Việt Nam có một nguồn khoáng sản phong phú, phân bố trải dài ở các địa phương. Đây là một lợi thế rất lớn đối với một công ty có truyền thống làm về khoáng sản lâu năm và có uy tín. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều cơ quan và các công ty khác có khả năng xuất khẩu. Ví dụ như trong mặt hàng khoáng sản, trước đây công ty chiếm vị trí hầu như độc quyền ở miền Bắc thì giờ đây cùng với sự bung ra của rất nhiều doanh nghiệp cả nhà nước và tư nhân được tham gia thị trường cung ứng này dẫn đến công ty mất một số
khách hàng. Trong xuất khẩu khoáng sản, một trong những đơn vị có sự cạnh tranh rất lớn đó là Tổng công ty XNK Khoáng sản của Bộ Công Nghiệp. Đây là đơn vị thành lập sau công ty nhưng lại thuộc Bộ Công nghiệp là nơi có chức năng cấp hạn ngạch và cấp giấy phép xuất khẩu cho các doanh nghiệp xuất khẩu khoáng sản. Mặc dù vậy công ty vẫn giữ khách hàng truyền thống nhờ năng lực cung ứng tốt, chất lượng hàng hóa phù hợp đạt nhu cầu đưa ra. Có được điều này là do nhân tố con người và trình độ trên 95% đã qua đào tạo Đại học trong nước và một số được đào tạo ở nước ngoài.
Năng lực cạnh tranh đối với các mặt hàng xuất khẩu khoáng sản của Công ty là thấp, nguyên nhân chính do áp dụng chính sách hạn chế xuất khẩu quặng thô của nhà nước, về phía công ty không chủ động được nguồn hàng, chưa dám bỏ vốn ra đầu tư để chế biến quặng xuất khẩu nên hạn chế trong sự cạnh tranh thị phần xuất khẩu.
Mặc dù có sự cạnh tranh như vậy nhưng do từ trước đã có những khách hàng quen thuộc, uy tín vả trên thị trường trong nước và quốc tế nên một số mặt hàng khoáng sản như Imatit, thiếc, các loại hóa chất vẫn có vị thế trong xuất khẩu.
Một số doanh nghiệp chuyên xuất khẩu các loại hóa chất như Tổng công ty hóa chất, công ty hóa chất Đức Giang và một loạt các doanh nghiệp đơn vị nhỏ lẻ của các tổng công ty hóa chất ở các địa phương có khả năng cung ứng sản xuất trực tiếp luôn.Vì vậy công ty khó cạnh tranh để thu hút khách hàng mới.
Trong thời kỳ bao cấp công ty là nơi cung cấp đầu nguồn các mặt hàng chiến lược quan trọng như xi măng, than, các mặt hàng về hóa chất, dược phẩm, y tế… nên có khả năng nắm bắt nhanh những yêu cầu đòi hỏi của khách hàng trong bất cứ mặt hàng nào. Vì vậy, một số phòng đã nắm bắt ngay những đòi hỏi của đối tác cộng thêm chịu khó, nhanh nhậy nắm bắt
thông tin nên mở rộng thêm được thị trường mới, xuất khẩu biệt dược sang Châu Phi.
Mặc dù vậy công ty có những bất lợi ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của công ty như:
- Do chủ yếu xuất nhập khẩu đa dạng ngành hàng nên không tránh khỏi có những rủi ro.
- Về con người, chủ yếu được đào tạo nhiều trong lĩnh vực thương mại mà không được chuyên sâu về một ngành nghề nhất định nên có nhiều hạn chế trong việc nắm bắt thị trường và chất lượng hàng hóa, chưa thực sự năng động, nhạy bén.
- Về nguồn vốn: Đây là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Công ty nhập khẩu theo phương thức trả chậm và vay tín chấp của các ngân hàng. Vì vậy vấn đề vốn luôn luôn đặt lên hàng đầu. Với số vốn lớn công ty sẽ được vay nhiều hơn từ các ngân hàng, nâng cao được uy thế cạnh tranh với bạn hàng kinh doanh nói riêng cũng như trong quan hệ buôn bán nói chung.
Trong xuất khẩu có thể giúp đỡ các đơn vị sản xuất, chế biến khoáng sản bằng vốn ứng trước, nhằm đưa ra mặt hàng có chất lượng tốt, giá cả rẻ hơn, có khả năng cạnh tranh hơn so với các đơn vị sản xuất khác trong nước, thu hút nhiều đối tác nước ngoài.
Hiện tại công ty đang vấp phải một thực tế: Đó là một lực lượng lao động đến tuổi về hưu, chưa kịp đào tạo thay thế cán bộ mới. Cán bộ chủ chốt vẫn chủ yếu dựa vào lớp cán bộ cũ.
Bên cạnh những khó khăn về nguồn hàng, nguồn nhân lực, với lợi thế là một doanh nghiệp có lực lượng lao động đầy kinh nghiệm, bề dầy công tác lâu năm, có trình độ, quyết tâm dám nghĩ dám làm công ty XNK Khoáng sản đã cố gắng khắc phục, mặt khác nghiên cứu phát huy thế mạnh để nâng cao năng lực cạnh tranh.
Với việc xuất khẩu khoáng sản khó khăn hơn trước, công ty đang cố gắng tìm kiếm thêm khách hàng mới và huy động thêm vốn nhằm từng bước tăng doanh thu.