Chuyển giao đơn phương

Một phần của tài liệu Thực trạng và xu hướng của cán cân thanh toán của Việt Nam (Trang 26 - 27)

Hình 2.18: Chuyển giao đơn phương của VN năm 1995-2009

0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008- est 2009- proj Private Official Transfers (net)

Nguồn: IMF country report

Khoản mục chuyển giao đạt thặng dư, đây là nguồn bù đắp cho những khoản mục

khác trong cán cân vãng lai đang bị thâm hụt.

Theo Báo cáo của NHNN VN, năm 2007 chuyển tiền ròng đạt thặng dư tăng

58,8% so với mức thặng dư năm 2006, do chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền của người lao động VN ở nước ngoài.

Năm 2008 chuyển tiền một chiều tăng 12% so với năm 2007, do chuyển tiền tư nhân tăng.

Năm 2009 chuyển tiền tư nhân giảm mạnh khiến cho khoản mục chuyển giao một

chiều giảm đáng kể so với năm 2008.

Hình 2.19: Lượng kiều hối chính thức chuyển về VN năm 1995-2009

Lượng kiều hối chính thức chuyển về VN

0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009

Lượng kiều hối chuyển về VN mỗi năm đều tăng lên, “theo báo cáo của Ngân

hàng thế giới công bố vào trung tuần tháng 7/2009, VN đứng thứ 10 trong số các nước

nhận được lượng kiều hối nhiều nhất trên thế giới vào năm 2008”.

Năm 2009 khủng hoảng kinh tế toàn cầu tác động mạnh lên các nước châu Âu,

châu Mỹ, khiến cho các nước này sa thải bớt lao động VN hoặc không nhận thêm người lao động mới, dẫn đến nguồn thu ngoại tệ từ nguồn kiều hối sụt giảm. Theo Ngân hàng

Nhà nước, đến ngày 31-12-2009 kiều hối chuyển về đạt 6,283 tỉ USD, giảm 12,8% so với năm 2008.

Kiều hối là nguồn ngoại tệ quan trọng, góp phần làm giảm sự thâm hụt của cán

cân vãng lai, vì vậy nhà nước cần thiết có các chính sách khuyến khích thu hút nguồn

ngoại tệ này trong thời gian tới

Một phần của tài liệu Thực trạng và xu hướng của cán cân thanh toán của Việt Nam (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)