Đầu tư gián tiếp nước ngoài

Một phần của tài liệu Thực trạng và xu hướng của cán cân thanh toán của Việt Nam (Trang 33 - 35)

“Đầu tư gián tiếp là việc mua bán chứng khoán và các giấy tờ có giá khác và góp vốn hoặc mua cổ phần dưới mọi hình thức theo quy định của pháp luật Việt Nam được

thực hiện bởi người không cư trú không tham gia vào quản lý công ty mà người này hoặc công ty đã đầu tư. Vốn ngoại tệ vãng lai cho đầu tư gián tiếp phải được quy đổi thành

đồng Việt Nam và bất cứ lợi nhuận nhận bằng đồng Việt Nam phải được quy đổi thành ngoại tệ trước khi chuyển ra nước ngoài. Các giao dịch này phải được thực hiện thông

qua tổ chức tín dụng được phép”3. Nguồn vốn nước ngoài đầu tư gián tiếp vào thị trường

chứng khoán lại là dòng vốn ngắn hạn, đưa vào cũng rất nhanh và rút ra cũng rất nhanh.

3

Về vai trò của nguồn vốn FII: là một yếu tố góp phần cơ bản làm cho hệ thống các

doanh nghiệp mạnh của Việt Nam lớn mạnh, đồng thời cũng góp phần kích thích thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển nhanh theo huớng hội nhập. Cụ thể, nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào tiến trình đầu tư chứng khoán đã làm thay đổi cách định giá cổ

phiếu của nhà đầu tư trong nước; dòng vốn FII dần dần gia tăng là cách thuyết phục để

lôi cuốn nhà đầu tư trong nước tham gia đông đảo.

Bảng 1.5 thể hiện dòng vốn FII vào thị trường chứng khoán Việt Nam dần dần gia tăng từ quý 3/2006 đến quý 1/2008, thời điểm vào nhiều diễn ra trong năm 2007. Trong

thời kỳ này lượng vốn FII đổ vào thị trường trái phiếu chiếm ưu thế (chiếm khoảng 60% -

70%). Lượng vốn FII đổ vào nhiều trong năm 2007 đã dẫn tới tình trạng quý 3, quý

4/2007 và quý 1/2008 thừa USD tại hệ thống ngân hàng thương mại và dẫn tới thiếu tiền đồng, gây áp lực làm VND lên giá. Đây cũng là cơ hội để Ngân hàng Nhà nước mua USD tăng dự trữ ngoại tệ. Nguyên nhân là:

+ Một là nhờ có sự tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững của nền kinh tế Việt Nam và sự

cải thiện trong môi trường pháp luật, thương mại. Tuy nhiên, việc ban hành Luật Chứng

khoán mới là lý do chính của sự gia tăng đầu tư gián tiếp.

+ Hai là vị thế chính trị ngày càng cao của Việt Nam trên thị trường thế giới và quá trình cổ phần hóa mạnh mẽ các doanh nghiệp nhà nước cũng là nguyên nhân thúc đẩy luồng

vốn đầu tư gián tiếp của Mỹ vào Việt Nam, làm cho các nhà đầu tư yên tâm khi bỏ vốn

vào thị trường này.

Khoảng thời gian trước năm 2005, lượng vốn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam rất

thấp, điển hình là tỷ trọng dòng vốn đầu tư gián tiếp (FII) so với FDI ở mức quá thấp, chỉ

chiếm 1,2% (năm 2002), 2,3% (năm 2003) và 3,7% (năm 2004) quá thấp so với các nước

trong khu vực như Thái Lan, Malaysia và Trung Quốc, tỷ trọng dòng vốn FII so với FDI

vào khoảng 30% - 40%.

Cùng với sự suy giảm đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư gián tiếp nước ngoài (bao gồm vốn đầu tư vào các chứng khoán cổ phần và chứng khoán nợ ) cũng bị giảm từ 8.6% GDP năm 2007 xuống còn 2.0% GDP năm 2009. Nguyên nhân là cuộc khủng

hoảng tài chính toàn cầu làm cho các nhà đầu tư lo ngại trước những bất ổn của thị trường và bán chứng khoán để nắm giữ những tài khoản ít rủi ro hơn khiến dòng vốn đầu tư gián tiếp sụt giảm nghiêm trọng vì thị trường chứng khoán của nước ta còn quá non

trẻ. Vốn đầu tư gián tiếp rút ra khỏi Việt Nam đạt khoảng 600 triệu USD năm 2009 (tương đương với dòng vốn rút ra của năm 2008)

Bảng 2.5: Dòng vốn đầu tư gián tiếp 2005 - 2009

Nguồn: Phụ lục 1

Một phần của tài liệu Thực trạng và xu hướng của cán cân thanh toán của Việt Nam (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)