Điều kiện để xây dựng hệ thống theo dõi đánh giá ở tỉnh Hòa Bình

Một phần của tài liệu Cơ sở lý thuyết về công tác theo dõi đánh giá dựa trên kết quả thực hiện KH 5 năm ở địa phương (Trang 43)

II. Tình hình thực hiện công tác theo dõi, đánh giá KHPT KTXH 2006 đến

2.Điều kiện để xây dựng hệ thống theo dõi đánh giá ở tỉnh Hòa Bình

Về việc đổi mới công tác theo dõi đánh giá thực hiện kế hoạch kinh tế xã hội. Với những lợi ích của việc theo dõi đánh giá theo phương pháp mới- phương pháp theo dõi đánh giá dựa vào kết quả. Với những lợi ích của hệ thống theo dõi đánh giá dựa vào kết quả được nêu ở phần chương 1 ta thấy hệ thống TDĐG dựa vào kết quả được sử dụng như một công cụ quản lý thiết yếu và hiệu quả cho các cán bộ quản lý khu vực nhà nước.

Để xây dựng công tác theo dõi đánh giá KHPT KTXH có hiệu quả, tỉnh Hoà Bình cần có những điều kiện như sau:

a. Cần sự quan tâm chỉ đạo của các cấp Lãnh đạo, phải có sự quyết tâm trong việc đổi mới phương pháp TDĐG và đưa phương pháp mới vào áp dụng trên địa bàn tỉnh. Các nhà lãnh đạo, đứng đầu phải thể hiện sự quyết tâm cao đối với công

tác theo dõi đánh giá dựa vào kết quả thì việc triển khai mới có thể đem lại kết quả khả quan.

b. Cần phải rà soát lại năng lực bộ máy và cán bộ so với yêu cầu của công tác theo dõi đánh giá. Từ đó xem xét xem có cần bổ sung các hoạt động nhằm nâng cao năng lực theo dõi, đánh giá không. Có đội ngũ cán bộ có năng lực, hiểu sâu những lợi ích của việc áp dụng phương pháp đánh giá mới. Tạo điều kiện cho các cán bộ thực hiện đi học tập kinh nghiệm tại các nơi đã thực hiện phương pháp mới.

c. Để việc theo dõi, đánh giá được kết quả ngày càng cao phải thu hút được sự quan tâm của người dân và cộng đồng địa phương đối với việc đo lường kết quả hoạt động của chính quyền địa phương vì khi người dân địa phương mong muốn tìm hiểu các thông tin về các kết quả hoạt động địa phương, sẽ đòi hỏi các cơ quan chuyên môn phải có trách nhiệm hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ và cung cấp thông tin một cách minh bạch, chính xác.

Bố trí nguồn ngân sách để đáp ứng việc điều tra, thu thập số liệu để phân tích đánh giá, phải xem xét đến cả khía cạnh về mặt công nghệ, kỹ thuật quản lý của tỉnh.

Trên cơ sở đó để xác định các mức độ từ tiềm lực kinh tế, điểm mạnh điểm yếu của tỉnh, từ đó áp dụng phương pháp theo dõi đánh giá dựa trên kết quả, xây dựng phương pháp thực hiện cụ thể phù hợp với các điều kiện của tỉnh.

d. Về việc báo cáo tiến độ kịp thời, chính xác vì một trọng những nhiệm vụ quan trọng của theo dõi đánh giá là lập báo cáo. Việc báo cáo nhằm cung cấp thông tin tổng hợp và phát hiện được rút ra từ trong hoạt động theo dõi đánh giá. Để nâng cao chất lượng và ý nghĩa thông tin, báo cáo cần phải có sự so sánh số liệu, dữ liệu về kết quả hoạt động của các giai đoạn trước, có thể theo định kỳ: tháng trước, quý trước, năm trước hoặc cùng kỳ năm trước, hoặc kỳ gốc có ý nghĩa so sánh. Việc so sánh dữ liệu là rất quan trọng, nếu chỉ cung cấp số liệu

định kỳ hàng tháng, hàng quý hoặc hàng năm sẽ không có nhiều ý nghĩa. Để phân biệt được xu thế và các kết quả, cần phải so sánh với tình trạng ban đầu và các thước đo trung gian để xác định xem những tiến bộ đạt được có bền vững hay không.

e. Về việc thực hiện công tác theo dõi, đánh giá kế hoạch, muốn theo dõi và đánh giá kế hoạch phát triển theo kết quả thì kế hoạch trước hết phải xây dựng theo một cấu trúc rõ ràng hợp lý, từ đó bám sát các mục tiêu kết quả của bản kế hoạch đề ra để thực hiện các mục tiêu như mong muốn.

