Thị trường Nhật Bản:

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng XK thuỷ sản VN trong thời gian qua (Trang 42 - 43)

III. MỘT SỐ THỊ TRƯỜNG XKTS CHỦ YẾU CỦA VIỆT NAM

2.Thị trường Nhật Bản:

* Tình hình XKTS của Việt Nam sang Nhật Bản:

Từ trước đến nay Nhật Bản vẫn là thị trường XKTS truyền thống của Việt Nam. Vào những năm đầu thập kỷ 90, thị trường Nhật chiếm tỷ trọng tới 65 - 75% thị trường XKTS của Việt Nam. Mặc dù trong những năm gần đây do chiến lược chuyển hướng xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, EU...nên tỷ trọng có giảm đi nhưng vẫn ở mức cao, và cho đến nay Nhật Bản vẫn là thị trường XKTS lớn nhất của Việt Nam. Năm 2003 chiếm tỷ trọng 26,5% thị phần với 593,6 triệu USD trong tổng KNXK thuỷ sản. Năm 2004, tăng lên 31,9% thị phần với 764,6 triệu USD.

Tôm hùm đen đông lạnh chiếm phần áp đảo trong lượng tôm nhập khẩu của Nhật Bản. Ngoài ra, Nhật còn nhập cả tôm pan đang nuôi. Ngành dịch vụ ăn uống tại Nhật có nhu cầu lớn và ổn định về tôm hùm và các loại khác. Thời gian gần đây, lượng nhập khẩu tôm đã chế biến có xu hướng tăng lên. Nhật Bản đánh giá cao hải sản của Việt Nam. Hầu hết lượng tôm, mực đông lạnh chào hàng của nước ta đều được khách hàng Nhật đặt mua.

Mặc dù Nhật Bản là một thị trường nhập khẩu nhiều tiềm năng, nhưng cũng được đánh giá là một thị trường rất “khó tính”, đặc biệt đối với hàng thực phẩm, thuỷ sản...liên quan trực tiếp đến sức khoẻ con người. Vì vậy, các nhà xuất khẩu cần nắm thật vững những quy định về nhập khẩu hàng hoá mình đang kinh doanh của quốc gia này một khi muốn dặt nền tảng làm ăn lâu dài với người Nhật.

* Triển vọng của thị trường nhập khẩu thuỷ sản của Nhật Bản

Mặc dù ở giai đoạn hiện nay, nhập khẩu thuỷ sản của Nhật Bản có giảm sút so với thời kỳ phồn vinh 1994 - 1995, nhưng đây vẫn là thị trường lớn nhất thế giới và sẽ còn là thị trường số 1 trong tương lai gần.

Hiện nay, với số dân 126 triệu người, mức tiêu thụ trung bình về thuỷ sản rất cao, tới 65,2 kg/người.năm, hằng năm thị trường này tiêu thụ 8,2 triệu tấn thuỷ sản. Ðây là con số khổng lồ. Như đã biết, ngành thuỷ sản của Nhật Bản đang gặp khó khăn lớn. Sản lượng khai thác hải sản tụt dốc trong suốt thập kỷ 90 vừa qua và chỉ còn 5 triệu tấn năm 2000 so với 10 triệu tấn năm 1990. Sản lượng NTTS giảm sút chỉ còn 762 nghìn tấn năm 2000 so với 1,1 triệu tấn năm 1992. Hằng năm Nhật Bản phải nhập khẩu từ 3,5 đến 4 triệu tấn thuỷ sản các loại để đáp ứng nhu cầu rất cao trong nước.

Có thể dự báo nhu cầu nhập khẩu thuỷ hải sản của Nhật sẽ còn tăng trong thời gian tới vì theo người tiêu dùng của Nhật Bản chúng vừa không chứa các loại mỡ có hại vừa giúp ngăn ngừa nhiều chứng bệnh ảnh hưởng đến con người mai sau, lại chứa nhiều chất dinh dưỡng gồm các axit béo không no (DHA và EDA) taurine, canxi và chất xơ...Như vậy có thể nói triển vọng của Việt Nam tiếp tục gia tăng XKTS vào thị trường Nhật là rất lớn.

* Quy định trong nhập khẩu thuỷ hải sản của Nhật Bản

Cũng như các nước khác trên thế giới, nhật Bản duy trì chế độ kiểm tra hải quan đối với hàng nhập khẩu. Tuy nhiên đối với hàng thuỷ sản, trước khi làm thủ tục hải quan, các mặt hàng này cần phải được kiểm dịch và kiểm tra vệ sinh thực phẩm.

Trong trường hợp qua kiểm tra vệ sinh thực phẩm, hàng hoá không đạt yêu cầu sẽ được xử lý theo yêu cầu của trạm kiểm dịch theo các hướng: xuất trả lại người gửi, huỷ đi, tái chế cho đến khi đạt yêu cầu hoặc chuyển mục đích sử dụng.

Trong thời gian tới, để tiếp tục giữ vững và ổn định thị trường truyền thống nói chung và thị trường Nhật Bản nói riêng, cần tăng tỷ trọng các mặt hàng thuỷ sản tinh chế và hàng phối chế, đóng gói nhỏ cho siêu thị, tôm sống, cá ngừ tươi và đông và các đặc sản khác...các sản phẩm thâm nhập vào thị trường Nhật phải đáp ứng tiêu chuẩn cao về mặt chất lượng, chất lượng đồng đều, hình dáng đẹp là 2 tiêu chuẩn chính yếu đối với thị trường này.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng XK thuỷ sản VN trong thời gian qua (Trang 42 - 43)