Chủ trương chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và giải pháp phát triển trên địa bàn tỉnh sóc trăng (Trang 44 - 49)

3.1.3.1. Chủ trương chuyển đổi của Chính phủ:

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp (nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản) nước ta liên tiếp thu được nhiều thành tựu to lớn. Thành tựu lớn nhất là trong một thời gian không dài, từ một nền nông nghiệp tự cung tự cấp, lạc hậu đã vươn lên trở thành một nền nông nghiệp hàng hóa, đảm bảo an toàn lương thực quốc gia và có tỷ suất hàng hóa ngày càng lớn, có vị trí đáng kể trong khu vực và thế giới. Tuy nhiên, nước ta cũng gặp một số khó khăn, mắc phải những sai lầm như: trước đây chúng ta chỉ trồng độc canh cây lúa, không chú trọng đến chất lượng trong quá trình sản xuất dẫn đến hiệu quả thấp. Cho nên qua nghiên cứu và khảo sát tình hình chung thì chính phủ đã ban hành Nghị quyết 09/2000/NQ-CP về việc đề ra một số chủ trương và chính

sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho cả

nước nói chung và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung như sau:

+ Cần phải phát huy lợi thế to lớn của nền nông nghiệp nước ta về tiềm năng thiên nhiên, về truyền thống làm nông nghiệp từ lâu đời, về tính cần cù, năng động, sáng tạo của nông dân, nhằm mục tiêu xây dựng một nền nông nghiệp mạnh, phát triển bền vững, được áp dụng công nghệ cao, công nghệ mới, từng bước được hiện đại hoá, vươn lên trở thành một nền nông nghiệp với những ngành sản xuất hàng hóa lớn, có sức cạnh tranh ngày càng cao trong quá trình hội nhập quốc tế, có năng suất và thu nhập cao trên một đơn vị diện tích, đáp ứng nhu cầu lương thực thực phẩm cho nhân dân, nguyên liệu cho công nghiệp, tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu và bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần nâng cao

đời sống nông dân, ổn định kinh tế và xã hội đất nước.

+ Việc chọn cơ cấu quy mô và chủng loại sản phẩm các ngành hàng sản xuất nông nghiệp phải khai thác được lợi thế của cả nước và từng vùng, bám sát nhu cầu thị trường trong nước và thế giới, phải có khả năng tiêu thụ được hàng hóa, có hiệu quả cao về kinh tế, xã hội, sinh thái.

+ Trong 10 năm tới, những ngành sản xuất hàng hóa quan trọng của nông nghiệp nước ta cần phát triển theo định hướng như sau:

a. Lúa gạo: là ngành sản xuất có thế mạnh của nước ta, nhất là 2 vùng

Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng. Phải đảm bảo an toàn lương thực, đủ lúa gạo dự trữ quốc gia và có số lượng cần thiết để xuất khẩu. Mức sản lượng lúa ổn định khoảng 33 triệu tấn/ năm, trong đó lúa gạo để ăn và dự trữ khoảng 25 triệu tấn/ năm (chưa kể lượng bột mì được tiêu thụ ngày càng nhiều, chủ yếu dựa vào xuất khẩu), số còn lại để xuất khẩu và cho các nhu cầu khác. Sản xuất lúa gạo chủ yếu dựa vào thâm canh sử dụng giống có chất lượng cao, đáp ứng hiệu quả yêu cầu của thị trường tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Giữ ổn định khoảng 04 triệu ha đất có điều kiện tưới tiêu chủ động để sản xuất lúa. Với các loại đất sản xuất kém hiệu quả thì chuyển sang sản xuất các loại sản phẩm khác có hiệu quả cao hơn như: đất khô hạn chuyển sang trồng màu, đất trũng và đất ven biển chuyển sang nuôi trồng thủy sản, đất ven đô thị thì chuyển sang trồng rau, hoa, cây ăn trái… ở vùng sâu, vùng xa vẫn đầu tư để phát triển

sản xuất lúa ở nơi có điều kiện (nhất là về thủy lợi nhỏ và xây dựng đồng ruộng)

đểđảm bảo đời sống nhân dân sớm chặn đứng được nạn phá rừng làm rẫy và tình trạng du canh du cư.

b. Màu lương thực: chủ yếu là ngô, tiếp tục phát triển đạt mức 5 - 6 triệu ha/ năm đủ nguyên liệu để dùng làm thức ăn chăn nuôi.

