Bản chất của nhà nước.

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN ÔN TẬP TRIẾT HỌC MÁCLÊNIN (Trang 56 - 61)

- Khái niệm quy luật xã hội:

2.Bản chất của nhà nước.

Nhà nước không phải là hiện tượng bẩm sinh, có sẵn, cũng không phải là được sinh ra từ bên ngoài xã hội rồi áp đặt vào xã hội; cũng không phải là cái do ý muốn chủ quan của một cá nhân hay một giai cấp nào đó quyết định, mà sự ra đời và tồn tại của nhà nước là một tất yếu khách quan do nhu cầu phải kiềm chế sự đối lập giữa các giai cấp, làm cho cuộc đấu tranh giữa các giai cấp có lợi ích kinh tế đối kháng nhau không đi đến chỗ tiêu diệt nhau và giữ cho sự xung đột giai cấp nằm trong vòng trật tự của nó, đó là trật tự duy trì chế độ kinh tế mà trong đó giai cấp thống trị vẫn tiếp tục thống trị và bóc lột giai cấp bị thống trị.

Như vậy, bản chất của nhà nước là nền chuyên chính của một giai cấp này đối với một giai cấp khác và đối với toàn xã hội. Đương nhiên giai cấp lập ra và sử dụng bộ máy nhà nước thường là giai cấp có thế lực nhất, đó là giai cấp nắm trong tay sức mạnh kinh tế và làm chủ tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội. Nhờ có bộ máy nhà nước mà giai cấp thống trị mặc dù là số ít trong dân cư nhưng lại duy trì được sự thống trị áp bức, bóc lột của mình đối với giai cấp bị thống trị, dù chiếm số đông trong xã hội.

Như Ăngghen đã nêu rõ: “Bản chất của nhà nước chẳng qua chỉ là một bộ máy trấn áp của một giai cấp này đối với một giai cấp khác, điều đó trong chế độ cộng hòa dân chủ cũng hoàn toàn giống như trong chế độ quân chủ vậy”.

Với tư cách là bộ máy trấn áp của giai cấp này đối với giai cấp khác, nhà nước của các giai cấp bóc lột không thể “là một tổ chức công bằng”, “một trọng tài công minh” để bảo vệ lợi ích chung cho mọi giai cấp, cho giai cấp bóc lột và cả giai cấp bị bóc lột. Mà nhà nước của các giai cấp bóc lột là bộ máy được lập ra nhằm hợp pháp hóa và củng cố sự áp bức của giai cấp đó đối với giai cấp bị

trị và đối với quần chúng nhân dân lao động. Đó chính là bản chất của nhà nước của các giai cấp bóc lột, nhà nước theo đúng nghĩa của nó. Với bản chất đó, nhà nước là một bộ phận quan trọng nhất trong kiến trúc thượng tầng của xã hội có giai cấp. Tất cả mọi hoạt động chính trị, văn hóa, xã hội do nhà nước tiến hành xét đến cùng đều xuất phát từ lợi ích và nhằm để phục vụ cho lợi ích của giai cấp thống trị.

Câu 31: Các kiểu và các hình thức nhà nước đã có trong lịch sử. Đặc điểm của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

1. Các kiểu và các hình thức nhà nước đã có trong lịch sử.

Nhà nước là một bộ phận quan trọng của kiến trúc thượng tầng. Nhà nước bao giờ cũng được xây dựng trên một cơ sở kinh tế nhất định. Tùy thuộc vào nhà nước đó là bộ máy thống trị của giai cấp nào, phục vụ cho cơ sở kinh tế nào và tương ứng với hình thái kinh tế-xã hội nào mà có thể phân biệt các kiểu nhà nước khác nhau. Trong lịch sử đã tồn tại ba kiểu nhà nước của ba giai cấp thống trị, bóc lột khác nhau, đó là Nhà nước chiếm hữu nô lệ, Nhà nước phong kiến và Nhà nước tư bản chủ nghĩa.

Mỗi kiểu nhà nước nói trên lại được thể hiện bằng những hình thức khác nhau tùy theo bản chất của chế độ kinh tế, chính trị và tùy theo tương quan lực lượng giữa các giai cấp trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định, mà giai cấp thống trị tổ chức nhà nước của mình theo những hình thức nhất định. Cụ thể:

a. Về kiểu nhà nước chiếm hữu nô lệ:

Đây là nhà nước tồn tại trong thời kỳ cổ đại và thực chất là nhà nước của giai cấp chủ nô.