Việc xác định các mục tiêu, chỉ số đầu vào, đầu ra được thực hiện đồng thời với việc xây dựng kế hoạch, nếu việc xây dựng khung theo dõi đánh giá được thực hiện sau khi kế hoạch đã được thông qua, đôi khi có trường hợp là không thực hiện được. do các mục tiêu và các chỉ số trong kế hoạch không phù hợp, không thể đo lường kết quả đầu ra.

3. Phương hướng đổi mới công tác theo dõi đánh gía KH 5 năm ở tỉnh Hòa Bình

Đổi mới công tác theo dõi, đánh giá cần phải phù hợp với các quy định hiện hành, các thể chế liên quan Nghiên cứu và xây dựng được một hệ thống các cơ chế cần thiết để đảm bảo tính hiệu lực và tác dụng thực tiễn của hệ thống theo dõi dựa vào kết quả như: cơ chế và trách nhiệm của các bên về phối hợp và cung cấp thông tin, cơ chế phân bổ ngân sách công khai, minh bạch và được biết trước giữa các cấp, cơ chế thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế v.v... trong TDĐG. Xây dựng và ban hành được một hệ thống các văn bản hướng dẫn, sổ tay công tác TDĐG các cấp làm cơ sở thống nhất về quan điểm, cách làm và các kỹ năng, công cụ được áp dụng trong TDĐG dựa trên kết quả

Các đối tượng liên quan ở các cấp quản lý chính quyền địa phương phải quan tâm nhiều hơn đến những kết quả đạt được và hiệu quả của mục tiêu đề ra. Sở Kế hoạch và Đầu tư cần thiết phải bố trí cán bộ chuyên trách, theo sát các hoạt động TD ĐG của các huyện, các sở ban ngành để công tác TD ĐG được phối hợp

tốt, chia sẻ thông tin và quan trọng là nơi nối kết các hoạt động giữa các đơn vị trên địa bàn tỉnh với nhau một cách nhịp nhàng hơn

Bổ sung thêm khung giám sát đánh giá vào bản kế hoạch 5 năm. Sau khi sắp xếp các mục tiêu và chỉ số để hình thành khung theo dõi đánh giá dựa trên kết quả kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Thông thường các KHPT KTCH ở địa phương có nhiều các mục tiêu khác nhau, nên khung theo dõi đánh giá xây dựng theo chuỗi logic hoặc chuỗi kết quả các chỉ số, chỉ tiêu theo chiều ngang.

Bảng 3: KHUNG THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ DỰA THEO KẾT QUẢ Chỉ số/ Chỉ tiêu

Mục tiêu Đầu vào Đầu ra Kết quả Tác động

Mục tiêu tổng thể 1

Mục tiêu Chỉ số/c tiêu Chỉ số/ c tiêu Chỉ số/ c tiêu Chỉ số/ c tiêu chính 1 đầu vào đầu ra kết quả tác động Mục tiêu Chỉ số/ c tiêu Chỉ số/ c tiêu Chỉ số/ c tiêu Chỉ số/ c tiêu cụ thể 1 đầu vào đầu ra kết quả tác động

Mục tiêu Chỉ số/ c tiêu Chỉ số/ c tiêu Chỉ số/ c tiêu Chỉ số/ c tiêu cụ thể 2 đầu vào đầu ra kết quả tác động

Các địa phương khi xây dựng khung theo dõi và đánh giá không nhất thiết phải thiết kế theo danh mục về chỉ tiêu, chỉ số. Tùy theo vị trí và các lợi thế so sánh, có giá trị truyền thống và triển vọng phát triển mà lựa chọn các mục tiêu quan trọng và đi theo đó là các chỉ số, chỉ tiêu tương ứng để theo dõi đánh giá, phân công trách nhiệm cụ thể từng đơn vị, tăng cường vai trò của HĐND trong hoạt động TD ĐG tình hình thực hiện kế hoạch.

Có thể đổi mới từ cấp xã, huyện rồi mới đến cấp tỉnh vì các thông tin được phân cấp từ dưới lên.

