Vai trò của hoạt động thu tiền hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ đối với các doanh nghiệp xuất khẩu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động Thu tiền hàng Xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ (Trang 72 - 74)

C cho nhà xuất khẩu

1.3.1.1. Vai trò của hoạt động thu tiền hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ đối với các doanh nghiệp xuất khẩu

thức tín dụng chứng từ đối với các doanh nghiệp xuất khẩu

Trước hết, tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán có nhiều ưu điểm hơn cả nếu xét từ góc độ nhà xuất khẩu. Ta đã biết, TTQT là khâu cực kỳ quan trọng và nhiều khi là khâu quyết định đến hiệu quả và tăng trưởng ngoại thương, bởi chỉ khi hoạt động thanh toán an toàn và trôi chảy thì người bán mới thu được tiền và người mua mới trả được tiền, đây chính là cơ sở nền tảng cho hoạt động xuất nhập khẩu tồn tại và phát triển. Trong các điều kiện của TTQT, quan trọng nhất là phương thức thanh toán hay chính là toàn bộ quá trình, điều kiện quy định để người mua trả tiền và nhận hàng, còn người bán thì giao hàng và nhận tiền (theo hợp đồng ngoại thương) thông qua hệ thống NH phục vụ. Ta cũng đã tìm hiểu cơ sở hình thành của các phương thức thanh toán, đó là kết quả của quá trình người mua và người bán cố gắng tìm tòi một cách thức trao và nhận tiền có thể dung hoà và đảm bảo lợi ích của cả hai bên, đặc biệt là lợi ích của người bán bởi việc giao hàng thông thường luôn phải thực hiện trước việc trả tiền. Đáp ứng đòi hỏi này, tín dụng chứng từ với sự đột phá về vai trò của NH trong quá trình thanh toán đã ra đời như một phương thức mà tại đó quyền lợi của nhà xuất khẩu được bảo vệ tốt hơn cả. Trước tiên, có thể thấy khi L/C được phát hành thì đồng nghĩa với việc người xuất khẩu đã có được một cam kết chắc chắn không huỷ ngang của NHPH về việc thanh toán cho lô hàng mình sẽ bán. Và chính từ đặc điểm là NH chỉ làm việc dựa trên chứng từ nên khi nhà xuất khẩu đã giao hàng và tập hợp được bộ chứng từ hoàn hảo thì việc được thanh toán là chắc chắn. Dù trên đường hàng hoá có gặp rủi ro thì việc hai bên giải quyết với người bảo hiểm cũng không ảnh hưởng tới việc NHPH phải thanh

toán, tức là không ảnh hưởng tới việc NH phục vụ người xuất khẩu thu được tiền hàng về cho họ. Hoặc ngay cả khi nhà nhập khẩu gặp rủi ro, mất khả năng thanh toán, nhà xuất khẩu vẫn chắc chắn nhận được tiền của NH. Ngoài ra, với phương thức này, nhà xuất khẩu còn tránh được rủi ro về quản lý ngoại hối của nước người nhập khẩu, vì khi L/C đã được mở tức là người nhập khẩu đã phải có giấy phép chuyển ngoại tệ ra nước ngoài của cơ quan quản lý ngoại hối nước mình. Đây là một trong những ưu điểm của tín dụng chứng từ so với chuyển tiền hay nhờ thu, là những phương thức chỉ đòi tiền sau khi đã thực hiện giao hàng thì người bán hoàn toàn có thể phải hứng chịu rủi ro không nhận được tiền nếu tại thời điểm thanh toán bên nước người nhập khẩu có sự thay đổi trong quản lý ngoại hối liên quan đến đồng tiền thanh toán.

Để tận dụng triệt để những ưu điểm trên đây của phương thức tín dụng chứng từ thì NHTM và những dịch vụ thu tiền hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ do họ cung cấp là không thể thiếu đối với người xuất khẩu. Trong khuôn khổ của hoạt động này, NHTM sẽ cung cấp cho người xuất khẩu một tập hợp các dịch vụ gồm: (1) Thông báo L/C/Sửa đổi L/C, (2) tiếp nhận, kiểm tra và gửi chứng từ đòi tiền, (3) thanh toán tiền hàng xuất khẩu và báo Có vào tài khoản khách hàng, (4) Chiết khấu (có truy đòi/miễn truy đòi) bộ chứng từ theo L/C. Đúng với tên gọi của hoạt động này, người xuất khẩu sẽ được NH phục vụ đứng ra làm trung gian giữa mình và NHPH để thực hiện tất cả những nghiệp vụ NH cần thiết nhằm đạt được mục đích cuối cùng là thu được tiền hàng xuất khẩu, nhận được báo Có vào tài khoản của mình tại NH, dù đó là tiền thu trực tiếp từ NHPH hay tiền do NHđCĐ ứng trước trên cơ sở chiết khấu bộ chứng từ của L/C. Theo sát từng khâu của quá trình trên, người xuất khẩu còn nhận được sự hướng dẫn của cán bộ thanh toán về trình tự các công việc cần làm cũng như được tư vấn về nghiệp vụ và pháp luật để thực hiện những thủ tục đặc biệt quan trọng như rà soát L/C để kiến nghị sửa đổi nếu cần (nhằm chắc chắn lợi ích người xuất khẩu không bị xâm phạm nếu thực hiện theo các điều kiện của L/C đó), lập bộ chứng từ theo L/C sao cho đảm bảo nhanh

chóng, chính xác và đầy đủ về số lượng, chất lượng…Và nếu người xuất khẩu có nhu cầu, NH còn có thể cung cấp cho họ những dịch vụ phái sinh khác cũng thuộc mảng thanh toán xuất khẩu như: xác nhận L/C (khi người xuất khẩu muốn có một sự bảo đảm chắc chắn cho cam kết trả tiền của NHPH), chuyển nhượng L/C theo yêu cầu cho một hoặc nhiều người hưởng lợi khác (khi người xuất khẩu không thể tự mình thực hiện được L/C).

Ghi chú: Sau khi thực hiện chuyển nhượng L/C, khách hàng vẫn tiếp tục sử dụng các dịch vụ liên quan đến xử lý chứng từ và thanh toán (dịch vụ (2), (3), (4) ở trên) để được NH trợ giúp trong việc bổ sung và sửa đổi từ bộ chứng từ của L/C chuyển nhượng thành bộ chứng từ của L/C gốc sao cho hợp lệ và sau đó là chuyển bộ chứng từ đi đòi tiền NHPH giống như khi thanh toán một L/C thông thường.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động Thu tiền hàng Xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(150 trang)
w