Ở nhà nước này có hai hình thức phổ biến là: - Chính thể quân chủ (quân chủ chủ nô). - Chính thể cộng hòa (dân chủ chủ nô).

(Chính thể quân chủ là chính quyền của một số rất ít người đứng đầu. Chính thể cộng hòa là chính quyền do bầu cử mà có).

b. Về kiểu nhà nước phong kiến:

Đây là nhà nước ra đời vào thời trung cổ, được xây dựng trên cơ sở chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ quý tộc và mọi quyền hành thuộc về lãnh chúa phong kiến, nên đây là nhà nước của giai cấp phong kiến địa chủ.

Hình thức tổ chức của nhà nước phong kiến gồm có: - Nhà nước phong kiến phân quyền.

- Nhà nước phong kiến tập quyền.

(Với nhà nước phong kiến phân quyền thì quyền lực được phân chia thành những quyền lực độc lập, theo từng địa phương, phân tán. Với nhà nước phong kiến tập quyền thì quyền lực tập trung vào tay một ông vua, vua có quyền lực tối đa, là người có uy quyền tuyệt đối, ý chí nhà vua là pháp luật).

Đây là chính quyền của giai cấp tư sản nhằm để bảo vệ sự bóc lột của giai cấp tư sản đối với giai cấp vô sản và quần chúng nhân dân lao động.

Hình thức tổ chức phổ biến của kiểu nhà nước này là chế độ cộng hòa. Tuy nhiên ở nhiều nước lại được tổ chức dưới hình thức quân chủ lập hiến.

Nhà nước cộng hòa tư sản lại được tổ chức bằng nhiều hình thức cụ thể khác như:

- Chế độ cộng hòa - Chế độ tổng thống

- Chế độ cộng hòa đại nghị

(Trong nhà nước quân chủ lập hiến thì vua là người đứng đầu quốc gia, nhưng chỉ đứng đầu trên danh nghĩa, không có thực quyền; nghị viện là cơ quan lập pháp; nội các là cơ quan nắm mọi quyền hành).

2. Đặc điểm của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam:

Ngoài ba kiểu nhà nước nêu trên, trong thời đại ngày nay còn có sự xuất hiện của một kiểu nhà nước mới, đó là Nhà nước xã hội chủ nghĩa.

Nhà nước xã hội chủ nghĩa có bản chất giai cấp công nhân, đại diện cho lợi ích của giai cấp công nhân, giai cấp nông dân tập thể, tầng lớp trí thức xã hội chủ nghĩa và toàn thể nhân dân lao động. Nhà nước xã hội chủ nghĩa do vậy khác với các kiểu nhà nước khác trong lịch sử, nó là nhà nước quá độ, nhà nước “nửa nhà nước”, nhà nước không còn nguyên nghĩa nhà nước và kiểu nhà nước này sẽ “tự tiêu vong” khi đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của nó. Nhưng trong thời kỳ quá độ, sự tồn tại của nhà nước xã hội chủ nghĩa cũng là một tất yếu vì nó là công cụ có hiệu lực trong tay giai cấp công nhân dùng để cải tạo triệt để xã hội cũ và xây dựng thành công xã hội mới, một xã hội không phân chia giai cấp, không còn nhà nước.

Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam có những đặc điểm nổi bật sau đây:

- Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của dân, do dân, vì dân là tổ chức để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam (đây là đặc điểm chủ yếu).

- Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam vừa là một bộ máy chính trị, hành chính, một cơ quan cưỡng chế, vừa là một tổ chức quản lý kinh tế, văn hóa, xã hội của nhân dân lao động. Đặc điểm này thể hiện sự kết hợp hai chức năng là trấn áp và tổ chức xây dựng, trong đó chức năng tổ chức xây dựng là chủ yếu.

- Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam có sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân và tính dân tộc, tính nhân dân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là một tổ chức mà thông qua đó Đảng của giai cấp công nhân thực hiện vai trò lãnh đạo của mình đối với tiến trình phát triển của xã hội. Sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam là để giữ vững bản chất giai cấp công nhân của bộ máy nhà nước, là điều kiện quyết

định để bảo đảm thực hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động, bảo đảm cho Nhà nước thực sự là Nhà nước của dân, do dân và vì dân.

