Những điểm yếu và thách thức của XKTS

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng XK thuỷ sản VN trong thời gian qua (Trang 31 - 38)

II. THỰC TRẠNG XKTS VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA

3. Những điểm yếu và thách thức của XKTS

3.1.Những điểm yếu của xuất khẩu thuỷ sản

* Điều kiện tự nhiên diễn biến bất thường gây khó khăn cho hoạt động khai thác và NTTS

Phần lớn các vùng kinh tế thuỷ sản có tiềm năng lớn của Việt Nam nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, với các đặc trưng chủ yếu là nhiệt độ cao, cường độ ánh sáng mạnh, lượng mưa nhiều. Mùa mưa thường trùng với mùa bão và gây lũ lụt làm thiệt hại lớn đến hoạt động khai thác và NTTS của cả nước. Ngược lại, mùa khô thường kéo dài gây hạn hán, thiếu nước cho sản xuất sinh hoạt.

Phần lớn thềm lục địa hẹp, vùng biển khơi, đáy biển gồ ghề gây khó khăn cho nghề kéo lưới, biển nghèo phù sa đáy do đó trữ lượng thuỷ sản không cao. Bờ biển tuy dài nhưng cửa lạch không tốt, không thuận lợi cho neo đậu, trú gió bão của tàu thuyền. Đồng bằng của các lưu vực sông nhỏ hẹp, lượng phù sa thấp, vùng bờ biển có ít các vành đai bải vệ nên luôn bị biển xâm thực, gây ảnh hưởng đến các công trình NTTS.

Chúng ta có thể thấy rõ hơn tác động của điều kiện thời tiết, khí hậu diễn biến bất thường tới nghề nuôi tôm giống của ngành thuỷ sản vào cuối năm 2000 đầu năm 2001 vừa qua. Do trời nắng hạn kéo dài, nước trong đầm, ao nuôi cạn, nhiệt độ biến động lớn giữa ngày và đêm đã tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh tôm phát triển nhanh và lan ra trên diện rộng, làm cho hàng tỷ con tôm giống bị chết. Điều này không chỉ gây thiệt hại lớn 31

cho người nuôi tôm mà nó còn tác động xấu tới việc cung cấp nguyên liệu cho chế biến XKTS.

* Lực lượng lao động thuỷ sản tuy dồi dào nhưng chất lượng lao động còn nhiều hạn chế

Theo thống kê của Bộ Thuỷ sản, tổng lao động của ngành là khoảng 3,5 triệu người, trong đó khoảng 5 - 7% lao động thuộc khu vực kinh tế quốc doanh, hơn 90% lao động thuỷ sản thuộc khu vực ngoài quốc doanh, trong số lao động ngoài quốc doanh: 10% lao động mù chữ, 2% lao động có trình độ phổ thông trung học, 15% lao động hết cấp phổ thông cơ sở, 70% lao động chỉ đạt trình độ tiểu học.

Từ khi thực hiện chương trình phát triển NTTS Bộ, một bộ phận lớn lao động trong các ngành sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả được chuyển sang lao động trong ngành thuỷ sản. Phần đa trong lực lượng lao động này là ít được đào tạo, lại mới làm quen với nghề nên trình độ tay nghề thấp, năng suất,chất lượng còn chưa cao.

Với trình độ như vậy sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất, chất lượng sản phẩm, sự thâm nhập vào thị trường thế giới nhất là đối với các thị trường khó tính.

* Công nghệ sản xuất thuỷ sản nhìn chung còn lạc hậu và khó có khả năng đầu tư lớn trong khi những đòi hỏi về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng thuỷ sản xuất khẩu của thị trường thế giới ngày càng cao và chặt chẽ. Do vậy so với yêu cầu phát triển sản xuất hàng xuất khẩu có giá trị gia tăng thì trình độ kỹ thuật chế biến của các doanh nghiệp XKTS Việt Nam còn thấp và chưa đáp ứng được yêu cầu.

Trong những năm qua, trình độ khoa học - công nghệ của ngành thuỷ sản tuy có bước phát triển nhưng vẫn còn thua kém các nước trong khu vực và trên thế giới:

• Trong khai thác hải sản phần lớn dùng phương tiện nhỏ,công suất thấp, lao động thủ công, khai thác ven bờ, làm cạn kiệt tài nguyên; việc ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại để vươn ra khai thác xa bờ còn nhiều hạn chế.

