5. Kết cầu của chuyên đề
2.3.1. Thực trạng xuất khẩu than của TKV
2.3.1.1. Quy trình xuất khẩu than.
a) Công tác chuẩn bị giao hàng
- Các đơn vị giao than xuất khẩu chủ động bố trí sản xuất, đảm bảo đủ khối lượng và chất lượng than giao xuất khẩu theo kế hoạch chuẩn bị chân hàng tháng, quý và kế hoạch năm phù hợp với Hợp đồng phối hợp kinh doanh năm hoặc hợp đồng kinh tế.
Kế hoạch chuẩn bị chân hàng than xuất khẩu hàng quý được Giám đốc khối Thương mại và dịch vụ thông qua trên cơ sở Hợp đồng phối hợp kinh doanh hoặc Hợp đồng kinh tế đã ký và nhu cầu lấy than của khách hàng cũng như khả năng sản xuất của các đơn vị. Ban sản xuất than Tập đoàn (SXT) chủ trì cùng các Ban Kế hoạch (KH), Ban Xuất nhập khẩu (XNK), Ban Thị
trường Than nội đia (TTN) cân đối báo cáo Giám đốc khối Thương mại và dịch vụ hay Giám đốc khối Công nghiệp than quyết định.
- Đối với tàu xuất khẩu có khối lượng than chuyển tải trên 30.000 tấn than cám: không bố trí quá 5 đơn vị giao than. Các trường hợp còn lại, không bố trí quá 4 đơn vị giao than. Đối với những lô than có chất lượng đặc biệt, Ban SXT và Ban XNK báo cáo Giám đốc khối Thương mại và dịch vụ quyết định.
- Hàng tháng, các bộ phận cùng các công ty thương mại họp và nhận kế hoạch tiêu thụ của tháng kế tiếp. Hàng tuần, họp tác nghiệp tàu và bố trí lịch tàu cập cầu của tuần kế tiếp.
b) Tổ chức thực hiện giao hàng
Giao hàng tại cảng chính Cẩm Phả và khu vực chuyển tải.
1) Căn cứ vào kế hoạch điều tàu của khách hàng và kế hoạch tiêu thụ hàng của tháng đã duyệt, Ban XNK phát hành thông báo giao than gửi các đơn vị giao than, đơn vị điều hành, đơn vị giám định, đơn vị bốc xếp, các công ty thương mại liên quan, ghi rõ: tên tàu, laycan, ngày tàu dự kiến đến cảng xếp hàng, tên hàng, khối lượng, chất lượng, các điều kiện giao hàng
2) Không muộn hơn 3 ngày trước khi tàu đến cảng, đơn vị điều hành thông báo cho các đơn vị giao than, đơn vị bốc xếp, đơn vị giám định thông báo thời gian dự kiến tàu đến cảng, sơ đồ rót than, thời gian cho phép làm hàng, thời gian dự kiến mở máng làm hàng…
3) Công ty Tuyển than Hòn Gai TKV và/hoặc công ty KHO VẬN Đá Bạc TKV thu xếp phương tiện, tổ chức vận chuyển than áp mạn tàu tại khu vực chuyển tải
4) Đơn vị giám định tổ chức giám định khối lượng, chất lượng than rót xuống tàu/sà lan chuyển tải rồi lập biên bản giao than . Kết quả giám định khối lượng, chất lượng than giao là cơ sở để thực hiện thanh toán tiền than cho các đơn vị giao than.
Trường hợp thiếu than giao cho tàu, than bổ sung sẽ được lấy từ công ty Tuyển than Cửa Ông TKV, công ty Tuyển than Hòn Gai TKV và/hoặc công ty Kho vận Đá Bạc TKV. Trong mọi trường hợp, phải đảm bảo giao đủ than cho tàu với thời gian sớm nhất.
