động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp Việt Nam
2.2.3.1 Bảo hiểm rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu bằng hợp đồng kỳ hạn
Hợp đồng kỳ hạn được các doanh nghiệp dùng để hạn chế rủi ro đối với tỷ giá hối đoái. Để hiểu rõ được vấn đề này, cần xem xét tình huống cụ thể như sau.
Đầu năm 2006, Công ty An Nam chuyên nhập khẩu và phân phối loại xe do Đức sản xuất. Công ty này bán xe tại thời điểm mà một USD tương đương với 16.500 VND. Đến cuối năm 2006, đồng USD tăng giá và lúc này 1 USD tương đương với 16.650 VND do đó giá xe tính bằng đồng VND bị tăng
51
lên nhiều và hàng hóa ế ẩm, không bán được. Trước tình hình này, giám đốc điều hành của An Nam đã tìm cách hạn chế sự rủi ro về tỷ giá hối đoái này và biện pháp được áp dụng là sử dụng hợp đồng kỳ hạn tỷ giá hối đoái.
An Nam nhập khẩu xe bằng đồng USD và bán ra bằng đồng VND. Công ty cũng nhận thấy rằng khoảng cách về mặt thời gian kể từ khi làm thủ tục nhập khẩu xe đến khi có xe nhập khẩu về là khá lớn và trong thời gian đó tỷ giá hối đoái giữa đồng USD với VND có thể tăng hơn nữa. Trước nhận định như vậy công ty quyết định sử dụng hợp đồng kỳ hạn tỷ giá để bảo hiểm cho hoạt động kinh doanh của mình, tránh được thua lỗ do tỷ giá tăng lên. Tính toán lợi nhuận trên mỗi chiếc xe ở mức tỷ giá hiện tại là 1 USD bằng 16.650 VND, công ty quyết định làm hợp đồng kỳ hạn với ngân hàng của mình để mua 1.000.000 USD với kỳ hạn 3 tháng, như vậy công ty sẽ mất đi 16 tỷ 650 triệu VND để mua 1.000.000 USD. Công ty đã làm 4 hợp đồng kỳ hạn như vậy để tự bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho mình, đối phó với những bất lợi về tỷ giá. Và sau đó, thực tế tỷ giá giữa đồng USD và VND đã tăng mạnh hơn nữa theo đúng như dự kiến của công ty An Nam, 1 USD lúc này lớn hơn 16.650 VND nhiều và nếu như không tự bảo hiểm bằng hợp đồng kỳ hạn thì giá xe của công ty tính bằng VND sẽ còn đội lên cao nữa và công ty càng không bán được hàng, không thu được tiền về để quay vòng đồng tiền, kéo theo lợi nhuận giảm và không đảm bảo được kế hoạch kinh doanh.
Do tự bảo hiểm nên công ty đã tránh được bất lợi do biến động của tỷ giá.
2.2.3.2 Bảo hiểm rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu bằng hợp đồng tương lai
Để hiểu rõ làm thế nào một hợp đồng tương lai có thể sử dụng để hạn chế rủi ro cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, cần nghiên cứu trường hợp sau.
52
Tháng 6 năm 2006, Công ty xuất nhập khẩu Nam Hải chuyên xuất khẩu mặt hàng cao su đã mua một lượng hàng từ các hộ nông dân, sau khi chế biến thì có chi phí sản xuất tương đương với 220,5 JPY/ kg, tổng số lượng hàng hóa mà công ty Nam Hải mua được từ các hộ nông dân là 200.000 kg cao su và số hàng hóa này đang ở trong kho chờ bán.
Với nhiều nguồn thông tin thu thập được, công ty Nam Hải lo ngại rằng giá mặt hàng cao su có thể giảm trong vòng 6 tháng tới và công ty quyết định phòng ngừa cho rủi ro giảm giá này bằng một hợp đồng tương lai như sau.
Giá bán mặt hàng cao su tại thời điểm hiện tại là 232,5 JPY/ kg và công ty Nam Hải liên hệ với sàn TOCOM để bán 200.000 kg cao su của mình với giá 232,5 JPY/ kg, thời hạn giao hàng là 2 tháng và lệnh cũng đã khớp. Đến tháng 8, giá cao su giảm xuống đúng như dự kiến của công ty Nam Hải và mức giá cao su tháng 8 chỉ còn 221.0 JPY/ kg, ngay lập tức công ty Nam Hải ký hai hợp đồng: hợp đồng bán 200.000 kg cao su cho đối tác nước ngoài với giá 221.0 JPY/ kg, thời hạn giao hàng cuối tháng 8; hợp đồng mua trên sàn TOCOM số lượng 200.000 kg cao su với mức giá là 221.0 JPY/ kg, thời gian giao hàng là cuối tháng 8 và lệnh cũng đã khớp. Kết quả như sau:
Đối với hợp đồng bán 200.000 kg cao su cho đối tác nước ngoài tại mức giá 210.0 JPY/ kg, công ty thực hiện việc xuất kho giao hàng và nhận khoản thanh toán của đối tác nước ngoài. Giá bán hàng hóa là 210.0 JPY/ kg trong khi trước đó công ty đã mua hàng nhập kho với giá 220.5 JPY/ kg do vậy đối với thương vụ này công ty đã bị lỗ 210.0 - 220.5 = -10.5 JPY/ kg, như vậy cả thương vụ công ty Nam Hải bị lỗ vốn -10.5 x 200.000 = -2.100.000 JPY.