• Trong NTTS còn mang tính tự phát, nuôi trồng theo kinh nghiệm dân gian, theo hộ gia đình quy mô nhỏ, việc ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào nuôi trồng chưa rộng rãi, năng suất, chất lượng sản phẩm nuôi chưa cao…

• Trong chế biến xuất khẩu: Tuy các nhà máy chế biến xuất khẩu đã nỗ lực rất lớn trong việc cải tạo điều kiện sản xuất, môi trường và đổi mới công nghệ nhưng chủng loại, mẫu mã và bao bì thuỷ sản xuất khẩu chưa phong phú, hàng chế biến sâu còn chiếm tỷ lệ thấp vẫn còn xuất khẩu nhiều thuỷ sản dạng nguyên liệu thô và sơ chế, sức cạnh tranh kém. Các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam còn chưa tiếp cận được nhiều khách hàng tiêu thụ trực tiếp, còn nhiều thủy sản bán qua các khách hàng trung gian nên đạt kim ngạch thấp.

• Trong dịch vụ hậu cần vẫn còn nhiều yếu tố bất cập, thiếu đồng bộ. Hệ thống cơ sở hạ tầng khu vực phục vụ cho phát triển khai thác, nuôi trồng, chế biến thuỷ sản còn nhiều yếu kém: Hệ thống đường giao thông, chưa có nhiều cảng cá, các trung tâm dịch vụ cho bán buôn cá chưa hình thành làm tăng chi phí sản xuất, gây khó khăn trong vận chuyển hàng hoá, mở rộng quan hệ thị trường nước ngoài.

* Môi trường cho phát triển XKTS là môi trường hết sức linh hoạt và nhạy cảm.Việc phát triển khai thác và NTTS không theo quy hoạch và không chú ý đảm bảo các điều kiện an toàn sinh thái và vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ dẫn đến những hậu quả rất nghiêm trọng, có tính chất lâu dài về môi trường, xã hội và thị trường.

Mặc dù trong báo cáo tổng kết năm 2002 đã khẳng định: “then chốt của việc đảm bảo phát triển NTTS nhanh, ổn định, bền vững là làm tốt công tác quy hoạch”. Nhưng thực tế công tác quy hoạch NTTS trong 2 năm vừa qua còn nhiều lúng túng, chưa tạo được sự chuyển biến về chất trên các vùng nuôi. Ô nhiễm môi trường đã xuất hiện trên nhiều vùng đầm phá, thiếu nước ngọt. suy giảm nguồn nước ngầm ở các vùng nuôi tôm trên cát. Cơ sở hạ tầng cho NTTS là thuỷ lợi chưa được đầu tư cải thiện dẫn tới nhiều rủi ro trong nuôi trồng.

Chưa xây dựng được chiến lược phát triển giống thuỷ sản phục vụ cho NTTS.Việc quản lý giống thuỷ sản thực hiện chưa tốt, dẫn tới hiện tượng chất lượng giống không ổn định, giống khi thừa khi thiếu, giá cả biền động. Công nghệ sản xuất giống của nhiều đối tượng nuôi chưa thực sự ổn định và chưa đủ lượng, đến hết năm 2003 vẫn chưa xuất hiện đối tượng nuôi mới có khả năng tạo sản lượng xuất khẩu lớn.

Việc đa dạng hoá đối tượng nuôi bước đầu được quan tâm song chưa có chuyển biến đáng kể. Tôm sú tiếp tục là đối tượng chủ lực thu hút người dân trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tuy nhiên các đối tượng tôm khác, các loài nước ngọt và nước mặn chưa thu được kết quả sản xuất kinh doanh như mong muốn hoặc chưa hình thành sản phẩm hàng hoá có tính chiến lược.

Việc xây dựng các vùng nuôi sạch chưa được chú trọng đúng mức cho phù hợp với yêu cầu của thị trường, bớt rủi ro cho người nuôi và không tác hại đến môi trường sinh thái. Chậm xây dựng hệ thống cảnh báo môi trường gắn với quản lý các nguồn nước và hoạt động nuôi thuỷ sản.

Thực tế cho thấy, tổ chức triển khai quy hoạch phát triển thuỷ sản chậm là nhân tố khiến tính tự phát trong phát triển thuỷ sản lan rộng gây hậu quả vệ kinh tế và môi trường rất nặng nề. Đó là việc phát triển nuôi tôm ồ ạt trong khi các điều kiện cần thiết cho phát triển nuôi tôm thiếu như: chưa được quy hoạch, không có thiết kế mẫu khu đầm nuôi, thiếu hệ thống dẫn nước, thiếu kỹ thuật nuôi, thiếu giống, không có kiến thức về dịch bệnh nên trong những tháng cuối năm 2000 và đầu năm 2001, một số vùng nuôi tôm bị chết hàng loạt. Lại thêm thời tiết bất thường, mưa lớn, nắng nóng kéo dài, nên nhiều tỉnh tôm bị dịch bệnh, hơn thế nữa mưa bão xảy ra nhiều nên thiệt hại lớn.