Đặc điểm này vừa thể hiện bản chất vừa thể hiện mục đích của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Câu 32: Cách mạng xã hội là gì? Phân tích vai trò của cách mạng xã hội trong sự phát triển của xã hội.

1. Cách mạng xã hội là gì?

Cách mạng xã hội là sự biến đổi có tính chất bước ngoặt căn bản về chất trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, là bước nhảy vọt trong sự phát triển của xã hội mà kết quả là sự thay thế một hình thái kinh tế-xã hội này bằng một hình thái kinh tế-xã hội khác cao hơn, tiến bộ hơn.

Đặc trưng chủ yếu của cách mạng xã hội:

- Là sự thay đổi chính quyền nhà nước từ giai cấp thống trị lỗi thời sang tay giai cấp cách mạng.

- Thay đổi phương thức sản xuất cũ bằng phương thức sản xuất mới tiến bộ hơn; xóa bỏ địa vị thống trị về kinh tế của giai cấp thống trị lỗi thời, xác lập địa vị thống trị kinh tế của giai cấp cách mạng và từ đó thay đổi tất cả các mặt của kiến trúc thượng tầng của xã hội.

Như vậy, cách mạng xã hội không phải là một sự phát triển bình thường, tuần tự, mà là một bước nhảy vọt căn bản về chất trên toàn bộ các mặt của đời sống xã hội.

Những điểm cần phân biệt là:

- Cách mạng xã hội khác với đảo chính.

Đảo chính là sự chuyển chính quyền từ tay giai cấp thống trị này qua tay nhóm người khác lên thống trị mà không cần thay đổi bộ máy nhà nước, không hề thay đổi bản chất của chế độ xã hội.

- Cách mạng xã hội cũng khác với cải lương:

Cải lương chỉ là thay đổi xã hội bằng một số cải cách nhỏ nhặt, trên một số mặt nào đó của xã hội mà không hề thay đổi bản chất của chế độ xã hội. Chủ nghĩa cải lương đối lập với cách mạng xã hội vì nó gây ảo tưởng thay đổi chế độ xã hội mà không cần phải thực hiện một cuộc cách mạng xã hội.

- Cách mạng xã hội cũng khác với đổi mới xã hội (cải tạo hay cải cách xã hội):

Đổi mới xã hội chỉ là những thay đổi căn bản về chất trên từng mặt của đời sống xã hội, diễn ra trong phạm vi của một hình thái kinh tế-xã hội mà không dẫn đến sự thay thế một hình thái kinh tế-xã hội này bằng một hình thái kinh tế-xã hội khác cao hơn, tiến bộ hơn.

2. Vai trò của cách mạng xã hội trong sự phát triển của xã hội:

Cách mạng xã hội chính là phương thức để thay thế các hình thái kinh tế- xã hội:

Cách mạng xã hội do nhiều nguyên nhân như chính trị, kinh tế, xã hội, tư tưởng,.. trong đó nguyên nhân kinh tế là nguyên nhân chủ yếu.

Nguyên nhân kinh tế là nguyên nhân chứa đựng trong bản thân phương thức sản xuất của xã hội. Đó chính là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất mới với quan hệ sản xuất lỗi thời.

Trong các xã hội có giai cấp đối kháng, mâu thuẫn giữa các lực lượng sản xuất mới và quan hệ sản xuất lỗi thời được biểu hiện thành mâu thuẫn giữa các giai cấp đối kháng, đó là mâu thuẫn giữa giai cấp cách mạng đại biểu cho lực lượng sản xuất mới và giai cấp thống trị đại biểu cho quan hệ sản xuất lỗi thời đang cản trở sự phát triển của lực lượng sản xuất. Mâu thuẫn ấy chỉ có thể được giải quyết thông qua đấu tranh giai cấp và đấu tranh giai cấp khi đã phát triển đến mức gay gắt thì sẽ trở thành một cuộc cách mạng xã hội.

