Tổ chức bộ máy quản lý ngân sách giáo dục toàn thành phố.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm tăng cường quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn thủ đô Hà Nội đến 2005 (Trang 69 - 71)

- Đối với khâu quyết toán ngân sách.

2.3. Tổ chức bộ máy quản lý ngân sách giáo dục toàn thành phố.

Hàng mẫu, ngân sách thành phố chi hàng trăm tỷ đồng cho sự nghiệp giáo dục để đầu t và cung cấp cho sự hoạt động của lĩnh vực này, cung cấp những khoản phúc lợi xã hội cho nhân dân mà phúc lợi giáo dục là vô cùng cần thiết. Cụ thể, năm 1997, ngân sách thành phố chi 270,557 tỷ đồng cho sự nghiệp giáo dục, chiếm 77,89% trong tổng chi giáo dục - đào tạo và 12,35% trong tổng chi của thành phố. Sang năm 1999 số chi cho giáo dục là 295,746 tỷ động 9tăng 25,189 tỷ tức 9,31% so với năm 1998)... Đến năm 2000 con số này đã tăng lên 324,345 tỷ đồng 9tăng 28,599 tỷ đồng so với 1999). Điều này chứng tỏ sự quan tâm của thành phố đối với sự nghiệp giáo dục thủ đô không ngừng tăng lên, thể hiện qua việc tăng chi liên tục trong nhiều năm cho giáo dục thủ đô. Vì vậy để đạt hiệu quả cao nhất đối với các phần vốn ngân sách này, chúng ta phải có một

bộ máy quản lý ngân sách Nhà nớc hoàn chỉnh và làm việc hiệu quả, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới và hội nhập hiện nay. Chúng ta thành lập bộ máy quản lý tài chính theo hệ thống ngành giáo dục, mà trớc mắt là bộ máy tài chính trong Sở giáo dục và đào tạo.

Sở giáo dục và đào tạo biên chế 5 - 7 ngời đối với phòng kế hoạch tài vụ và chịu trách nhiệm quản lý ngân sách giáo dục toàn thành phố, với cơ cấu sắp xếp:

+ Trởng phòng phụ trách công tác kế hoạch tài chính kiêm kế toán trởng. + Phó phòng phụ trách công tác cấp phát, kế toán và theo dõi tổng hợp. + Một ngời làm công tác cấp phát kinh phí, quyết toán và tổng hợp với kho Bạc.

+ Một ngời chuyên quản các trờng trực thuộc Sở giáo dục và đào tạo. + Một ngời chuyên quản các phòng giáo dục quận, huyện.

- Các trờng trực thuộc Sở giáo dục và đào tạo phải thực hiện quyết toán với Sở ban hành.

- ở các phòng giáo dục có bộ phận tài vụ chịu trách nhiệm chi tiêu cho cán bộ quản lý ở phòng và chi cho các trờng tiểu học, trung học cơ sở, mầm non quốc lập.

Nhằm thực hiện nghiêm túc luật ngân sách nhà nớc và thực hiện có hiệu quả các khoản chi, Sở giáo dục đào tạo phải điều tra phân loại trình độ đội ngũ cán bộ nhân viên tài chính kế toán từ cấp thành phố đến quận - huyện, tránh tình trạng cán bộ không có chuyên môn tài chính lại làm nhiệm vụ tài chính trong ngành.

Sơ đồ bộ máy quản lý ngân sách giáo dục Hà Nội.Phó giám đốc Sở giáo dục và đào tạo phụ trách tài vụ

Phòng kế hoạch tài vụ

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm tăng cường quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn thủ đô Hà Nội đến 2005 (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w