Mặt khác chúng ta vẫn chưa có quy hoạch hệ thống chế biến gắn với quy hoạch phát triển nguyên liệu trên từng vùng trong cả nước, dẫn tới việc năng lực chế biến phát triển nhanh nhưng khả năng cung ứng nguyên liệu xuất khẩu lại thiếu ở một số thời điểm. Hiện nay vẫn còn tình trạng bơm chích tạp chất vào nguyên liệu chế biến trong khi các biện pháp kiểm tra, quản lý thị trường chưa đáp ứng yêu cầu. Việc suy giảm chất lượng tôm xuất khẩu sẽ đến nguy cơ thuỷ sản Việt Nam không giữ được uy tín tại những thị trường quan trọng như: Nhật Bản, EU, Hàn Quốc và Đài Loan...

* Môi trường kinh doanh theo nghĩa rộng chưa đủ thuận lợi.

Hệ thống luật pháp còn thiếu đồng bộ và chưa hoàn chỉnh lại luôn thay đổi, chồng chéo và mâu thuẫn với nhau...tạo ra các kẽ hở để các doanh nghiệp luồn lách và gian lận cũng như tạo ra một môi trường cạnh tranh thiếu bình đẳng và trung thực làm phương hại đến hoạt động sản xuất kinh doanh hàng thuỷ sản.

Nam với nước ngoài...Các thủ tục hành chính, hải quan còn quá nặng nề và phiền nhiễu gây khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh XKTS.

* Thiếu vốn để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh và thiếu các nguồn để bảo đảm đầu tư cho ngành kinh tế có nhiều rủi ro và tỷ lệ lợi nhuận thấp trong điều kiện cơ sở hậu cần và hạ tầng còn quá yếu kém và lạc hậu.

Đầu tư vào ngành thuỷ sản cũng như vào các ngành khai thác tài nguyên khác (lâm sản, khai thác khoáng sản...) được coi là tham gia vào các vụ cá cược và đánh bạc bởi vì không tự chủ được về đầu vào cũng như đầu ra. Ngoài ra, đối với thuỷ sản còn có khó khăn hơn nữa vì không thể xác định được địa điểm cố định để khai thác nguồn lợi, đó là chưa nói tới những vấn đề liên quan tới chủ quyền và an ninh của một nước, vì vậy đối với đầu tư vào ngành thuỷ sản, việc tìm kiếm nguồn vốn tư nhân - đầu tư trực tiếp nước ngoài - FDI là rất khó khăn, còn đầu tư của nhà nước hay nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức - ODA là những nguồn quan trọng nhất, điều này đặc biệt trong việc tổ chức đánh bắt xa bờ...

* Số lượng dịch vụ còn thiếu và chất lượng chưa cao, đó là các dịch vụ về thông tin kinh tế, về nghiên cứu tiền đầu tư, nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm mới, kiểm tra chất lượng, bao bì đóng gói, kế toán và kiểm toán, các dịch vụ với ngân hàng, bảo hiểm, vận tải, ngân hàng dữ liệu...

Một trong những điểm yếu là đó là khả năng dự báo của doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước còn nhiều hạn chế, thông tin về thị trường thuỷ sản thế giới còn thiếu và chậm...Khi cá tra, cá basa được giá thì nông dân các tỉnh Đồng Bằng sông Cửu Long phát triển quá nhiều các bè cá, làm cho giá bán lại tụt xuống. Cuối năm 2003, giá 2 loại cá này xuống thấp thì nông dân chuyển sang nuôi các loại thuỷ sản khác; đầu năm 2004 do tác động của dịch cúm gia cầm, nhu cầu về 2 loại cá này tăng mạnh trên thị trường thế giới và trong nước (trong tháng 3 và tháng 4 năm 2004 khoảng 3,6 đến 3,7USD/kg) thì không có cá để tiêu thụ và xuất khẩu.

* Thực tế trong những năm qua cho thấy, thị trườngXKTS của Việt Nam rõ ràng là chưa ổn định. Chủng loại sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu còn nghèo nàn, chủ yếu bao gồm tôm, mực đông lạnh sơ chế (chiếm khoảng 80% khối lượng). Cơ cấu thuỷ sản xuất khẩu chưa hợp lý, tuy đã giảm so với trước nhưng tỷ lệ tôm vẫn còn cao trong tổng số lượng thuỷ sản xuất khẩu (năm 2003 chiếm tỷ lệ 43,6%), tỷ lệ sản phẩm có dạng chế 35

