Bối cảnh đổi mới công tác theo dõi, đánh giá nói chung

Một phần của tài liệu Cơ sở lý thuyết về công tác theo dõi đánh giá dựa trên kết quả thực hiện KH 5 năm ở địa phương (Trang 41 - 43)

II. Tình hình thực hiện công tác theo dõi, đánh giá KHPT KTXH 2006 đến

1. Bối cảnh đổi mới công tác theo dõi, đánh giá nói chung

Tỉnh Hòa Bình cũng đã sớm xác định đổi mới công tác lập kế hoạch là một trọng tâm trong công tác cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước tại địa phương. Cụ thể, trong bốn năm qua (2005-2008), với sự hỗ trợ tích cực của một số nhà tài trợ, tỉnh đã thực hiện được một số hoạt động có liên quan đến đổi mới kế hoạch như: tổ chức hàng loạt các đợt tập huấn cho nhiều lượt cán bộ của địa phương, từ cán bộ lãnh đạo HĐND, UBND các cấp (tỉnh/huyện/xã) đến chuyên viên kế hoạch của các bộ phận kế hoạch thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT), Sở Tài chính, các sở ngành cấp tỉnh và các phòng ban một số huyện; tổ chức rà soát, tham vấn KHPT KTXH 5 năm 2006-2010 của tỉnh và kế hoạch hàng năm của một số ngành và huyện, lập kế hoạch thôn/xã theo phương pháp từ dưới lên và có sự tham gia của cộng đồng v.v… Tác dụng thiết thực của những hoạt động đó càng chứng minh cho sự cần thiết phải đổi mới triệt để công tác kế hoạch tại địa phương.

Bên cạnh đó, với nội dung của Kế hoạch được đổi mới thì công tác theo dõi và đánh giá cũng cần thiết phải đổi mới cho phù hợp với những nhu cầu cần thiết. Thực trạng trên đòi hỏi phải có dự án chuyên sâu tập trung vào vấn đề đổi mới triệt để, toàn diện công tác TDĐG tình tình thực hiện kế hoạch các cấp để khắc phục các yếu kém hiện nay trong hệ thống.

Hệ thống theo dõi và đánh giá dựa trên kết quả sẽ khắc phục được những điểm yếu thường thấy trong các hệ thống theo dõi đánh giá trước đây là thiếu những thông tin phản hồi về các kết quả hoặc hậu quả của các hoạt động của Chính phủ hay chính quyền địa phương. Mục đích chính của việc theo dõi đánh giá dựa trên kết quả là nhằm cung cấp thông tin của việc triển khai và thực hiện kế hoạch phát triển. Chúng ta thực hiện việc theo dõi và đánh giá kế hoạch phát triển không chỉ trông chờ các thông tin tốt, mà điều quan trọng là phải phát hiện các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện kế hoạch, phát hiện được các vấn đề xấu, hay tốt là một yếu tố hết sức quan trọng, từ đó ta có thể nắm bắt được sự thành công hay thất bại của bản kế hoạch đã đề ra. Nếu không phân biệt được sẽ không biết đâu là kết quả, đâu là thất bại, chính vè thế một hệ thống theo dõi đánh giá hoạt động tốt sẽ giúp cho các nhà quản lý nắm bắt được các vấn đề phát sinh. Cụ thể trong việc báo cáo về công tác theo dõi đánh giá nhằm cung cấp các thông tin tổng hợp và phát hiện được rút ra từ trong hoạt động theo dõi đánh giá.

Xu hướng tăng cường phân cấp và nâng cao tính trách nhiệm của chính quyền trong việc tổ chức thực hiện theo dõi và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch. Để thu hút sự chú ý của người dân và cộng đồng địa phương đối với việc đo lường kết quả hoạt động của bộ máy chính quyền địa phương. Hiện tại chưa có dự án, chương trình hay hoạt động nào trên địa bàn tỉnh nhằm đổi mới công tác theo dõi đánh giá kế hoạch 5 năm

Do yêu cầu của hội nhập quốc tế, chính quyền các cấp có nhiệm vụ cải tạo sân chơi bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế, cải tạo lại hệ thống theo dõi đánh giá theo phương pháp mới, và có những kế hoạch rõ ràng cho việc theo dõi, đánh giá đó.

Lập kế hoạch đánh giá theo dõi cũng cần xác định thời gian theo dõi, đánh giá báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch, chương trình, chính sách, dự án, đồng

thời quy định rõ các nguồn thông tin và sự phân công các cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm trong từng khâu công việc.

Để làm tốt cho khâu lập kế hoạch theo dõi đánh giá, Tỉnh Hòa Bình cần thiết phải lập kế hoạch cho việc tuyên truyền định kỳ trong địa bàn Tỉnh để xem xét các phản ứng và nâng cao nhận thức về sự tham gia hỗ trợ các hoạt động trong việc điều hành kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Vì một vấn đề quan trọng để việc theo dõi, đánh giá theo kết quả có kết quả là phải xem xét các thành phần tham gia, ngoài những người có tham gia vào quá trình lập kế hoạch, điều hành và những người chịu trách nhiệm báo cáo đánh giá các kết quả hoạt động cho lãnh đạo địa phương thì sự tham gia của công đồng dân cư cũng rất quan trọng. Các nhà quản lý của Tỉnh chịu trách nhiệm về thực hiện kế hoạch và chịu trách nhiệm về kết quả theo dõi, đánh giá và báo cáo các kết quả, còn việc tham gia của người dân trong Tỉnh trong quá trình theo dõi, đánh giá đảm bảo tính khách quan, minh bạch và tăng cường hiệu quả của công tác theo dõi, đánh giá.

Một phần của tài liệu Cơ sở lý thuyết về công tác theo dõi đánh giá dựa trên kết quả thực hiện KH 5 năm ở địa phương (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w