C cho nhà xuất khẩu
1.2.2.2. Bộ chứng từ thanh toán trong hoạt động thu tiền hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ
khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ
Trong quy trình trên, việc NH có thu được tiền hàng xuất khẩu thành công cho khách hàng của mình hay không phụ thuộc lớn vào việc nhà xuất khẩu có xuất trình được bộ chứng từ phù hợp với các điều kiện, điều khoản nêu trong L/C hay không. Bộ chứng từ trong thương mại và thanh toán quốc tế là những văn bản chứa đựng các thông tin về hàng hoá, vận tải, bảo hiểm và thanh toán để chứng minh một sự việc (xuất xứ của hàng, đã giao hàng…), để nhận hàng, để thanh toán, để khiếu nại đòi bồi thường…Các chứng từ này là những bằng chứng có giá trị pháp lý, làm cơ sở cho việc giải quyết mọi vấn đề liên quan tới quan hệ thương mại, cũng như quan hệ thanh toán quốc tế. Tuỳ theo đặc điểm, nội dung và mối quan hệ giữa các bên trong hợp đồng ngoại thương và tuỳ theo phương thức thanh toán mà bộ chứng từ được lập với nội dung, số lượng, loại hình và tính chất khác nhau. Căn cứ vào chức năng, ta có thể phân chia các chứng từ này thành hai nhóm là (1) chứng từ
thương mại và (2) chứng từ tài chính. Sau đây ta sẽ tìm hiểu những chứng từ được coi là quan trọng nhất trong một bộ chứng từ thanh toán.
(1) Hối phiếu (Draft): Là một tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do một người ký phát cho một người khác, yêu cầu người này khi nhìn thấy hối phiếu (trả ngay) hoặc đến một ngày nhất định ghi trên hối phiếu (trả sau) phải trả một số tiền nhất định cho một người nào đó, hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác hoặc trả cho người cầm hối phiếu. Trong thanh toán quốc tế, hối phiếu thường thấy nhất là (1) Hối phiếu thương mại do người xuất khẩu ký phát đòi tiền người nhập khẩu hoặc NHPH và (2) Hối phiếu ngân hàng do NHPH ký phát ra lệnh cho NH đại lý thanh toán một số tiền nhất định cho người thụ hưởng chỉ định trên hối phiếu.
(2) Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice): Nếu như hối phiếu là chứng từ có tính chất pháp lý, là bằng chứng đòi một số tiền nhất định của người xuất khẩu đối với người nhập khẩu thì hoá đơn thương mại là chứng từ do người xuất khẩu lập nhằm chỉ ra chi tiết về số tiền đó với các thông tin quan trọng về hai bên mua bán (tên, địa chỉ…), về hàng hoá (tên, số lượng, đặc tính, đơn giá, tổng giá trị), về cơ sở điều kiện giao hàng, về điều kiện thanh toán và trao chứng từ, về việc vận chuyển chuyến hàng hoá đó…Hoá đơn thương mại ngoài việc thể hiện giá trị hàng hoá mua bán, làm cơ sở tính thuế trong khai báo hải quan thì còn là căn cứ để đối chiếu và theo dõi việc thực hiện hợp đồng thương mại và nếu trong bộ chứng từ thanh toán không có hối phiếu thì nó có tác dụng thay thế cho hối phiếu làm căn cứ đòi tiền và trả tiền.
(3) Vận đơn đường biển (Ocean/Marine Bill of Lading): Trước đây cũng như hiện nay, vận tải biển luôn chiếm ưu thế rất lớn trong vận chuyển quốc tế hàng hoá (khoảng 80% về khối lượng và 65% về giá trị). Do đó, vận đơn đường biển có vai trò nổi bật so với các chứng từ vận tải khác. Nó là chứng từ chuyên chở hàng hoá bằng đường biển do người có chức năng ký phát cho người gửi hàng sau khi hàng hoá đã được bốc lên tàu hoặc được nhận để chở. Vận đơn đường biển không chỉ là bằng chứng về việc giao hàng của người xuất khẩu mà nó còn mang chức
năng của một chứng từ sở hữu hàng hoá. Có nghĩa là người nào nắm giữ vận đơn gốc hợp pháp sẽ là người có quyền sở hữu hàng hoá ghi trên đó. Người nhập khẩu do vậy muốn nhận hàng phải có trong tay bộ chứng từ nhất thiết không được thiếu vận đơn gốc. NHPH khi đứng ra cam kết thanh toán cho L/C cũng phải chắc chắn mình kiểm soát được hàng hoá đó (bằng cách nắm trọn bộ vận đơn hoặc vận đơn phải được giao hàng theo lệnh của mình).