Đối với hợp đồng tương lai bán trên sàn TOCOM công ty bán được 200.000 kg cao su với mức giá 232.5 JPY/ kg và chỉ mua với giá 221.0 JPY/
53
kg cho nên với mỗi kg cao su bán được công ty lãi 232.5 - 221.0 = 11.5 JPY, tính cả thương vụ công ty lãi 11.5 x 200.000 = 2.300.000 JPY.
Như vậy tính chung lại, công ty tuy bị lỗ 2.100.000 JPY đối với trường hợp giao hàng thật, nhưng công ty lại lãi tới 2.300.000 JPY trong trường hợp bán hàng hóa bằng hợp đồng tương lai. Chung quy lại công ty vẫn có lãi 200.000 JPY cho thương vụ bán 200.000 kg cao su này.
Cũng với một giao dịch tương tự như vậy nhưng thời hạn giao hàng là tháng 9 và giá cao su trong tháng 9 lại tăng lên đến 250.0 JPY/ kg thì công ty cũng ngay lập tức ký 2 hợp đồng: hợp đồng bán 200.000 kg cao su cho khách hàng nước ngoài với giá 250.0 JPY/ kg, giao hàng vào cuối tháng 9; hợp đồng mua trên sàn TOCOM 200.000 kg cao su với mức giá 250 JPY/ kg, thời hạn giao hàng vào cuối tháng 9. Lệnh đã khớp và kết quả xảy ra như sau:
Công ty thực hiện xuất kho giao hàng cho khách hàng nước ngoài vào cuối tháng 9 và nhận được khoản thanh toán của khách hàng. Giá mua nhập kho trước đây là 220.5 JPY/ kg và bán được 250.0 JPY/ kg, như vậy mỗi kg cao su công ty lãi 250.0 - 220.5 = 29.5 JPY và cả hợp đồng bán 200.000 kg cao su công ty lãi 5.900.000 JPY.
Đối với hợp đồng tương lai giao dịch trên sàn TOCOM, công ty đã bán trước với giá 232.5 JPY/ kg cao su nhưng phải mua vào với giá 250.0 JPY/ kg cao su để tất toán hợp đồng nên công ty bị lỗ 232.5 - 250.0 = -17.5 JPY cho mỗi kg cao su, như vậy cả hợp đồng tương lai công ty bị lỗ -3.500.000 JPY.
Tính cả thương vụ giao hàng thực tế và giao dịch hợp đồng tương lai công ty vẫn lãi một khoản bằng 5.900.000 - 3.500.000 = 2.400.000 JPY.
Như vậy chúng ta có thể thấy rằng bằng việc sử dụng công cụ phái sinh hợp đồng tương lai, công ty Nam Hải đã tránh được tổn thất khi giá hàng hóa trên thị trường có biến động mà vẫn có được lợi nhuận từ thương vụ mua bán
54
và có thể cố định được mức lợi nhuận mong muốn của mình nhằm phục vụ cho việc lên các kế hoạch kinh doanh trong tương lai.
2.2.3.3 Bảo hiểm rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu bằng hợp đồng quyền chọn
Thay vì sử dụng hợp đồng kỳ hạn hoặc hợp đồng tương lai, công ty có thể sử dụng hợp đồng quyền chọn để bảo hiểm rủi ro cho mình.
Các công ty thường chọn hợp đồng quyền chọn trong trường hợp họ muốn tiếp tục thu được lợi nhuận kể cả khi giá thay đổi không theo ý muốn của công ty. Ta đi xem xét một ví dụ sau để hiểu rõ về việc bảo hiểm bằng quyền chọn.
Với trường hợp quyền chọn bán:
Tháng 1 năm 2007, công ty cổ phần TNP có hợp đồng xuất khẩu hàng hóa sang thị trường EU và được thanh toán số tiền hàng là 1.000.000 EUR sau 6 tháng nữa. Công ty TNP lo lắng việc đồng EUR có thể bị giảm giá do vậy công ty TNP đã tiến hành mua từ ngân hàng phục vụ mình một hợp đồng quyền chọn bán EUR/VND với số lượng tiền muốn bán là 1.000.000 EUR, thời hạn 6 tháng với mức giá 24.800 VND/EUR, phí mua quyền chọn là 0,00188 EUR cho một đơn vị tiền tệ và với 1.000.000 EUR thì chi phí bỏ ra để mua quyền chọn bán là 1.880 EUR.
