Một số kết luận:

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN ÔN TẬP TRIẾT HỌC MÁCLÊNIN (Trang 65 - 67)

- Khái niệm quy luật xã hội:

3.Một số kết luận:

- Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội. Điều đó có nghĩa phải thừa nhận tính thống nhất không thể tách rời giữa con người sinh học và con người xã hội. Bản chất con người không là cái bẩm sinh mà luôn xuất hiện, tồn tại và phát triển dựa trên nền tảng tự nhiên của con người.

- Nhu cầu tự nhiên và nhu cầu xã hội ngày càng phát triển. Vì vậy, bản chất con người không phải sinh ra một lần là xong, mà nó gắn liền với quá trình phát triển của lịch sử-xã hội, gắn với quá trình con người không ngừng tự hoàn thiện mình.

- Bởi vậy, con người là sản phẩm của lịch sử, vừa là chủ thể sáng tạo ra lịch sử. Tạo ra những điều kiện lịch sử, những tiền đề kinh tế-xã hội cho sự phát triển toàn diện của con người là mục đích vươn tới của chính bản thân con người.

Câu 36: Phân tích mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể, cá nhân và xã hội, từ đó rút ra ý nghĩa của vấn đề này ở nước ta hiện nay.

1. Mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể.

- Khái niệm cá nhân là gì? Là cá thể người với tư cách là sản phẩm của sự phát triển xã hội, là chủ thể lao động của mọi quan hệ xã hội và của nhận thức. Cá nhân là một con người hoàn chỉnh trong sự thống nhất giữa những khả năng riêng có của người đó với chức năng xã hội do người đó thực hiện.

- Trong quan hệ xã hội, cá nhân biểu hiện ở các tư cách sau đây: + Là phương thức tồn tại của giống loài “người”

+ Là cá thể riêng lẻ, phần tử đơn nhất tạo thành cộng đồng xã hội + Là chỉnh thể toàn vẹn có nhân cách.

+ Là cá thể được hình thành và phát triển trong mối quan hệ xã hội.

- Khái niệm tập thể? Tập thể là hình thức liên hệ cá nhân thành từng nhóm có tính chất xã hội, xuất phát từ lợi ích nhu cầu về kinh tế, chính trị, đạo đức, thẩm mỹ, quan điểm khoa học, tư tưởng, nghề nghiệp,.. Suy cho cùng, tập thể là sự liên kết về lợi ích giữa các cá nhân. Trong xã hội, có nhiều tập thể. Trong một tập thể vì thế đã bao gồm các tập thể con.

- Mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể là mối quan hệ biện chứng trong đó cá nhân như là một bộ phận của cái toàn thể. Cá nhân thể hiện bản sắc riêng biệt của mình thông qua tập thể nhưng không hòa tan vào tập thể.

Bản chất của mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể là quan hệ lợi ích. Đó là yếu tố móc nối, liên kết hoặc ngược lại là chia rẽ các thành viên trong tập thể. Tập thể có bao nhiêu thành viên thì có bấy nhiêu lợi ích cá nhân. Lợi ích cá nhân và tập thể được biểu hiện ra ở nhu cầu: nhu cầu vật chất và nhu cầu văn hóa tinh thần.

Trong sự tác động biện chứng mỗi cá nhân không tồn tại độc lập, cô lập hoàn toàn với những cá nhân khác và với tập thể. Đó cũng chính là cơ sở để hình thành tính tập thể, tính cộng đồng, tính nhân loại của nhân cách.

Xây dựng mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể cần chống lại hai khuynh hướng: tuyệt đối hóa tập thể, bắt cá nhân phải hy sinh một chiều; tuyệt đối hóa lợi ích cá nhân một cách cực đoan theo chủ nghĩa cá nhân. Xây dựng mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể là xây dựng và bảo đảm tính hài hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể.

2. Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội.

- Xã hội là một sản phẩm của mối quan hệ giữa người và người. Khái niệm xã hội được xác định trên các bình diện khác nhau. Nghĩa rộng là toàn thể loài người, còn nghĩa hẹp là từng quốc gia, dân tộc, chủng tộc, giai cấp,..

- Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội là mối quan hệ biện chứng mà nền tảng là quan hệ lợi ích. Xã hội là điều kiện, là môi trường và phương thức để mỗi cá nhân thực hiện lợi ích của mình. Xã hội càng phát triển thì mỗi cá nhân càng thỏa mãn lợi ích vật chất và tinh thần. Thỏa mãn nhu cầu chính đáng của mỗi cá nhân là động lực và mục đích liên kết mọi thành viên trong xã hội. Đồng thời, mỗi cá nhân càng phát triển về thể lực và tài năng, trí tuệ thì càng có điều kiện để đóng góp phần mình vào sự thúc đẩy xã hội phát triển. Sự tác động của cá nhân tới xã hội tùy thuộc vào trình độ phát triển của nhân cách cá nhân.

- Xây dựng mối quan hệ cá nhân-xã hội là xây dựng và bảo đảm quan hệ hài hòa giữa nghĩa vụ-quyền lợi, giữa trách nhiệm-lợi ích của con người cá nhân trong các quan hệ xã hội.

3. Ý nghĩa của vấn đề này ở nước ta hiện nay.

Khi nghiên cứu mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể, cá nhân và xã hội, chúng ta thấy có mặt khách quan và chủ quan. Mặt khách quan là trình độ phát triển của nền sản xuất xã hội, nhằm đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của mọi thành viên trong xã hội. Mặt chủ quan được biểu hiện ở sự nhận thức và vận dụng quy luật về sự kết hợp lợi ích cá nhân-xã hội.

Vì vậy, cần đảm bảo sự công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ của mọi công dân, chống đặc quyền, đặc lợi. Tăng cường phát huy vai trò nhân tố con người trong quan trọng phát triển kinh tế-xã hội. Đồng thời, lấy việc phục vụ lợi ích con người làm mục đích cao nhất của toàn bộ mọi hoạt động, từ lợi ích kinh tế đến lợi ích chính trị, từ lợi ích vật chất đến lợi ích văn hóa tinh thần. Tất cả vì con người và cho con người. Giải quyết hài hòa mối quan hệ cá nhân-tập thể-xã hội là yêu cầu rất cơ bản để phát triển con người trong điều kiện xã hội ta hiện nay.

Câu 37: Phân tích mối quan hệ giữa quần chúng nhân dân và lãnh tụ trong sự phát triển lịch sử, từ đó rút ra ý nghĩa của vấn đề này trong việc quán triệt bài học “lấy dân làm gốc”.

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN ÔN TẬP TRIẾT HỌC MÁCLÊNIN (Trang 65 - 67)