Quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu than ở Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Trang 37 - 40)

5. Kết cầu của chuyên đề

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

2.1.1.1. Sơ lược về quá trình phát triển của ngành Than Việt Nam và bối cảnh ra đời Tổng Công ty Than Việt Nam

Ngành công nghiệp Than của Việt Nam đã ra đời rất sớm, từ dưới triều nhà Nguyễn (1802). Nhưng nó thực sự trở thành một ngành công nghiệp khai thác khoáng sản kể từ khi thực dân Pháp tiến hành xâm lược nước ta (1885). Đến năm 1955, Nhà nước ta tiếp quản ngành công nghiệp khai khoáng này sau khi thực dân Pháp thất bại và rút về nước.

Thời kỳ trước đổi mới (1955-1987), chúng ta đã khai thác được trên 100 triệu tấn, năm cao nhất đạt 6,4 triệu tấn. Tuy nhiên, kể từ sau đó đến trước khi thành lập Tổng công ty Than Việt Nam (1988-1994), kinh tế nước

ta bị khủng hoảng, nhu cầu sử dụng than giảm sút nghiêm trọng. Sản lượng hàng năm không vượt khỏi con số 6,1 triệu tấn. Đến năm 1994, ngành than có 10 công ty trực thuộc Bộ Năng Lượng (sau này là Bộ Công nghiệp, rồi Bộ Công thương), trong đó có 6 công ty trực tiếp khai thác than; trên 10 đơn vị Quân đội tham gia khai thác than và 4 đơn vị sản xuất than trực tiếp thuộc tỉnh Quảng Ninh. Chính việc cho phép các tổ chức không chuyên khai thác than một cách ồ ạt tại các lộ vỉa, thiếu sự tổ chức và quản lý thống nhất, vi phạm kỹ thuật, thuê mướn lao động không có nghề với chi phí thấp… đã đẩy các công ty than, các mỏ than chính thống vào tình thế phải thu hẹp sản xuất, giảm hệ số bóc đất để khai thác than ở các mỏ lộ thiên, giảm đào lò ở các mỏ hầm lò; phải đưa một phần thiết bị máy móc vào niêm cất; tiền lương của người lao động bị suy giảm để đảm bảo cân đối tài chính trong điều kiện phải tự trang trải. Người lao động thiếu việc làm trầm trọng, thợ bậc cao, thợ lành nghề bỏ xí nghiệp ra ngoài kiếm sống. Có thể nói rằng, thời gian những năm 1991-1994, ngành than đã rơi vào khủng hoảng trầm trọng.

2.1.1.2. Thành lập Tổng Công ty Than Việt Nam

Trong bối cảnh như trên, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành hai Quyết định số 381/TTg và 382/TTg ngày 28/7/1994 yêu cầu tăng cường quản lý, lập lại trật tự trong khai thác than và kinh doanh than. Theo đó, ngành than được tổ chức lại - Tổng Công ty Than Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 563/TTg ngày 10/10/1994 trên cơ sở sắp xếp lại các doanh nghiệp trực thuộc Bộ Năng lượng, các công ty trực thuộc tỉnh Quảng Ninh, và công ty Đông Bắc trực thuộc Bộ Quốc Phòng. Và từ ngày 01/01/1995, Tổng Công ty Than Việt Nam chính thức đi vào hoạt động, trở thành một trong hai tổng công ty 91 đầu tiên.

Nhiệm vụ chính mà Đảng và Chính phủ giao cho Tổng công ty Than là:

Thoả mãn các nhu cầu về than của nền kinh tế, Phát triển các ngành nghề khác trên nền công nghiệp than một cách có hiệu quả để giải quyết việc làm cho người lao động.

Do đó, ngay từ khi mới được thành lập, Tổng Công ty Than Việt Nam đã xác định cho mình chiến lược phát triển lâu dài theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá là: “Xây dựng Tổng Công ty Than Việt Nam thành tập đoàn kinh doanh đa ngành trên nền sản xuất than”; sử dụng và phát huy hiệu quả các nguồn lực (vốn, tài nguyên, lao động) được Chính phủ giao quản lý; Khẳng định và hoàn thiện cơ chế hoạt động với mô hình tổ chức Than Việt Nam phù hợp với chính sách phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà Nước; Đáp ứng nhu cầu về than cho các ngành kinh tế trong nước, đặc biệt là nhu cầu than cho phát triển điện và các ngành công nghiệp khác; dành một khối lượng than phù hợp để xuất khẩu tạo nguồn vốn cho đầu tư phát triển; Phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước; củng cố xây dựng đội ngũ giai cấp công nhân vững mạnh, cải thiện điều kiện làm việc và nâng cao thu nhập người lao động.

2.1.1.3. Các mốc quan trọng trong 10 năm phát triển của TVN (1994-2004)

- 01/01/1995: Tổng Công ty Than Việt Nam chính thức đi vào hoạt động

- 11/1996: Ngành than đón nhận Huân chương Sao Vàng do có nhiều công lao trong 50 năm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- 12/1997: Đạt 10,7 triệu tấn than thương phẩm, hoàn thành vượt mức chỉ tiêu sản lượng của năm 2000 do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đề ra cho ngành than (10 triệu tấn).

- 5/1999: Điều chỉnh giảm sản xuất than do chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế khu vực.

- 5/2001: Tiếp nhận Tổng Công ty Cơ khi Năng lượng và Mỏ sáp nhập vào TVN.

- 4/2002: Khởi công xây dựng nhà máy điện Na Dương.

- 8/2003: xuất xưởng lô xe tải KRAZ đầu tiên được lắp ráp tại Việt Nam.

- 12/2003: Đạt 18,8 triệu tấn than thương phẩm, vượt mức chỉ tiêu sản lượng của năm 2005 do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đề ra cho ngành than (15-16 triệu tấn).

- 12/2004: Đạt 24,7 triệu tấn than thương phẩm (trong đó xuất khẩu 10,5 triệu tấn) đạt mục tiêu quy hoạch của năm 2010 (23-24 triệu tân).

- 6/01/2005: Chủ tịch nước kí quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu than ở Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w