5) Khi tàu đến cảng xếp hàng, đơn vị điều hành phối hợp với đơn vị giám định tàu tiến hành kiểm tra hầm hàng. Khi tàu sẵn sàng xếp hàng trên mọi phương diện, thuyền trưởng sẽ trình Thông báo sẵn sàng - NOR, cán bộ điều hành tại cảng xếp hàng mới ký chấp nhận thông báo sẵn sàng làm hàng.
6) Đơn vị điều hành cùng đơn vị giám định tiến hành kiểm tra các tài liệu, sổ sách, thước đo mớn nước tàu để thống nhất phương thức giám định khối lượng cho các tàu xuất khẩu theo quy định của L/C hoặc hợp đồng thương mại.
Việc làm hàng chỉ được thực hiện khi có xác nhận từ Tập đoàn và/hoặc các công ty thương mại về việc dã có L/C gốc hoặc xác nhận thanh toán của khách hàng trên Hóa đơn chiếu lệ hoặc giấy báo Có của ngân hàng cho người thụ hưởng.
7) Đơn vị điều hành làm việc với nhà tàu, phối hợp với đơn vị giám định, đơn vị bốc xếp tổ chức điều hành, bốc rót và san gạt cho tàu trong cầu và tại các khu vực chuyển tải đảm bảo tiến độ, an toàn, đúng trình tự theo sơ đố hầm hàng đã thống nhất với nhà tàu.
Nếu phát hiện thấy than giao không đảm bảo chất lượng thì việc giao hàng sẽ tạm ngừng để xử lý đến khi đảm bảo chất lượng.
8) Sau khi kết thúc giao than cho tàu, đơn vị điều hành có trách nhiệm hoàn thiện đầy đủ chứng từ tàu, sau đó chuyển nhanh và an toàn về Ban XNK hoặc các công ty thương mại có liên quan; Đơn vị giám định phát hành phải cấp, phát hành chứng thư khối lượng, chất lượng theo yêu cầu của L/C, Hợp đồng và chuyển nhan, an toàn về Ban XNK hoặc các công ty thương mại có liên quan.
9) Ban XNK Tập đoàn hoặc các công ty thương mại lập hoá đơn thương mại và các chứng từ khác (theo yêu cầu của L/C), hợp đồng; kiểm tra và hoàn thiện bộ chứng từ thanh toán, lập hối phiếu thu tiền hàng.
2.3.1.2.Mặt hàng xuất khẩu.
Tài nguyên than của Việt Nam tập trung chủ yếu tại các khu vực thuộc Quảng Ninh, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Nam với trữ lượng đã được thăm dò và đánh giá ở mức chính xác cao khoảng trên 3,5 tỷ tấn, trong đó trên 80% trữ lượng tập trung ở Quảng Ninh. Với hai phương pháp khai thác là khai thác lộ thiên và khai thác hầm lò, trải qua quá trình sàng tuyển, Tập đoàn Than Việt Nam đã sản xuất ra rất nhiều các chủng loại than với các chỉ tiêu kỹ thuật khác nhau theo tiêu chuẩn TCVN và TVN, không những đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn đáp ứng được nhu cầu sử dụng của thị trường nước ngoài.
Dưới đây là bảng tổng hợp các loại than thương phẩm của Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam.
