Thụ lý vụ án kinh tế:

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp (Trang 63 - 66)

III. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH TẾ BẰNG TÒA ÁN

b.Thụ lý vụ án kinh tế:

Khi toà án nhận đơn khởi kiện phải xem xét nếu thấy vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì phải thông báo cho nguyên đơn biết và yêu cầu nộp tiền tạm ứng án phí theo qui định của pháp luật. Toà án chỉ vào sổ thụ lý vụ án khi nguyên đơn đã xuất trình chứng từ đã nộp tiền tạm ứng án phí theo qui định tại Nghị

định số 70CP ngày 12/6/1997 của Chính phủ về lệ phí toà án. Kể từ thời điểm thụ lý vụ án toà án sẽ phân công Thẩm phán phụ trách giải quyết vụ việc và các giai đoạn của tố tụng kinh tế đã được bắt đầu.

1.1 2 Chuẩn bị xét xử:

Trong giai đoạn này toà án cần phải tiến hành những hoạt động và phải ra một số quyết định theo quy định của pháp luật. Công việc chủ yếu của toà án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử gồm có:

- Sau khi thụ lý vụ án, toà án phải thông báo cho phía bị đơn và những người có quyền lợi liên quan đến vụ việc mà nguyên đơn đã khởi kiện trong thời hạn là 10 ngày, đồng thời những người này phải gửi ý kiến của mình về nội dung đơn kiện và cung cấp cho toà án những tài liệu có liên quan đến vụ án đó cũng trong thời hạn là 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo đó. Toà án có thể tiến hành xác minh, thu thập các chứng cứ, tài liệu để chuẩn bị cho việc xét xử.

- Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, nếu xét thấy cần thiết toà án có thể tiến hành hoặc uỷ thác cho toà án khác tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ để làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án nhưng không có nghĩa vụ phải điều tra.

Việc xác minh thu thập chứng cứ bao gồm nhiều biện pháp khác nhau:

+ Yêu cầu đương sự cung cấp bổ xung chứng cứ hoặc trình bày những vấn đề cần thiết;

+ Yêu cầu cơ quan Nhà nước, tổ chức hữu quan, cá nhân cung cấp bằng chứng có ý nghĩa cho việc giải quyết vụ án;

+ Yêu cầu người làm chứng trình bày về những vấn đề cần thiết;

+ Yêu cầu cơ quan chuyên môn định giá hoặc lập Hội đồng định giá tài sản có tranh chấp;

+ Xác minh tại chỗ;

+ Trưng cầu giám định;

- Trước khi mở phiên toà, toà án phải tiến hành hoà giải giữa các đương sự, đây là công việc bắt buộc toà án phải tiến hành trong tố tụng kinh tế, hoà giải có thể được tiến hành trong bất kỳ giai đoạn nào. Khi các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án thì toà án phải lập Biên bản hoà giải thành và ra quyết định công

nhận sự thoả thuận của các đương sự, quyết định này có hiệu lực pháp luật nếu hoà giải không thành thì toà án cũng phải lập biên bản hoà giải không thành và chuẩn bị đưa vụ án ra xét xử.

- Sau khi thụ lý vụ án trong thời hạn 40 ngày (đối với những vụ án phức tạp thời hạn không quá 60 ngày) toà án phải ra một trong các quyết định sau:

+ Đưa vụ án ra xét xử;

+ Tạm đình chỉ giải quyết vụ án;

+ Đình chỉ giải quyết vụ án.

Mt là: Quyết định đưa vụ án ra xét xử, gồm các nội dung sau: ♦ Ngày, tháng, năm địa điểm mở phiên toà;

♦ Việc xét xử được tiến hành công khai hoặc kín;

♦ Tên của các đương sự, những người tham gia tố tụng khác; ♦ Nội dung tranh chấp;

♦ Họ và tên của Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký phiên toà; Họ và tên của Kiểm sát viên nếu Viện kiểm sát tham gia phiên toà, Quyết định này phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp các đương sự, người bảo vệ quyền lợi của đương sự.

Hai là: Quyết định tạm thời đình chỉ giải quyết vụ án

Sau khi thụ lý vụ án, toà án không nhất thiết phải ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án: lý do ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án gồm:

♦ Nguyên đơn hoặc Bị đơn là cá nhân đã chết, pháp nhân đã giải thể mà cá nhân, pháp nhân kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng.

♦ Đã hết thời hạn chuẩn bị xét xử mà một trong các đương sự không thể có mặt vì lý do chính đáng;

♦ Chưa tìm được địa chỉ của Bị đơn hoặc Bị đơn bỏ chốn;

♦ Cần đợi kết quả giải quyết vụ án hình sự, vụ án dân sự và vụ án kinh tế khác. ♦ Đã có toà án thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp mà doanh nghiệp đó là đương sự của vụ án;

Trong khi đang giải quyết vụ án có liên quan đến doanh nghiệp mà phát hiện doanh nghiệp đó lâm vào tình trạng phá sản, trong trường hợp này toà án thông báo cho các chủ nợ, doanh nghiệp hữu quan biết.

Khi những lý do tạm đình chỉ nêu trên không còn thì toà án tiếp tục giải quyết vụ án.

Ba là: Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án:

Toà án quyết định đình chỉ giải quyết vụ án trong các trường hợp sau:

♦ Nguyên đơn hoặc Bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền và nghĩa vụ của họ không được thừa kế, pháp nhân đã giải thể mà không có cá nhân, pháp nhân kế thừa nghĩa vụ tố tụng.

♦ Người khởi kiện rút đơn kiện;

♦ Nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ 2 mà vẫn vắng mặt;

♦ Sự việc đã được giải quyết bằng bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án hoặc cơ quan có thẩm quyền.

♦ Thời hạn khởi kiện đã hết trước ngày toà án thụ lý vụ án; ♦ Sự việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án;

♦ Đã có quyết định của toà án mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp mà doanh nghiệp đó là đương sự của vụ án.

Quyết định đình chỉ của vụ án có thể bị kháng cáo, kháng nghị trừ trường hợp người khởi kiện rút đơn kiện.

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp (Trang 63 - 66)