Sau 6 tháng, công ty TNP nhận được khoản thanh toán 1.000.000 EUR tiền hàng từ đối tác nước ngoài và tại thời điểm này tỷ giá EUR so với VND thấp hơn 24.800 VND/EUR, chỉ đạt 24.700 VND/EUR, công ty TNP thực hiện ngay quyền chọn bán EUR cho ngân hàng phục vụ mình để đổi lấy VND. Lúc này công ty được quyền bán cho ngân hàng phục vụ mình 1.000.000 EUR với tỷ giá EUR/VND bằng 24.800, thu được 24 tỷ 800 triệu đồng nhưng mất đi phí quyền chọn bán là 1.880 EUR.
55
Nhưng nếu cùng giao dịch này nhưng vào thời điểm hiện tại, tỷ giá EUR/VND không là 24.800 nữa mà lên cao hơn, giả sử đạt 24.850, công ty TNP có thể không thực hiện quyền chọn bán của mình nữa vì khi đó với số tiền 1.000.000 EUR công ty có thể bán với giá thị trường cao hơn giá đã ký hợp đồng quyền chọn bán với ngân hàng phục vụ mình.
Với trường hợp quyền chọn mua:
Cũng tương tự như trường hợp quyền chọn bán, ở ví dụ này, trong tháng 3 năm 2007 công ty TNP nhập khẩu hàng từ Nhật Bản và 3 tháng sau khi ký hợp đồng phải thanh toán cho đối tác 100.000.000 JPY. Công ty lo ngại đồng JPY tăng giá trong 3 tháng tới nên quyết định mua quyền chọn mua 100 triệu JPY thời hạn 3 tháng với tỷ giá JPY/VND là 140.6, phí quyền chọn mua là 0.002 JPY cho một đơn vị tiền tệ nghĩa là nếu thực hiện quyền chọn mua thì công ty TNP mất đi một khoản chi phí là 200.000 JPY.
Sau 3 tháng, công ty TNP phải thanh toán cho khách hàng 100 triệu JPY. Khi này nếu tỷ giá JPY/VND lên trên 140.6, công ty TNP ngay lập tức thực hiện quyền chọn mua của mình để mua 100 triệu JPY với tỷ giá JPY/VND bằng 140.6 theo như hợp đồng quyền chọn và mất đi phí mua quyền chọn mua là 200.000 JPY.
Nhưng với giao dịch này vào thời điểm hiện tại, nếu tỷ giá lại giảm xuống thấp hơn 140.6 VND ăn 1 JPY, công ty TNP không thực hiện quyền chọn mua đã ký trước đây với ngân hàng của mình mà mua 100 triệu JPY theo tỷ giá hiện tại để thanh toán cho khách hàng nước ngoài.
Như vậy quyền chọn cho phép công ty xuất nhập khẩu có thể bảo hiểm cho các khoản thu nhập của mình trong việc xuất, nhập khẩu hàng hóa mỗi khi có những bất lợi về tỷ giá xảy ra. Ứng dụng quyền chọn này rất quan trọng và thiết thực bởi lẽ tỷ giá hối đoái luôn luôn biến động không ngừng trong một chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp.
56
2.2.3.4. Bảo hiểm rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu bằng hợp đồng hoán đổi
Công ty Vận tải Dầu khí Việt Nam (PV Trans) vừa ký hợp đồng hoán đổi lãi suất kỳ hạn 5,5 năm với Ngân hàng ANZ Việt Nam. [http://www.vntrades.com/tintuc/name-News-file-article-sid-28328.htm.]
Đây là sản phẩm tài chính Quốc tế mà ANZ đã và đang triển khai tại thị trường Việt Nam, nhằm cung cấp cho khách hàng các giải pháp bảo hiểm lãi suất giúp họ quản lý được rủi ro về biến động lãi suất. Hợp đồng hoán đổi lãi suất bao gồm việc hoán đổi lãi suất giữa hai bên tham gia hợp đồng. Hợp đồng này cho phép hoán đổi lãi suất cố định thành lãi suất thả nổi và ngược lại. Lợi ích mà khách hàng của ANZ nhận được là một hợp đồng hoán đổi lãi suất giúp họ quản lý dòng tiền của mình bằng cách cố định lãi suất của các khoản nợ, vì vậy có thể biết trước được chi phí vay nợ trong một khoảng thời gian cố định. Như vậy có nghĩa là hợp đồng hoán đổi lãi suất giúp các doanh nghiệp quản lý được rủi ro về biến động lãi suất, trong khoảng thời gian từ 1 - 10 năm.
Hoán đổi lãi suất là sản phẩm thường được sử dụng giữa các định chế tài chính hay giữa các ngân hàng với khách hàng của mình tại các thị trường tài chính quốc tế phát triển. Sản phẩm mang lại lợi ích lớn cho các khách hàng doanh nghiệp và các định chế tài chính có các tài sản và khoản phải trả trong trung hạn và dài hạn bởi nó giúp khách hàng cố định được khoản lãi suất thu được cũng như các chi phí lãi vay phải trả.
Tại Việt Nam, mặc dù đã được Ngân hàng Nhà nước cho phép sử dụng từ một vài năm trước nhưng sản phẩm hoán đổi lãi suất vẫn còn rất mới mẻ trên thị trường tài chính trong nước và hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn chưa hiểu biết nhiều về sản phẩm này.