Sản phẩm Than
Các chỉ tiêu kỹ thuật than theo TCVN (1790 -1999)
TT Loại than Cỡ hạt Độ tro (AK%)
Độ ẩm TB Chất bốc TB Lưu huỳnh Nhiệt nặng mm Trung bình Giới hạn Wlv TB% VK TB% SK TB% QKmin(Cal/g) -1 -2 -3 -4 -5 -6 -7 -8 -9 I Than cục 1 Cục 2a 50-100 7.00 6.00-8.00 3 6 0.6 7800 2 ' 25-60 7.00 6.00-8.00 3 6 0.6 7800 3 Cục 2b 50-100 9.00 8.01-10.0 3.5 6 0.6 7650 4 ' 25-200 9.00 8.01-10.0 3.5 6 0.6 7650 5 Cục 3a 35-50 4.00 3.01-5.00 3 6 0.6 8100 6 Cục 4a 15-35 5.00 4.01-6.00 3.5 6 0.6 8000 7 Cục 4b 15-35 9.00 6.01-12.0 3.5 6 0.6 7450 8 Cục 5a 6-18 6.00 5.00-7.00 3.5 6 0.6 7900 9 Cục 5b 6-18 7.00 6.00-8.00 4 6 0.6 7450 II Than cám 1 Cám 1 0-15 7.00 6.00-8.00 8 6.5 0.6 7800 2 Cám 2 0-15 9.00 8.01-10.0 8 6.5 0.6 7600 3 Cám 2 1-10 8.50 8.01-10.0 8 6.5 0.6 7600 4 Cám 2 1-6 8.50 8.01-10.0 8 6.5 0.6 7600 5 Cám 2 1-5 9.00 8.01-10.0 8 6.5 0.6 7600 6 Cám 2 1-15 9.00 8.01-10.0 8 6.5 0.6 7600 7 Cám 3a 1-15 11.50 10.01-13 8 6.5 0.6 7350 8 Cám 3b 1-15 14.00 13.01-15 8 6.5 0.6 7050 9 Cám 3c 1-15 16.50 15.01-18 8 6.5 0.6 6850 10 Cám 4a 1-15 20.00 18.01-22 8 6.5 0.6 6500 11 Cám 4b 1-15 24.00 22.01-26 8 6.5 0.6 6050 12 Cám 5 1-15 30.00 26.01-33 8 6.5 0.6 5500 13 Cám 6a 1-15 36.00 33.01-40 8 6.5 0.6 4850 14 Cám 6b 1-15 42.00 40.01-45 8 6.5 0.6 4400
(Nguồn: Ban Xuất khẩu than - TKV)
Bảng 2.8: Các chủng loại Than của TKV
Trước hết, phải nói rằng than antraxit Việt Nam là loại than có đặc tính hoá học, lý học, thạch học đặc thù và hiếm có trên thế giới. Loại than này không được sử dụng rộng rãi và phổ biến như than cốc với nhiều loại công nghệ trong các ngành công nghiệp như điện, thép, xi măng, giấy…mà chỉ có một số ít máy móc, quy trình công nghệ trong các ngành này sử dụng than antraxit làm nguyên - nhiên liệu. Chẳng hạn công nghệ PCI và thiêu kết trong
ngành sản xuất thép ở Nhật Bản sử dụng than cám (chủ yếu là cám số 8 của Việt Nam) làm nhiên liệu. Trong khi đó, việc sử dụng than Antraxit Quảng Ninh để luyện gang trong lò cao là rất phức tạp, đến nay còn nhiều vấn đề về kỹ thuật công nghệ chưa giải quyết được. Bởi than đá có độ rắn đặc trưng, nên quá trình cháy của than rất lâu để có được lượng nhiệt theo yêu cầu, nhưng bên cạnh đó, khi ở nhiệt độ cao (trong công nghệ luyện gang lò cao) lại rất dễ vỡ vụn, gây bí lò. Chủng loại 2003 2004 2005 2006 2007 - Cục các loại 609 457 888 696 586 315 906 895 1 263 450 % tăng trưởng 45 -34 55 40 - Cám các loại 5 914 622 9 755 412 14 273 716 20 780 455 22 536 550 % tăng trưởng 65 46 45 9 Tổng cộng 6 524 079 10 644 108 14 860 031 21 687 350 23 800 000 Đơn vị: tấn
Thống kê xuất khẩu than theo chủng loại 2003-2007
(Nguồn: Ban Xuất khẩu than - TKV)
Bảng 2.9: Thống kê XK than theo chủng loại của TKV .
