Để có thể làm tốt công tác XNK, ngoài sự nỗ lực của Công ty, Nhà nước cần có những quy định và một số biện pháp phù hợp để tạo môi trường thuận lợi cho Công ty trong hoạt động XNK.
1.3.4.3. Về các chính sách kinh tế, đặc biệt là chính sách Thuế
Nhà nước cần phải tạo lập môi trường kinh doanh thông thoáng, cạnh tranh bình đẳng cho mọi doanh nghiệp. Các chính sách kinh tế phải rõ ràng,
hoàn thiện theo hướng ổn định, phù hợp với thông lệ khu vực và quốc tế. Chính sách lãi suất, tỷ giá hối đoái, chính sách giá, chính sách về đất đai, chính sách tín dụng, chinh sách thuế phải được áp dụng linh hoạt tạo ra sự bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế.
Từ năm 1998, Chính phủ bắt đầu thực hiện cải cách thuế. Hàng trăm văn bản bổ sung, hướng dẫn thi hành thuế được nối tiếp nhau ban hành từ cấp Chính phủ, cấp Bộ, cấp Tổng cục… không chỉ về thuế GTGT mà cả thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế suất XNK… Có nhiều văn bản pháp luật được ban hành chồng chéo lên nhau và do việc chuẩn bị các cơ sở tiền đề để áp dụng là chưa toàn diện, đầy đủ, chất lượng văn bản ban hành thấp nên phải liên tục sửa đổi bổ sung, các văn bản hướng dẫn lại ban hành chậm nên gây tổn thất không nhỏ cho các doanh nghiệp. Các chính sách thuế đòi hỏi có sự nhất quán về mức thuế trong mối tương quan với phần đầu tư dành lại cho doanh nghiệp, thuế phải đơn giản dễ tính, dễ kiểm soát.
Đối với các mặt hàng mà Công ty kinh doanh như: sắt thép, phân bón, … Nhà nước nên điều chỉnh thuế cho phù hợp với từng thời kỳ cụ thể để khuyến khích nhập khẩu nguyên liệu phục vụ sản xuất trong nước, đồng thời giảm dần bảo hộ khuyến khích sản xuất trong nước phát triển, tránh sự độc quyền về giá cả của một số công ty, tạo mặt bằng kinh doanh chung.
1.3.4.4. Kiến nghị với Hải quan
Hiện nay, tuy thủ tục Hải quan đã chặt chẽ và đơn giản hơn nhiều nhưng vẫn chưa tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động XNK.
Nhà nước cần phải quan tâm đến việc sửa đổi hoàn chỉnh thủ tục Hải quan để tránh sự phiền hà, sách nhiễu, tạo sự thông thoáng cho hoạt động XNK, giảm thiểu thời gian và chi phí không cần thiết. Theo như quy định
thì thủ tục Hải quan chỉ từ 4-8 giờ nhưng thực tế có khi kéo dài đến hơn một ngày, cán bộ lãnh đạo hải quan cần quan tâm hơn đến vấn đề này.
Hải quan cần lành mạnh hóa công tác Hải quan, có một đội ngũ cán bộ, chuyên gia có đạo đức, giỏi về nghiệp vụ chuyên môn. Quy định về chủng loại hàng hóa nhập khẩu, giá tính thuế, mã số thuế nên chi tiết rõ ràng. Từ đó, tiến hành khắc phục tình trạng nhũng nhiễu trong hoạt động Hải quan tại cửa khẩu, rút ngắn thời gian kiểm hóa tờ khai và hàng hóa tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia vào hoạt động XNK.
3.2.2.3. Ngoài ra, Nhà nước cần phải cung cấp thông tin đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp cầu của các doanh nghiệp
Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển như hiện nay, thông tin đã và đang trở thành một nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định sự thành bại của các doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp luôn thiếu thông tin nhất là các loại thông tin nhạy cảm như điều chỉnh thuế suất, phân bổ hạn ngạch, các chủ trương trong từng thời gian về hàng XNK, rồi thông tin về bạn hàng, về thị trường, về đối thủ cạnh tranh… Đây là tình trạng phổ biến ở nước ta do các chính sách, quy định được ban hành thay đổi thường xuyên và nếu có thay đổi lại không được thông báo trước một thời gian dài để chuẩn bị nên thông tin nhanh chóng bị lạc hậu và rất khó dự đoán. Nguyên nhân nữa là do trình độ về cơ sở hạ tầng, hệ thống thông tin liên lạc của nước ta còn kém so với các nước khác, và do nguồn lực của doanh nghiệp còn hạn chế…
Vì thế để có thể đáp ứng đủ thông tin cho doanh nghiệp, Nhà nước cần thiết phải chỉ định cụ thể những cơ quan Nhà nước có nghĩa vụ truyền tải thông tin, luật lệ, quy định mới đến doanh nghiệp. Vì tình hình thực tế các văn bản pháp luật rất nhiều nên đề nghị giao các văn bản pháp luật có liên quan đến cho từng Bộ, ngành. Các Bộ, Ngành sẽ chịu trách nhiệm
thông tin đến từng doanh nghiệp mà mình quản lý. Một giải pháp được nhiều doanh nghiệp hoan nghênh đó là Nhà nước cần thiết lập một trang Web, trên đó có những văn bản pháp luật mới nhất từ Chính phủ đến các Bộ, các Ngành được đưa lên trong thời gian sớm nhất để các doanh nghiệp có thể truy cập và tham khảo.