Tăng cường sự tham gia của người dân đối với những hoạt động nói chung và công tác TD ĐG tình hình thực hiện kế hoạch nói riêng. Khi người dân địa phương mong muốn tìm hiểu các thông tin hiểu các thông tin về các kết quả hoạt động của chính quyền địa phương, sẽ đòi hỏi các cơ quan chuyên môn phải có trách nhiệm hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ và cung cấp thông tin một cách chính xác, minh bạch.

Nghiên cứu xây dựng cơ chế thiết lập dòng tài chính thường xuyên để phục vụ công tác TD ĐG, thực hiện TD ĐG bản kế hoạch tại các cấp, các đơn vị.

Lồng ghép các nội dung về kế hoạch vào chương trình giảng dạy của các trường chuyên ngành tại tỉnh, xây dựng lộ trình để tiến tới thể chế hóa phương pháp TD ĐG kế hoạch tại các đơn vị.

4. Kiến nghị nhằm tăng cường công tác theo dõi, đánh giá thực hiện KH 5 năm tại tỉnh HB

Để tăng cường công tác theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện KH 5 năm tại tỉnh Hòa Bình, trước hết cần phải phân công rõ ai sẽ chịu trách nhiệm thu thập và phân tích thông tin ở từng khâu vào thời gian cụ thể và thực hiện chế độ báo cáo theo định kỳ.

Phạm vi đánh giá được xác định rõ ràng bởi việc chỉ rõ vấn đề cần kiểm soát, các khoản chi tiêu cụ thể, thời gian, loại hình của chính sách,kế hoạch, giới hạn địa lý,

các chỉ tiêu cũng nhưn các chỉ tiêu khác của các kế hoạch cần được đánh giá. Đối với kế hoạch phát triển của Hòa Bình việc đánh giá cần tập trung vào các mục tiêu quan trọng nhất của tỉnh, các chính sách cũng như các chương trình đã được áp dụng để thực hiện các mục tiêu đó. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với những mục tiêu trong bản kế hoạch 5 năm phải rõ ràng để định hướng các chương trình, chính sách phù hợp với nguồn lực để đạt được mục tiêu. Theo dõi đánh giá liên tục, các kết quả theo dõi được phản hồi trực tiếp trong kế hoạch, hoặc gây những ảnh hưởng đến nội dung và các phương hướng của kế hoạch trong tương lai, có nghĩa là cần phải phát hiện các nguyên nhân kịp thời để các nhà lãnh đạo xem xét lại nhằm đảm bảo mục tiêu đề ra. Vì vậy trước khi bắt đầu công tác đánh giá thì cần phải có kế hoạch theo dõi, đánh giá rõ ràng, phải xác định thời gian theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch đồng thời quy định rõ nguồn thông tin và sự phân công các cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm.

Sau khi thu thập được số liệu tình trạng ban đầu cho các chỉ số, việc xác định các chỉ tiêu cụ thể là rất quan trọng. Trong các bản KH 5 năm thường có sẵn những chỉ tiêu cụ thể như tốc độ tăng trưởng đạt được 12- 14%, tổng mức bán lẻ hàng hóa doanh thu dịch vụ tiêu dùng 2010 đạt 3,754 tỷ đồng…tuy nhiên đối với công tác theo dõi đánh giá dựa vào kết quả thì nếu chỉ có các chỉ tiêu cụ thể này thì chưa đủ mà còn cần thiết có những chỉ tiêu kết quả trong đó. Vì vậy khi áp dụng phương pháp mới thì cần phải chỉ tiêu phản ánh kết quả trên cơ sở mức độ tình trạng ban đầu và mức cải thiện mà tỉnh mong muốn.

VD như bảng 2 dưới đây về sự khác nhau giữa các chỉ tiêu giữa phương pháp TDĐG cũ và mới trong lĩnh vực giáo dục.