5914622 9755412 14273716 20780455 22536550 0 5000000 10000000 15000000 20000000 25000000 2003 2004 2005 2006 2007 Tấ n Than cám Than cục
Biểu đồ 2.1: Chủng loại than XK của TKV
Qua biểu đồ trên, ta thấy sản lượng than mỗi chủng loại đều có mức tăng cao qua các năm, đặc biệt là than cám. Than cục từ năm 2003 đến 2007 sản lượng gia tăng với mức tăng trưởng mỗi năm trên 40%, từ 609 ngàn tấn năm 2003 lên 1,2 triệu tấn năm 2007. Duy chỉ có năm 2005 thì sản lượng xuất khẩu giảm chỉ còn 586 ngàn tấn. Than cám cũng có mức tăng trưởng cao, trung bình 45-65 % từ 2003-2006.. Đến năm 2007 tuy sản lượng xuất khẩu vẫn tăng nhưng không nhiều do đó, tỷ lệ tăng trưởng chỉ là 9%. Năm 2003, sản lượng xuất khẩu mới chỉ đạt gần 6 triệu tấn, thì đến năm 2007, sản lượng xuất khẩu đã lên tới 22,5 triệu tấn.
Dễ dàng nhận thấy than cám chiếm phần lớn (trên 90%) trong tổng sản lượng than xuất khẩu của Việt Nam. Mặc dù than cám có chất lượng thấp hơn than cục rất nhiều, độ nhiệt trị và nhiệt năng cũng thấp hơn, nhưng lại có sản lượng xuất khẩu chiếm ưu thế. Bởi nhu cầu tiêu thụ than này, đặc biệt là ở Thái Lan và Trung Quốc cho các nhà máy điện là rất lớn. Trong khi đó, giá than cục lại luôn ở mức cao dẫn đến việc nhà sử dụng (nhà máy thép, xi măng ở Nhật Bản, Tây Âu …) phải thay thế than antraxit bằng loại than khác nhằm tiết kiệm thêm chi phí đầu vào cho sản xuất.
Thị trường 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Nhật Bản 1 091 1 418 1 705 2 261 2 248 2 092 2 250 Tây Âu 511 450 615 825 526 544 390 Brazil 142 300 Bungary 481 158 53 63 49 198 210 Trung Quốc 817 2 058 2 260 5 232 10 603 16 748 18 850 Hàn Quốc 105 209 288 425 409 568 640 Đài Loan 101 174 96 193 41 47 57 Malaysia 12 15 26 94 74 137 130 Thái Lan 764 739 990 882 488 557 390 Philippines 295 248 377 397 255 442 300 Ấn Độ 109 150 Indonexia 43 27 Lào 2 56 Thị trường khác 60 76 114 270 174 58 50 Tổng cộng 4 237 5 545 6 524 10 642 14 867 21 687 23 800
Sản lượng than xuất khẩu theo thị trường (2001-2007)
Đơn vị: ngàn tấn
(Nguồn: Ban Xuất khẩu than - TKV)
Bảng 2.10: Thống kê than XK theo thị trường (2001-2007)
Than là một trong số ít mặt hàng Việt Nam đã có lịch sử xuất khẩu lâu đời. Than Antraxit Việt Nam đã nổi tiếng ở hơn 40 thị trường trên thế giới dưới cái tên thương mại “Antraxit Hongay”. Trước năm 1989, Antraxit Việt Nam đã được xuất khẩu đi các nước châu Âu và Nhật Bản và chủ yếu dùng để sưởi ấm, đung nấu, làm điện cực, làm đất đèn. Từ năm 1989-1990, Antraxit Việt Nam bắt đầu được sử dụng thử nghiệm trong công nghiệp luyện thép của Nhật Bản, rồi ở Pháp; từ năm 1994 được sử dụng thử nghiệm trong sản xuất xi măng ở Công ty Xi măng Onoda Nhật Bản, năm 1996 được sử dụng để phát điện ở Bungari và năm 1998 đưa vào nhà máy Điện NPS Thái Lan. Công nghiệp thép, điện lực và xi măng ở Nhật Bản, Châu Âu, Thái Lan đã trở thành những hộ tiêu thụ nhiều than Việt Nam.