Một số cầu nối thông tin doanh nghiệp nên sử dụng, đó là Cục Xúc tiến thương mại thuộc Bộ Thương mại, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Phòng Thông tin Kinh tế đối ngoại, các tham tán Thương mại ở nước ngoài, các tổ chức hiệp hội ngành nghề,các cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài… Thông qua cầu nối này, các doanh nghiệp có thể biết được các thông tin vầ bạn hàng và thị trường mà Công ty đang quan hệ, đồng thời có thể tìm kiếm và phát triển các bạn hàng và thị trường mới.
KẾT LUẬN
Trong những năm gần đây, xuất khẩu đã và đang trở thành một thế mạnh của Việt Nam. Theo báo cáo kim ngạch XNK năm 2007 cho thấy đây là một năm thành công của kinh tế Việt Nam nói chung và Xuất khẩu nói riêng. Tổng kim ngạch XK của năm đạt 39,6 tỷ USD đạt mức tăng trưởng lớn nhất từ năm 1996 đến nay. Chính sự năng động và sáng tạo của các doanh nghiệp đóng vai trò quyết định đến sự tăng trưởng của xuất khẩu. 2007 là năm đầu tiên Việt Nam được hưởng những quy chế thành viên WTO, và đây là cơ hội cho hàng xuất khẩu của ta thuận lợi khi thâm nhập vào thị trường thế giới trong tương lai. Song điều đó cũng có nghĩa là các doanh nghiệp kinh doanh Xuất khẩu được đặt vào môi trường cạnh tranh khốc liệt hơn rất nhiều. Điều đó đòi hỏi họ phải từng bước hoàn thiện mình mà trước hết là phải hoàn thiện về công tác nghiệp vụ xuất khẩu. Và Công ty CP XNK Khoáng sản cũng không nằm ngoài quy luật đó.
Trong quá trình thực tập tại Công ty, em nhận thấy rằng hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty còn một số tồn tại. vì thế em đã đi sâu vào nghiên cứu vấn đề này và mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh xuất khẩu tại Công ty. Công ty cần tăng cường công tác nghiên cứu thị trường để có thể dự báo được xu hướng biến động của thị trường, xác định cơ cấu các mặt hàng Xuất khẩu hợp lý và đa dạng hóa các hình thức Xuất khẩu… để từ đó tiếp tục giữ vững các mặt hàng và thị trường truyền thống, đồng thời phát triển các mặt hàng và thị trường mới. Song song với hoạt động này, Công ty cần có chiến lược đầu tư và đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao hiệu quả sử dụng
nguồn vốn và tiết kiệm giảm chi phí kinh doanh… Có thể kết hợp thực hiện các giải pháp trên cùng với sự hỗ trợ và tạo điều kiện của các Bộ ngành liên quan thì chắc chắn hiệu quả hoạt động kinh doanh Xuất khẩu của Công ty sẽ tăng cao trong thời gian tới.
Tuy nhiên với vốn kiến thức còn hạn chế, hiểu biết chưa sâu, khả năng vận dụng lý thuyết vào thực tế còn hạn chế nên bài Chuyên đề của em không tránh khỏi những thiếu xót. Vì vậy, em rất mong nhận được những lời nhận xét đánh giá quý báu của thầy cô và sự góp ý của các bạn đọc.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo, Thạc sỹ Nguyễn Thị Thúy Hồng cùng sự giúp đỡ của Ban lãnh đạo Công ty và tập thể cán bộ công nhân viên phòng Kinh doanh 1 Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Khoáng sản đã giúp em hoàn thành đề tài này.