MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA XKTS TRONG NHỮNG NĂM TỚI

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng XK thuỷ sản VN trong thời gian qua (Trang 47 - 49)

1.Mục tiêu

* Quan điểm phát triển

Quan điểm phát triển của ngành thuỷ sản nước ta trong những năm tới tiếp tục chuyển đổi cơ cấu sản xuất, thực hiện đường lối CNH - HĐH và chủ động hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế theo hướng vừa khai thác tiềm năng nguồn lợi có hiệu quả, vừa quản lý bảo vệ môi trường. Lấy XKTS là mục tiêu mũi nhọn, đồng thời quan tâm sản xuất sản phẩm phục vụ đời sống của nhân dân trong nước, cải thiện bộ mặt nông thôn và ven biển, đồng thời góp phần giải quyết các vấn đề về môi trường sinh thái.

Gắn chế biến, XKTS với môi trường, khai thác, bảo quản nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm, tạo cơ sở vững chắc cho sản xuất và khai thác có hiệu quả tiềm năng thuỷ sản, nâng cao chất lượng, giảm giá thành, tăng hiệu quả và tăng tích luỹ để tái sản xuất mở rộng , nâng cao khả năng cạnh tranh, giữ vững và phát triển thị trường tiêu thụ hàng thuỷ sản Việt Nam.

Phối hợp chặt chẽ giữa các ngành ở từng khu vực theo một quy hoạch thống nhất tạo ra thế ổn định vững chắc. Phát triển kinh tế thuỷ sản theo tuyến, vùng sinh thái nhằm phát huy lợi thế của từng khu vực, tạo ra sự kết hợp giữa các khâu khai thác - nuôi trồng - chế biến - tiêu thụ cơ khí, hậu cần dịch vụ.

Phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi thành phần kinh tế, mọi nguồn lực trong và ngoài nước, đổi mới công nghệ trong khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản.

Gắn phát triển kinh tế thuỷ sản với xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực và giải quyết các vấn đề xã hội.

* Mục tiêu phát triển

Trong chiến lược phát triển kinh tế thuỷ sản xác định mục tiêu tổng quát như bảng sau:

Bảng 12: Chỉ tiêu phát triển thuỷ sản của Việt Nam

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2005 Năm 2010

1. Tổng sản lượng * Khai thác hải sản * Nuôi trồng thuỷ sản 2. Kim ngạch xuất khẩu

1.000 tấn Triệu USD 2.550 1.400 1.150 3.000 3.400 1.400 2.000 4.500 Nguồn: Chiến lược phát triển thuỷ sản - Bộ Thuỷ sản.

Như vậy nếu so sánh năm 2005 với năm 2002 sản lượng sẽ tăng 139.100 tấn, và giá trị xuất khẩu tăng 986.000 USD. So sánh năm 2010 với năm 2002 sản lượng sẽ tăng 989.100 tấn và giá trị sẽ tăng 2.486.000 USD. Đây là những mục tiêu không phải cao lắm nhưng để đạt được chúng ta phải đảm bảo kết hợp tốt giữa khai thác, nuôi trồng, chế biến và bảo vệ nguồn lợi tốt hơn.

Bảng 13: Chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu năm 2005 của ngành thuỷ sản.

Chỉ tiêu Đơn vị tính Kế hoạch 2005 % so với thực hiện

A. Tổng sản lượng I. Thuỷ sản khai thác Khai thác biển Khai thác nội địa II. Thuỷ sản nuôi trồng B. Giá trị KNXK 1.000 tấn 1.000 tấn 1.000 tấn 1.000 tấn 1.000 tấn 1.000.000 USD 33.000 19.400 1.750 190 1.360 2.600 107,4 100,9 101,5 95,3 118,3 108,5 Nguồn: Tạp chí Thuỷ sản số 1 năm 2005.

Bảng 14: Chỉ tiêu kế hoạch trong thời kì 2006 - 2010 của ngành thuỷ sản

Chỉ tiêu Đơn vị tính Kế hoạch

2006 % 2010/2006 TĐTBQ 5 năm % A. Tổng sản lượng 1.000 tấn 4.000 121,2 4,24 I. Thuỷ sản khai thác 1.000 tấn 2.000 103,1 0,62 Khai thác biển 1.000 tấn 1.800 102,9 0,57

Khai thác nội địa 1.000 tấn 200 105,3 1,05

II. Thuỷ sản nuôi

trồng 1.000 tấn 2000 147,1 9,41

Nguồn: Tạp chí Thuỷ sản số 1 năm 2005

2.Nhiệm vụ

Thứ nhất, phát triển nuôi trồng, khai thác, đảm bảo đủ nguyên liệu phục vụ xuất khẩu. Trong đó, cần tăng cường đầu tư để đưa NTTS trở thành nguồn chính cung cấp nguyên liệu cho xuất khẩu; tiếp tục cải tiến nghề nghiệp và công nghệ khai thác hải sản, từng bước xây dựng đội tàu đánh cá xa bờ để khai thác hợp lý nguồn lợi ven bờ đi đôi với khai thác có hiệu quả nguồn lợi hải sản xa bờ, nhằm tăng nhanh tỷ trọng sản lượng hải sản có GTXK trong tổng sản lượng hải sản khai thác; khuyến khích việc nhập khẩu nguyên liệu thuỷ sản để chế biến tái xuất khẩu, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, tăng KNXK và sử dụng có hiệu quả công suất của các cơ sở chế biến.

Thứ hai, tăng cường năng lực chế biến phục vụ xuất khẩu; quy hoạch lại hệ thống các cơ sở chế biến thuỷ sản để tiếp tục đầu tư nâng cấp và xây dựng mới:Đầu xây dựng mới một số cơ sở chế biến đi đôi với mở rộng, nâng cấp đồng bộ cả về cơ sở hạ tầng, điều kiện sản xuất, đổi mới công nghệ, đổi mới trang thiết bị, thực hiện đầu tư chiều sâu cho số cơ sở chế biến thủy sản hiện có, có đủ điều kiện mở rộng nâng cấp, trên cơ sở tính toán kỹ về hiệu quả kinh tế của từng cơ sở, đồng thời đẩy mạnh việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và chất lượng sản phẩm xuất khẩu. Mở rộng chủng loại và khối lượng các mặt hàng thuỷ sản chế biến có giá trị gia tăng, nâng tỷ trọng các mặt hàng thuỷ sản tươi sống.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng XK thuỷ sản VN trong thời gian qua (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w