Qua bảng số liệu trên, ta có nhận định ban đầu là sản lượng than xuất khẩu của TKV vào các thị trường biến động không đều qua các năm. Có thị
trường biến động tăng, có thị trường lại biến động giảm, và có những thị trường vừa biến động tăng vừa biến động giảm trong giai đoạn 2001-2007.
Năm 2001, sản lượng than xuất khẩu vào Nhật Bản là 1.091 ngàn tấn, Tây Âu 511 ngàn tấn, Trung Quốc 817 ngàn tấn, Hàn Quốc 105 ngàn tấn, Thái Lan 764 ngàn tấn, Đài Loan 101 ngàn tấn,…Đến năm 2007, chỉ có 3 thị trường Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc là sản lượng than xuất khẩu vẫn tăng (Nhật Bản 2.250 ngàn tấn, Trung Quốc 18.850 ngàn tấn, Hàn Quốc 640 ngàn tấn), trong đó sản lượng xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc có mức tăng mạnh mẽ nhất do nhu cầu sử dụng than cho các nhà máy nhiệt điện ở phía Nam tăng cao. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của một số thị trường mới như Brazil, Lào, Ấn Độ, Indonesia từ năm 2006 giúp cho sản lượng than xuất khẩu cũng gia tăng tuy không nhiều. Ngược lại, sản lượng than xuất khẩu vào các thị trường như Thái Lan, Đài Loan lại sụt giảm do các nước này đã chuyển hướng sang nhập khẩu than từ Trung Quốc hay Indonesia với mức giá cạnh tranh hơn trong khi chất lượng của than Việt Nam lại dần không đáp ứng được yêu cầu của họ.
Về cơ cấu thị trường
Trong các thị trường xuất khẩu của Than Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc và Tây Âu là những thị trường truyền thống và quan trọng, đồng thời cũng là những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Than Việt Nam. Nếu như năm 2001, Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Than Việt Nam (22%), tiếp đến là Trung Quốc với mức chênh lệch sản lượng so với thị trường Nhật Bản không lớn lắm (19%), cuối cùng là thị trường Tây Âu (12%) thì sang đến năm 2007, đã có sự biến đổi lớn trong cơ cấu thị trường này. Trung Quốc đã vươn lên dẫn đầu trong các thị trường nhập khẩu than Việt Nam (80% - mức tăng trưởng bình quân là trên 200% mỗi năm) từ năm 2005, Nhật Bản lùi xuống vị trí thứ 2 (10%) và vị trí thứ 3 vẫn là Tây Âu (1%).
Nguyên nhân của sự biến đổi này là: Từ cuối năm 2004, sang năm 2005 và cho đến 2007, nhu cầu than trên thị trường thế giới tăng mạnh để đáp ứng cho các ngành công nghiệp, nhất là ngành thép và điện lực. Đặc biệt với phát triển nóng của nền kinh tế Trung Quốc và việc hạn chế xuất khẩu than của họ đã dẫn đến thiếu thụ nguồn cung cấp than cho các nhà máy sử dụng. Nhưng mặt khác, do tác động cạnh tranh mãnh mẽ của các nguồn than gần như của Nga, Ukraina và do không phát triển nóng như khu vực châu Á - Thái Bình Dương nên xuất khẩu than vào Tây Âu giảm đáng kể.
Thị trường XK than năm 2001
19% 27% 12% 2% 18% 22%
Trung Quốc Nhật Bản Tây Âu Hàn Quốc Thái Lan Thị trường khác
Thị trường than XK năm 2007
80% 10%
1% 2% 1% 6%
Trung Quốc Nhật Bản Tây Âu Hàn Quốc Thái Lan Thị trường khác
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu thị trường XK than năm 2007
Có thể nói, hơn 10 năm qua, ngành than đã kế thừa và mở rộng thị trường tiêu thụ than tại Nhật Bản, Châu Âu, Nam Phi, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Philipin, Nam Mỹ và một số nước khác nhờ vào chính sách bạn hàng đúng đắn, cung cấp ổn định về khối lượng, chất lượng với giá cạnh tranh cho khách hàng; xây dựng được mối quan hệ tay ba tin cậy,