2. Cây công nghiệp ngắn ngày:

a. Cây mía: không xây dựng thêm các nhà máy đường mới, chủ yếu là sắp xếp và phát huy công suất các nhà máy hiện có. Xây dựng vùng nguyên liệu mía ổn định, đẩy mạnh thâm canh. Phát triển các công nghiệp chế biến khác để

nâng cao hiệu quả của nhà máy đường, phát triển công nghiệp thực phẩm (kẹo, bánh, sữa, nước trái cây có đường…) để tiêu thụ hết lượng đường sản xuất ra. Trong tương lai khi nhu cầu thị trường trong nước tăng lên, sẽ xem xét quyết

định mức phát triển cao hơn về công nghiệp đường.

b. Cây có dầu: nước ta có điều kiện tự giải quyết nhu cầu dầu thực vật, nhất là dầu ăn. Phát triển mạnh các loại cây có dầu như: lạc, đậu tương, vừng, hướng dương… để cung cấp dầu ăn cho nhân dân với mức 4 - 5 kg/ người/ năm, tiến tới không cần nhập khẩu. Trong quá trình phát triển, nếu có thị trường lớn, bán được giá thì tranh thủđiều kiện phát triển mạnh để có thể xuất khẩu dầu ăn.

c. Các loại cây có sợi:bông, dâu tằm có vị thế lâu dài trong cơ cấu nông nghiệp. Phát triển bông sợi ở những vùng có điều kiện, để tiến tới tự túc được một phần quan trọng nhu cầu sợi bông cho ngành dệt hạn chế nhập khẩu.

3. Một số cây lâu năm truyền thống có giá trị kinh tế cao:

a. Cà phê: là ngành sản xuất hàng hóa lớn của nông nghiệp nước ta. Giữ

mức 400.000 ha cà phê vốn hiện có, có trồng thay thế hàng năm, chú trọng thâm canh cao và toàn diện không mở thêm diện tích nữa.

b. Điều: phát triển mạnh cây điều, dựa vào cải tạo vườn điều cũ và mở

thêm diện tích mới, chủ yếu ở miền Trung, nâng diện tích điều lên khoảng 500.000 ha, đạt sản lượng khoảng 100.000 tấn nhân điều/ năm.

4. Rau, quả, hoa và canh cây cảnh:

a. Rau: phát triển các loại rau, lượng chủ yếu là rau có chất lượng tốt. Ngoài các loại rau truyền thống, phát triển thêm các loại rau cao cấp mới như:

đậu rau, ngô rau, măng, nấm ăn và nấm dược liệu… là những loại rau có giá trị

dinh dưỡng cao, có triển rộng lớn về thị trường tiêu thụ, tạo thêm nhiều công ăn việc làm , xoá đói giảm nghèo ở vùng nông thôn nước ta.

b. Cây ăn quả: phát triển các loại cây ăn quả nhiệt đới, ôn đới, khai thác có hiệu quả mọi lợi thế của vùng sinh thái nước ta, đáp ứng nhu cầu đời sống của nhân dân và xuất khẩu lớn trong tương lai. Ngoài các cây ăn trái thông dụng đáp

ứng nhu cầu phổ biến của đời sống nhân dân, cần phát triển một số cây ăn quả có khả năng cạnh tranh để xuất khẩu như: vải, nhãn, dứa, thanh long …

3.1.3.2. Chủ trương chuyển đổi của tỉnh: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong phát triển nông nghiệp trước đây người nông dân chỉ chú trọng trồng lúa, không chú ý đến việc xen canh trồng các loại cây khác trên đồng ruộng nên năng suất thu nhập có phần hơi thấp. Do đó mà Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng đã đề ra Nghị quyết 07/2001/KH của Tỉnh về việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2001 - 2005, nhằm củng cố lại nền nông nghiệp tỉnh nhà. Sau đây là kế hoạch chung của tỉnh về việc

định hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn trên quan điểm:

- Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Từ nay đến năm 2005, tập trung khai thác đúng mức tiềm năng, lợi thế vềđiều kiện cơ sở vật chất hạ tầng, phát huy thế mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững, người sản xuất có lãi, tăng thu nhập trên một

đơn vị diện tích; tốc độ tăng trưởng và thu nhập của người dân nông thôn phải

được cải thiện hơn.

