0
Tải bản đầy đủ (.docx) (65 trang)

Phương hướng phát triển

Một phần của tài liệu THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA VIỆT NAM SANG ĐÀI LOAN (Trang 49 -50 )

- Phát triển rau, quả nhằm khai thác lợi thế về điều kiện khí hậu, sinh thái đa dạng (nhiệt đới, á nhiệt đới, ôn đới) của các vùng, để sản xuất thực phẩm có giá trị dinh dưỡng đa sinh tố cho người, góp phần giải quyết việc làm, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, tạo cảnh quan môi trường.

- Phát triển rau, quả đồng thời phải gắn với nhu cầu của thị trường, có khả năng cạnh tranh ở thị trường trong nước, thị trường các nước trong khu vực và trên thế giới, cả trước mắt và lâu dài. Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước và phục vụ xuất khẩu.

- Phát triển rau, quả đối với tất cả các vùng trong cả nước, trong đó cần quan tâm phát triển ở một số vùng có điều kiện sinh thái đặc biệt như: đồng bằng sông Cửu Long, Lâm Đồng, đồng bằng sông Hồng, miền núi phía Bắc, kết hợp cải tạo vườn tạp, thâm canh vườn cây hiện có với trồng mới theo hướng: vừa phát triển rộng rãi trong dân, vừa phát triển các vùng sản xuất chuyên canh cây chủ lực, được thâm canh, từng bước hiện đại hoá, sử dụng công nghệ truyền thống và công nghệ sạch để bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khoẻ và đời sống nhân dân, nâng cao chất lượng hàng hoá xuất khẩu.

- Tập trung và phát triển những loại cây ăn quả có lợi thế cạnh tranh cao, trong đó có một số loại cây chủ lực phục vụ xuất khẩu như: chuối, dứa, nhãn, thanh long, xoài, bưởi, vải, vú sữa...

- Gắn sản xuất với thị trường, đẩy mạnh sản xuất và chế biến các sản phẩm có giá trị gia tăng cao nhằm cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới. Trong thời gian tới, đối với rau quả chúng ta cần phải chú trọng đến thị trường Châu Á-Thái Bình Dương, trong đó đặc biệt là Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật, còn đối với hồ tiêu cần chú trọng đến thị trường Châu Âu.

- Sản xuất rau quả phải dựa trên cơ sở áp dụng công nghệ cao, trước hết phải thực hiện quy trình sản xuất theo hướng thực hành, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, cạnh tranh với hàng hoá nhập khẩu ngay tại thị trường trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu. Trong thời kỳ 2010 - 2020, ngoài đáp ứng nhu cầu nội địa, kim ngạch xuất khẩu rau hoa quả Việt Nam phấn đấu đạt 1,2 tỷ USD/năm.

Một phần của tài liệu THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA VIỆT NAM SANG ĐÀI LOAN (Trang 49 -50 )

×