Đối với các Bộ, ngành có liên quan

Một phần của tài liệu Thực trạng thẩm định DAĐT tại NHNT VN (Trang 54 - 56)

IV. Kiến nghị

b.Đối với các Bộ, ngành có liên quan

- Cần nâng cao trình độ, chất lợng thẩm định dự án đặc biệt là về các lĩnh vực chủ quản của Bộ, ngành nh công nghệ, kỹ thuật, thị trờng, kinh tế - xã hội, môi trờng; làm căn cứ chính xác cho Ngân hàng tập trung trong thẩm định về hiệu quả dự án. Các Bộ, ngành cần nghiêm chỉnh thực hiện công tác kế hoạch hoá đầu t theo các văn bản hớng dẫn của Chính phủ.

- Các Bộ cần phối hợp chặt chẽ trong việc thẩm định và phê duyệt dự án. Để thực hiện tốt điều này, cần xây dựng đợc một mạng lới thông tin trong toàn quốc để thờng xuyên có sự trao đổi, thu thập cung cấp thông tin giữa các cấp, các ngành có liên quan.

- Đối với một số Bộ nh Bộ KH-ĐT, Bộ Tài chính, Bộ Công nghiệp, Bộ Nông nghiệp, Tổng cục Thống kê ... cần quan tâm tới các vấn đề sau:

+ Bộ KH-ĐT khi phê duyệt dự án cần bám sát vào các mục tiêu u tiên, các lĩnh vực sản xuất đang đợc khuyến khích và tình hình kinh tế cụ thể, tránh trờng hợp những lĩnh vực đã bão hoà nhng Bộ vẫn cho phép đầu t thêm. Bên cạnh đó, khi phê duyệt tổng vốn đầu t, Bộ cũng cần xem xét và đánh giá chi tiết, không nên quá căn cứ vào tính toán của chủ đầu t. Có rất nhiều dự án khi đi vao thực hiện tổng vốn đầu t đều trội lệ, Bộ phải phê duyệt lại theo tổng vốn đầu t mới. Việc phê duyệt dễ dãi nh vậy gây rất nhiều khó khăn cho công tác thẩm định. Ngoài ra, Bộ cũng cần có các biện pháp buộc chủ đầu t tuân thủ các quy định đã ban hành về việc lập luận chứng kinh tế - kỹ thuật.

Bộ KH-ĐT cần có các văn bản hớng dẫn cụ thể hơn về trình tự xây dựng và lập dự án, đặc biệt là các dự án trong kế hoạch Nhà nớc. Trong đó cần chú ý dự báo chính xác về nguồn vốn trong kỳ kế hoạch, hớng dẫn tập trung vào các dự án, chơng trình, lĩnh vực u tiên có hiệu quả. Bộ cũng cần ban hành các định hớng đầu t của đất nớc trong trung và dài hạn để Ngân hàng có thể dựa vào đó để đa ra các dự đoán thích hợp.

+ Bộ Tài chính cần hình ban hành những chế độ chính sách về kế toán, kiểm toán, các cơ chế kiểm tra giám sát việc thực hiện chúng của các doanh nghiệp, tạo ra tình hình tài chính minh bạch, rõ ràng. Điều này rất quan trọng vì những doanh nghiệp không minh bạch trong tài chính sẽ tạo điều kiện cho tham nhũng phát triển và trở thành những khách hàng “tồi” của ngân hàng.

Bộ Tài chính cũng cần có các biện pháp buộc các doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán thống nhất và tăng cờng các biện pháp quản lý kinh doanh đối với các doanh nghiệp theo đúng chức năng, lĩnh vực hoạt động, phù hợp với quy mô vốn điều lệ và năng lực. Bộ cũng nên xây dựng một khung pháp lý có thể buộc các doanh nghiệp công khai tình hình tài chính của mình với Ngân hàng khi đi vay. Để làm đợc điều đó cần phải tiến hành tốt hoạt động kiểm toán các doanh nghiệp để thu đợc những báo cáo có độ tin cậy cao.

+ Các Bộ chủ quản khác nh Bộ Công nghiệp, Bộ Nông nghiệpvà phát triển Nông thôn, Bộ xây dựng, Bộ Giao thông vận tảim, Tổng cục Thống kê ... cần thờng xuyên hệ thống hoá các thông tin liên quan đến các lĩnh vực của mình. Các Bộ cần ban hành các chế độ về giá cả, các định mức về kỹ thuật cho từng ngành, lĩnh vực cụ thể, nhất là các ngành đặc thù và mới nhằm tạo điều kiện cho việc xác định tổng vốn đầu t, các chi phí sản xuất, doanh thu làm cơ sở để so sánh với các dự án đang cần đợc đánh giá.

-Các cơ quan chức năng cần đa ra cơ chế yêu cầu doanh nghiệp vay vốn có trách nhiệm cung cấp đầy đủ kịp thời, chính xác các thông tin cần thiết cho ngân hàng chủ nợ. Đồng thời xử lý nghiêm khắc mọi hành vi lừa đảo chiếm đoạt vốn ngân hàng.

Một phần của tài liệu Thực trạng thẩm định DAĐT tại NHNT VN (Trang 54 - 56)