5. Kết cầu của chuyên đề
3.2.1. Những thách thức chính đối với ngành than Việt Nam trong thời gian tới
tới
- Nhu cầu than trong nước tăng cao, trong khi khả năng tăng sản lượng bị hạn chế do các mỏ than lớn hiện có ngày càng xuống sâu, đi xa với điều kiện khai thác khó khăn phức tạp hơn.
Trên lý thuyết, trữ lượng than của Việt Nam khá lớn. Theo số liệu của tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam công bố, tổng trữ lượng than của Việt Nam trên 220 tỉ tấn, trong đó khu mỏ than Quảng Ninh 10,5 tỉ tấn và mỏ than ở vùng đồng bằng sông Hồng 210 tỉ tấn nằm trải rộng trên diện tích 3.500 ki lô mét vuông. Tuy nhiên, phần trữ lượng than đã được thăm dò xác minh và có điều kiện khai thác thuận lợi đang giảm dần, phải đưa vào khai thác tài nguyên trữ lượng than năm ở dưới sâu (dưới mức -150m ở Quảng Ninh). Bên cạnh đó, nguồn tài nguyên than tiềm năng ở đồng bằng Sông Hồng có điều kiện địa chất công trình, thuỷ chất địa văn phức tạp, hơn nữa lại nằm trong vùng đất nông nghiệp và dân cư nên việc khôn dễ dàng và sẽ rất tốn kém.
- Việc đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong quá trình khai thác đòi hỏi ngày càng nghiêm ngặt hơn, nhất là việc bảo vệ Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long.
- Để tăng sản lượng đòi hỏi nhu cầu vốn đầu tư cao, trong khi nguồn vốn tự có trong ngành hạn hẹp và giá bán than trong nước đang còn thấp hơn giá thành, từ năm 2007 được điều chỉnh theo cơ chế thị trường.
- Việc sử dụng than vẫn chủ yếu theo cách truyển thống gây nhiều ô nhiễm, hiệu quả thấp, trong khi công nghệ chế biến than hầu như chưa phát triển.
- Sẽ gặp những khó khăn của một nước lâu nay xuất khẩu than, sắp tới phải chuyển sang nhập khẩu than. Đặc biệt là các doanh nghiệp sử dụng than phải đối mặt với việc sử dụng than theo giá thị trường thay cho thói quen dùng than giá thấp trong nhiều năm qua.