biến sâu, có giá trị gia tăng cao còn thấp; chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm theo các tiêu chuẩn quốc tế còn nhiều hạn chế, chưa phù hợp với các yêu cầu của các nước nhập khẩu lớn. Người sản xuất kinh doanh mới chỉ quan tâm đến số lượng mà chưa quan tâm nhiều đến chất lượng chế biến. Do đó mặc dù giá sản phẩm thấp, chỉ bằng 70% mức giá sản phẩm cùng loại của Thái Lan, Indonexia...nhưng vẫn không đủ sức cạnh tranh. Rõ ràng dù có lợi thế là tài nguyên thuỷ sản phong phú, điều kiện khí hậu thuận lợi, giá lao động rẻ hơn nhiều so với các nước khác, nhưng do trình độ khoa học và công nghệ còn thấp, cơ sở hạ tầng yếu kém lại thiếu kinh nghiệm trong quản lý khiến cho lợi thế so sánh trong XKTS của Việt Nam chưa được phát huy và xuất khẩu chưa đạt hiệu quả mong muốn. Thêm vào đó, chúng ta lại chưa đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp vào các thị trường chính mà chủ yếu vẫn phải qua trung gian tái xuất như: Singapore, Hồng Kông...Chưa đủ khả năng bán hàng theo điều kiện CIF và các điều kiện khác có hàm lượng dịch vụ bán hàng cao hơn, chưa sử dụng được hình thức đại lý bán hàng thuỷ sản ở các nước tiêu thụ lớn như: Nhật Bản, EU, Bắc Mỹ...nên không tận dụng được các cơ hội thị trường để đẩy mạnh xuất khẩu.

Cho đến nay chúng ta vẫn thiếu một kế hoạch và chương trình tổng thể xúc tiến hàng thuỷ sản Việt Nam ở nước ngoài mặc dù có tiến hành một số hoạt động xúc tiến thử như: tham gia các hội chợ thương mại, cử các đoàn cán bộ đi khảo sát nước ngoài...nhưng nhìn chung những hoạt động này còn mang tính tự phát và chưa thể coi đó là hoạt động xúc tiến xuất khẩu thực sự vì nó chưa được thực hiện đúng nơi, đúng đối tượng, đúng nội dung...Thuỷ sản Việt Nam đã được nhiều nhà nhập khẩu biết đến vì chất lượng tốt nhưng người tiêu dùng thì gần như chẳng biết gì về thuỷ sản Việt Nam. Vì hiện nay nhiều sản phẩm thuỷ sản Việt Nam chưa có thương hiệu riêng, các sản phẩm xuất khẩu đều mang thương hiệu của các nhà nhập khẩu. Do đó trong xúc tiến thương mại phải coi trọng và tập trung vào việc xây dựng thương hiệu, đặc biệt đối với những sản phẩm như cá tra, cá basa, tôm sinh thái...

3.2. Những thách thức của XKTS trong những năm tới

* Sự hội nhập kinh tế quốc tế với sự dỡ bỏ hàng rào phi thuế quan, sự gia tăng dần vị thế của thuỷ sản Việt Nam trên thị trường quốc tế sẽ tạo ra sự cạnh tranh khốc

liệt với nhiều phương thức khác nhau, phải đương đầu trên thị trường thế giới cả ở ngay trên thị trường Việt Nam với các nước khác.

Ngay sau khi Việt Nam gia nhập ASEAN (28/07/1995), ngành thuỷ sản đã đưa ra lộ trình cắt giảm thuế theo yêu cầu của CEPT.

Bảng 10: Lộ trình giảm thuế theo CEPT của ngành thuỷ sản.

1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Thuỷ sản tươi sống % 15 15 10 10 10 5 5 5 5 Thuỷ sản chế biến % 40 40 35 20 20 20 15 10 5

Nguồn: Báo cáo của Bộ trưởng Bộ thuỷ sản tại hội thảo: “Việt Nam sẵn sàng gia nhập WTO” ngày 04/07/2003.

Theo bảng trên chúng ta có thể nhận thấy chủ trương của Việt Nam là cắt giảm nhanh thuế nhập khẩu nguyên kiệu nhằm khuyến khích nhập khẩu nguyên liệu phục vụ chế biến tái xuất khẩu, nhưng cắt giảm vừa phải nhóm hàng thuỷ sản thực phẩm nhằm bảo hộ cho ngành chế biến thuỷ sản trong nước.

Đối với WTO: theo nguyên tắc tôn trọng các cam kết khu vực (nhưng không trái ngược với WTO), do vậy quan điểm về thuế đối với hàng thuỷ sản giống như cam kết thực hiện CEPT là bảo hộ đối với sản xuất thuỷ sản chế biến trong nước và khuyến khích nhập khẩu nguyên liệu, công nghệ để chế biến tái xuất khẩu. Vì lẽ đó, trong đàm phán với WTO đối với nhập khẩu nguyên liệu thuỷ sản việc cắt giảm thuế nhanh và cao hơn, còn đối với thuỷ sản chế biến, mức giảm sẽ thấp và chậm.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng XK thuỷ sản VN trong thời gian qua (Trang 31 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w