Phương pháp TDĐG cũ Phương pháp TDĐG mới Đầu vào Đầu ra Đầu vào Đầu ra

Đầu tư cho giáo dục

- Số trường học được xây dựng - Số giáo viên được

đào tạo Tỷ lệ học sinh đi học tăng - Tỷ lệ học sinh trên một lớp giảm - Trình độ giáo

viên được nâng lên

Chất lượng giáo được cải thiện: - tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp tăng lên tỷ lệ học sinh tốt nghiệp loại khá tăng

Đối với việc tập huấn kiến thức, kỹ năng trong việc theo dõi, đánh giá theo kết quả cho các cán bộ, để đảm bảo cho việc nâng cao năng lực cán bộ, cấp chính quyền thì tỉnh nên tạo điều kiện để khuyến kích cán bộ trong đơn vị và các cấp các ngành được học hỏi các phương pháp quản lý mới, lựa chọn được các cán bộ có trình độ thực hiện công tác theo dõi đánh giá. Việc phân công rõ nhiệm vụ như ở trên cũng sẽ giúp cho việc đào tạo đúng chuyên môn, đúng với những yếu cầu của từng đơn vị cơ quan tại các cấp trong tỉnh.

Vì việc áp dụng theo phương pháp TDĐG theo kết quả là một phương pháp mới, lần đầu được sử dụng, chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn nên việc xây dựng kế hoạch đào tạo cán bộ phải được ưu tiên hàng đầu, là nhiệm vụ quan trọng nhất. Bên cạnh đó ở tỉnh đang có hoạt động của dự án Jica về đổi mới công tác lập kế hoạch, dựa án này cũng mở các lớp tập huấn cho các cán bộ cấp, nếu việc áp dụng TDĐG được tiến hành thì sẽ đỡ hơn nhưng việc đào tạo xong cần phải đưa vào thực tế vì theo dự án đổi mới KH thì các cán bộ mới được đào tạo chứ chưa đưa vào làm thực tế.

Để các kết quả theo dõi và đánh giá được một cách khách quan và chính xác công tác trao đổi thông tin cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Việc trao đổi

thông tin các kết quả TDĐG được thực hiện tốt sẽ giúp các đơn vị có đầy đủ các thông tin đa chiều. Từ đó việc điều hành kế hoạch, đưa ra những chính sách sẽ được phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị, các cấp kế hoạch sẽ được thực hiện tốt hơn. Ngoài ra việc trao đổi thông tin với các địa phương khác cũng góp phần xây dựng tốt công tác TDĐG dựa trên kết quả càng ngày càng tốt hơn nhờ việc học tập trao đổi kinh nghiệm, tránh được những vướng mắc nếu có.

KẾT LUẬN

Qua quá trình tìm hiểu thực tế tại tỉnh Hòa Bình tôi nhận thấy được vai trò quan trọng của công tác theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch 5

năm của tỉnh .Càng bước vào một thời kỳ hội nhập như hiện nay thi công tác theo dõi đánh giá theo kết quả càng khẳng định được vai trò của mình.

Với những tình hình thực hiện công tác theo dõi đánh giá của Hòa Bình theo phương pháp truyền thống ở trên, và những điều kiện để xây dựng một hệ thống theo dõi đánh giá dựa vào kết quả. Thì việc đổi mới hệ thống theo dõi đánh giá dựa theo kết quả ở Hòa Bình là rất cần thiết.

Do tình hình theo dõi đánh giá ở Hòa Bình có những bất cập, nên tôi xin đóng góp một số ý kiến của riêng mình để hoàn thiện công tác theo dõi đánh giá của tỉnh.

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các thầy giáo, cô giáo đặc biệt là Ths. Vũ Cương đã giúp em hoàn thành bài viết này. Em cũng xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị tại sở Kế hoạch và đầu tư Hòa Bình đã tạo điều kiện cho em hoàn thành thời gian thực tập của mình./.

Tài liệu tham khảo

• “Kế hoạch phát triển KTXH 5 năm tỉnh Hòa Bình 2006- 2010”, Hòa Bình, tháng 5/2007

• “ Bộ tài liệu đào tạo: Lập kế hoạch có tính chiến lược phát triển kinh tế địa phương”, Hà Nội, 2007

• “Quyết định 555/2007/ QĐ- BKH ngày 30/05/2007 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư về ban hành khung theo dõi và đánh giá dựa trên kết quả tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006- 2010 ”, 2007.

• www.worldbank.org/oed/ecd

• Mười bước tiến tới hệ thống giám sát và đánh giá dựa trên kết quả” Ngân hàng Thế giới, 2005

• Bộ tài liệu đào tạo “Theo dõi và đánh giá dựa trên kết quả kế hoạch phát triển địa phương”, Hà nội, tháng 8 năm 2008

Một phần của tài liệu Cơ sở lý thuyết về công tác theo dõi đánh giá dựa trên kết quả thực hiện KH 5 năm ở địa phương (Trang 43)