này. Bộ phận này được thường trực 24/24 để có thể cập nhật giá cả hàng hoá trên thị trường một cách kịp thời đồng thời tư vấn cho lãnh đạo doanh nghiệp biết nên sử dụng loại công cụ phái sinh nào trong thời điểm hiện tại để phòng ngừa rủi ro hoạt động giao dịch hàng hoá.
Bộ phận chuyên trách này cũng chính là những người trực tiếp tiến hành giao dịch, đặt lệnh mua bán hàng hoá cho nhà môi giới, những tổ chức được cấp phép môi giới giao dịch hàng hoá với các Sở Giao dịch hàng hoá trên thế giới, do vậy đòi hỏi ở họ là phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, có khả năng phân tích thị trường nhanh và chính xác, sự trung thực và trách nhiệm trong công việc.
3.2.2 Hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc ứng dụng các công cụ phái sinh công cụ phái sinh
Chúng ta biết rằng trong nền kinh tế hiện nay, những ai nắm được thông tin nhanh và chính xác thì có nghĩa là họ đã nắm được cơ hội kinh doanh, là họ có được những phản ứng kịp thời, đúng nơi đúng lúc.
Trong lĩnh vực kinh doanh, một hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro do chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như kinh tế, chính trị, xã hội thì việc nắm bắt linh hoạt mọi biến cố thay đổi trên thị trường là một yêu cầu bức thiết. Để làm được điều đó thì điều vô cùng cần thiết là phải trang bị được các phương tiện kỹ thuật hiện đại, tạo điều kiện cho cán bộ chuyên trách kinh doanh có thể cập nhật thông tin nhanh chóng, liên tục để có những xử lý tình huống được nhanh chóng và hiệu quả.
69
Trong kinh doanh xuất nhập khẩu và ứng dụng công cụ phái sinh nhằm bảo hiểm, phòng ngừa rủi ro kinh doanh thì các doanh nghiệp có thể liên kết để lấy thông tin từ các hãng tin Reuters, Bloomberg, là các hãng tin chuyên về cung cấp các gói thông tin về tỷ giá, thị trường ngoại hối, thị trường hàng hoá và các thông tin khác về kinh tế, chính trị và xã hội của các nước công nghiệp phát triển có các đồng tiền mạnh, chủ chốt trên thế giới như Anh, Mỹ, Nhật Bản và các nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu-EU. Các thông tin này ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ giá hối đoái của các đồng tiền như USD, EUR, GBP và JPY trên thị trường. Ngoài ra hệ thống này còn cung cấp các chương trình phân tích kỹ thuật cho phép người kinh doanh ngoại tệ, kinh doanh hàng hoá sử dụng để dự đoán về xu hướng biến động của tỷ giá trong tương lai dựa trên những dữ liệu lịch sử.
Tuy nhiên, hệ thống thông tin này chỉ đưa ra các thông tin để tham khảo. Để có thể mua bán ngoại tệ, mua bán hàng hoá với những điều kiện thực tế về giá, tỷ giá thì cần phải có hệ thống môi giới điện tử EBS (Electronic Brokerage System). Hệ thống này giúp cho các doanh nghiệp mua được ngoại tệ, mua được hàng hoá với mức tỷ giá, giá thấp nhất có thể và bán hàng hoá với mức giá cao nhất có thể; Đồng thời tạo cho các giao dịch được thực hiện một cách nhanh chóng, dễ dàng nhất nhằm tránh và giảm thiểu được những rủi ro do chênh lệch giá trên thị trường.
Do vậy các doanh nghiệp nhất thiết phải trang bị hệ thống máy tính mạnh, kết nối mạng nội bộ và mạng internet toàn cầu, kết nối với hệ thống EBS của nhà môi giới của mình để nắm được những thông tin và ra quyết định kịp thời. Hệ thống máy tính phải được đảm bảo hoạt động an toàn, trực tuyến 24/24. Tất cả các cán bộ chuyên trách kinh doanh phải được cung cấp một hệ thống máy tính như vậy để có thể tham gia giao dịch trực tiếp trên
70
mạng, tận dụng thời cơ. Ngoài ra thì hệ thống máy điện thoại, máy fax cũng phải được trang bị đầy đủ để tăng thêm kênh xử lý thông tin.