Chú trọng nâng cao năng lực cán bộ thanh toán quốc tế

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hà Tây (Trang 86 - 88)

Con ngƣời là một trong những yếu tố nội lực quan trọng của mỗi ngân hàng. Chất lƣợng dịch vụ TTQT nhƣ thế nào phụ thuộc rất nhiều vào trình độ tác nghiệp cũng nhƣ thái độ phục vụ của các thanh toán viên.

Bên cạnh đó, dịch vụ TTQT rất phức tạp đòi hỏi các nhân viên thanh toán phải có trình độ chuyên môn và ngoại ngữ cao. Vì vậy, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực một cách thƣờng xuyên là việc làm hết sức cần thiết.

Mặc dù trong thời gian qua, NHNo Hà Tây đã chú ý tới khâu đào tạo, tổ chức các khoá bồi dƣỡng nghiệp vụ cho cán bộ TTQT, tuy nhiên ngân hàng cần quan tâm hơn nữa trong việc nâng cao trình độ nghiệp vụ của thanh toán viên và tạo điều kiện cho họ hoàn thành nghiệp vụ của mình. Thanh toán viên phải là ngƣời am hiểu tƣờng tận và có khả năng phân tích thấu đáo các điều khoản trong các văn bản thông lệ quốc tế nhƣ: UCP, URR, URC, ISBP… và cập nhật thƣờng xuyên những thay đổi, sửa đổi về những văn bản này. Đồng thời phải tìm hiểu phong tục tập quán, pháp luật và thực tiễn hoạt động TTQT của các nƣớc để có thể tƣ vấn cho khách hàng, tránh những rủi ro cho cả khách hàng và cả ngân hàng. Ngoài ta, cán bộ TTQT cũng phải có trình độ tin học, trình độ ngoại ngữ, có phẩm chất đạo đức và kinh nghiệp trong TTQT. Với một đội ngũ cán bộ TTQT am hiểu tƣờng tận về nghiệp vụ và thái độ phục vụ lịch sự, cởi mở… sẽ là một lợi thế so với các ngân hàng khác, do vậy chi nhánh có thể thực hiện một số những biện pháp sau:

- Luôn chú trọng đào tạo và đào tạo lại, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, cung cấp thƣờng xuyên cho cán bộ thanh toán về thông tin, kiến thức mới thông qua cá lớp tập huấn, các cuộc hội thảo. Đồng thời chi nhánh nên tranh thủ sự giúp đỡ đào tạo của các ngân hàng đại lý, các chuyên gia nƣớc ngoài…

- Thƣờng xuyên củng cố và bổ sung các quy chế tuyển chọn cán bộ mới, đảm bảo các tiêu chuẩn về trình độ nghiệp vụ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, tin học cũng nhƣ cách xử lý tình huống nhanh nhạy. Chi nhánh cần có chính sách tuyển dụng ƣu đãi các cán bộ có kinh nghiệm nhằm thu hút nguồn nhân lực tài năng.

- Vào thời điểm hiện tại, chi nhánh cần bổ sung thêm nguồn nhân lực cho phòng TTQT và phải chuyên môn hoá công việc. Nhƣ đã nêu ở phần thực trạng, chỉ với một phòng TTQT gồm 5 thanh toán viên nhƣng phải làm rất nhiều công việc khác nhau, phục vụ nhu cầu của thanh toán không chỉ trên địa bàn thành phố Hà Đông mà còn làm nhiệm vụ của các chi nhánh ngân hàng loại 3 trực thuộc. Do đó, với số nhân viên trên là không đủ đáp ứng yêu cầu của công việc. Chi nhánh cần có những biện pháp giải quyết vấn đề thiếu hút nhân lực. Cụ thể là, chi nhánh nên xem xét tới chia phòng thành hai tổ thanh toán, một tổ chuyên phụ trách nghiệp vụ L/C nhập và một tổ chuyên phụ trách L/C xuất, đồng thời có phòng chuyên về nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối riêng… nhằm thực hiện đƣợc tốt nhất các mục tiêu đề ra cả về lĩnh vực thanh toán lẫn lĩnh vực kinh doanh ngoại hối.

- Có quy chế thi sát hạch cán bộ TTQT định kỳ để lựa chọn và đánh giá tiêu chuẩn cán bộ. Từ đó kịp thời bổ sung những kiến thức còn thiếu cho thanh toán viên.

- Tổ chức, khuyến khích cán bộ tham gia học tập , trau dồi ngoại ngữ thông qua các khoá học tập trung và chƣơng trình tự học qua sách báo, đài, ti vi…

Ngoài ra, để nâng cao trình độ cũng nhƣ hiệu quả cho công việc, trƣởng phòng của phòng KDNH nên thi lấy chứng chỉ CDCS (Certified Documentary Credit Specialist- Chuyên gia tín dụng chứng từ-www.cdcs.org) do Viện Dịch vụ Tài chính (Institute of Financial Services-IFS-www.ifslearning.com) và Hiệp hội

Dịch vụ tài chính (The International Financial Services Association-IFSA- www.ifsaonline.org) tổ chức. Đây là chứng chỉ quốc tế cho các chuyên gia tín dụng chứng từ đƣợc ICC hỗ trợ. Thi đỗ chứng chỉ này là một yếu tố chứng minh rằng trƣởng phòng đó có khả năng làm việc tốt trong lĩnh vực thanh toán quốc tế.

Bên cạnh đó, một khía cạnh đang rất đƣợc các ngân hàng hiện đại quan tâm đó là chính sách đãi ngộ nhân tài. Ban lãnh đạo ngân hàng phải có những chính sách để làm sao khuyến khích đƣợc các nhân viên hăng say làm việc, cống hiến sức lực và trí lực cho công việc chung của chi nhánh. Điều này sẽ giúp chi nhánh xây dựng đƣợc một đội ngũ nhân viên có năng lực, tay nghề cao, gắn bó với ngân hàng.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hà Tây (Trang 86 - 88)