- Phát triển kết cấu hạ tầng, có ưu tiên đầu tư những công trình phát huy hiệu quả nhanh. Chuyển dịch cơ cấu phải trên cơ sở quy hoạch và có chính sách

để thực hiện quy hoạch khẩn trương, hiệu quả, bền vững kinh tế và môi trường. Phát triển ngành nghề nông thôn tạo thêm nhiều việc làm mới, kết hợp chuyển dịch cơ cấu kinh tế với chuyển dịch lao động trên địa bàn nông thôn.

- Khuyến khích các thành phần kinh tếđầu tư vào nông nghiệp, phát triển các loại hình kinh tế hợp tác. Chuyển đổi cơ cấu phải gắn chặt chẽ giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ, hình thành vùng chuyên canh tập trung; hình thành các mối quan hệ giữa doanh nghiệp - hợp tác xã - nông hộ; tạo điều kiện để phát triển mạnh kinh tế hộ và kinh tế trang trại.

Sau 5 năm thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn Sóc Trăng mang lại hiệu quả rõ nét. Và xây dựng định hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2006 - 2010 cụ thể như sau:

Tiếp tục thực hiện có kết quả chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn theo tinh thần Nghị quyết 09 của Chính phủ và kế hoạch 07 của Ủy ban nhân dân tỉnh, phấn đấu đến năm 2010 đạt giá trị sản xuất trung bình từ 50 triệu đồng/ha

đất canh tác/năm trở lên, từng bước gắn sản xuất với bảo quản chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Cụ thể trong 5 năm tới là tập trung giải quyết tốt khâu giống, đẩy mạnh xây dựng các mô hình trình diễn trong đó chú trọng mô hình nông nghiệp công nghệ cao, đẩy mạnh công tác bảo vệ cây trồng vật nuôi nhằm đảm bảo an toàn cho sản xuất, song song đó là gắn củng cố phát triển các loại hình sản xuất hợp tác phát triển kinh tế trang trại, thực hiện tiêu thụ hàng nông sản thông qua hợp đồng, đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ bản, khai thác có hiệu quả các công trình đã đầu tư, đẩy mạnh xã hội hóa chương trình mục tiêu quốc gia gắn với truyền thông để nhằm mang lại hiệu quả phục vụ sản xuất. Định hướng các chỉ

tiêu sản xuất cụ thểđến 2010 bao gồm:

Cây lúa: diện tích gieo trồng đến 2010: 300.000 ha, năng suất bình quân 53,16 tạ/ha, sản lượng 1.594.700 tấn trong đó lúa đặc sản các loại phấn đấu đạt 50.000 ha, sản lượng 250.000 tấn.

Rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày: đến 2010 đạt diện tích 57.500 ha trong đó Bắp lai: 4.000 ha, sản lượng 24.000 tấn; Hành tím: 5.000 ha, sản lượng 110.000 tấn; Mía: 8.500 ha, sản lượng 935.000 tấn; Đậu nành 1.200 ha, sản lượng 2.400 tấn.

Cây ăn trái các loại phấn đấu đạt 24.000 ha, sản lượng 168.000 tấn.

Đàn gia súc gia cầm: đến 2010 đàn bò:50.000 con, đàn heo: 550.000 con, gia cầm 6 triệu con, và đàn dê 10.000 con.

Nước sinh hoạt nông thôn: đến 2010 hộ dân nông thôn được hưởng nước sinh hoạt hợp vệ sinh 85 %.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và giải pháp phát triển trên địa bàn tỉnh sóc trăng (Trang 44 - 49)