Trong các xã hội có giai cấp đối kháng, sự tồn tại của quan hệ sản xuất lỗi thời là cơ sở kinh tế để duy trì địa vị và quyền lực cơ bản của giai cấp thống trị. Ở đó giai cấp thống trị dùng mọi thủ đoạn, đặc biệt là sử dụng bộ máy nhà nước để bảo vệ và duy trì quan hệ sản xuất lỗi thời ấy. Ngược lại, giai cấp cách mạng và quần chúng nhân dân lao động cũng sử dụng mọi biện pháp đấu tranh, nhất là đấu tranh chính trị để nhằm xóa bỏ quan hệ sản xuất lỗi thời, thiết lập quan hệ sản xuất mới tiến bộ, thoát khỏi áp bức bóc lột, giành lấy lợi ích căn bản cho giai cấp mình.

Cuộc đấu tranh giai cấp này phát triển thành đấu tranh chính trị và khi đạt đến đỉnh cao thì chính là cuộc cách mạng xã hội. Qua cách mạng xã hội thì hình thái kinh tế-xã hội cũ bị xóa bỏ, hình thái kinh tế-xã hội mới ra đời, chế độ xã hội cũ bị xóa bỏ, chế độ xã hội mới ra đời thay thế nó. Đó là bước chuyển biến vĩ đại trong đời sống kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa-xã hội, là bước nhảy vọt tất yếu của xã hội có giai cấp đối kháng.

Nếu sau cuộc cách mạng đó, hình thái kinh tế-xã hội mới ra đời vẫn còn tình trạng bị áp bức bóc lột, vẫn còn tình trạng đối kháng giai cấp thì sự phát triển những mâu thuẫn nói trên sớm hoặc muộn lại dẫn đến một cuộc cách mạng xã hội mới để chuyển lên một hình thái kinh tế-xã hội mới cao hơn nữa.

Vì những lý do trên mà chúng ta nói rằng: cách mạng xã hội là phương thức thay thế hình thái kinh tế-xã hội này bằng hình thái kinh tế-xã hội khác cao hơn, tiến bộ hơn.

Thực tế lịch sử cho thấy rằng:

- Cuộc chuyển biến cách mạng trong lịch sử đã thực hiện bước chuyển từ cơ sở hạ tầng công xã nguyên thủy lên chế độ chiếm hữu nô lệ. Đó là sự thay thế hình thái kinh tế-xã hội nguyên thủy bằng hình thái kinh tế-xã hội chiếm hữu nô lệ. Sự biến chuyển này không phải thông qua cách mạng xã hội, mà là phát triển tất yếu của sản xuất vật chất xã hội dẫn đến sự phân công lao động xã hội quyết định.

- Cuộc cách mạng xã hội thứ nhất trong lịch sử đã thực hiện bước chuyển từ hình thái kinh tế-xã hội chiếm hữu nô lệ sang hình thái kinh tế-xã hội phong kiến.

- Cuộc cách mạng xã hội thứ hai trong lịch sử là cuộc cách mạng tư sản nhằm lật đổ chế độ phong kiến và xác lập chế độ tư bản chủ nghĩa. Đó là sự thay thế hình thái kinh tế-xã hội phong kiến bằng hình thái kinh tế-xã hội tư bản chủ nghĩa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cuộc cách mạng xã hội thứ ba trong lịch sử là cuộc cách mạng vô sản đã và đang thực hiện bước quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản. Đây là cuộc cách mạng xã hội mới về chất, là cuộc cách mạng sâu sắc nhất, triệt để nhất trong lịch sử. Đó là sự thay thế hình thái kinh tế-xã hội tư bản chủ nghĩa bằng hình thái kinh tế-xã hội cộng sản chủ nghĩa.

Cũng cần thấy rằng, đứng về mặt tiến bộ lịch sử mà xét thì sự chuyển biến từ chế độ cộng sản nguyên thủy lên chế độ chiếm hữu nô lệ là tiến bộ xã hội. Chuyển biến từ chế độ chiếm hữu nô lệ lên chế độ phong kiến mang tính chất cách mạng và có ý nghĩa cách mạng, song nó không phải là cuộc cách mạng xã hội điển hình.

Lịch sử có hai kiểu cách mạng xã hội điển hình mang đầy đủ những đặc trưng tiêu biểu của cách mạng xã hội. Đó là cuộc cách mạng tư sản lật đổ chế độ

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN ÔN TẬP TRIẾT HỌC MÁCLÊNIN (Trang 56 - 61)