên quan nhưng tôi nhận thấy có rất nhiều vấn đề “khó khăn” để có thể làm một báo cáo tháng.

Bắt đầu từ việc thu thập thông tin từ các Sở ngành, vì báo cáo hàng tháng phải nộp trước ngày 25 hàng tháng nên việc thu thập thông tin là rất khó, gần sát hạn nộp báo cáo 1 ngày hoặc đến ngày 25 mới thu thập được các số liệu để làm báo cáo, nhưng việc thu thập về Sở Kế hoạch cho kịp tiến độ phải do người làm báo cáo đi từng Sở để lấy, vì nếu đợi các báo cáo mà các Sở gửi lên thì đến tay người thực hiện nhiệm vụ báo cáo là đầu tháng sau mới nhận được. Việc thu thập thông tin của các Sở như Sở Nông nghiệp và PTNT và Cục Thống Kế đến hết ngày 12 hàng tháng, các số liệu mà Sở NN và Cục TK đều được thu thập từ các huyện báo cáo lên theo chỉ tiêu từng ngành, nhưng nhiều chỉ tiêu của 2 bên rất trùng khớp nhưng không trùng khớp về con số. Vì thế khi nhận được thông tin số liệu của 2 bên thì người làm báo cáo tháng tổng hợp lại, lại phải “ Xào xáo” để có một con số đẹp cho vừa ý cấp trên chứ không biết được thực tế con số nào là chính xác. Đối với Sở Công Thương và Sở Tài Chính cũng vậy, nếu đem so sánh với các số liệu của các Sở với Cục TK thì không có số liệu nào trùng khớp với số liệu nào, trong

khi Cục Tk được chuẩn hóa về nội dung, phương pháp trong toàn quốc và được niên giám cẩn thận nhưng hầu như nếu lấy số liệu lại lấy từ các Sở ngành ít sử dụng số liệu của Cục TK, các số liệu thông tin từ Cục TK chỉ mang tính chất tham khảo.

Thực chất nếu sử dụng số liệu của Cục TK thì cũng có nhiều khó khăn vì các mẫu biểu báo cáo chỉ tiêu của TK không phản ánh đủ nội dung mà báo cáo theo dõi KH yêu cầu. Vì thế nếu các chỉ tiêu nào mà Cục TK cao hơn các Sở ngành thì vẫn sử dụng, và ngược lại.

Việc các số liệu không chính xác, không trùng khớp đã gây khó khăn cho người làm báo cáo, lại thêm sức ép của cấp trên về vấn đề “ chính trị” nên người làm công tác theo dõi, đánh giá nói chung sẽ gặp rất nhiều áp lực( cho dù họ có được đào tạo cơ bản đến đâu), tình hình theo dõi đánh giá của tỉnh sẽ còn nhiều ” khó khăn “.

Một phần của tài liệu Cơ sở lý thuyết về công tác theo dõi đánh giá dựa trên kết quả thực hiện KH 5 năm ở địa phương (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w