Giải pháp về vốn đầu tư

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và giải pháp phát triển trên địa bàn tỉnh sóc trăng (Trang 86 - 88)

Vốn là điều kiện cần thiết và không thể thiếu được để thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh của mọi ngành trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Khác

với các ngành sản xuất khác, nông nghiệp là ngành sản xuất sinh học, phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên. Vì vậy đây là ngành cần lượng vốn lớn, nhưng lợi nhuận của ngành thấp, tính rủi ro cao. Do vậy nông nghiệp, nông thôn phát triển nhanh hay chậm là phụ thuộc rất lớn vào vốn đầu tư.

Phải thực hiện chính sách tạo lập môi trường thuận lợi thu hút vốn đầu tư

trong nước trực tiếp cho nông nghiệp, nông thôn thông qua ưu đãi về thuế, về

quyền sử dụng đất. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế thu hút tiền gửi tiết kiệm của các tầng lớp dân cư, của các doanh nghiệp ngoài nông nghiệp cho các hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Thực hiện các chính sách quản lý chặt chẽ các nguồn vốn để tăng cường đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn.

Phải thực hiện đổi mới lĩnh vực đầu tư vốn. Lãi suất tín dụng của cả hệ

thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng vẫn chưa thể hiện được đầy đủ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với phát triển nông - lâm - ngư nghiệp, nhất là mô hình mới hình thành và các trang trại. Lãi suất tín dụng ở nông thôn vẫn cao hơn ở thành thị, lãi suất ở các quỹ tín dụng luôn cao hơn các ngân hàng trên cùng một địa bàn và được hưởng lãi suất tín dụng “đầu ra” và “đầu vào” cao hơn ở hệ

thống ngân hàng. Do đó cần phải có quy hoạch hợp lý về điều chỉnh lãi suất tín dụng.

Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn, không thể chỉ sử dụng phương thức vay thương mại mà cần kêu gọi vốn nước ngoài FDI thông qua liên doanh ... để giảm bớt lãi suất đầu vào và có điều kiện hạ thấp lãi suất đầu ra.

Nâng cao khả năng vốn đầu tưđể đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, phục vụ cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên cơ sở phát triển kinh tế nhiều thành phần, triệt để khai thác các nguồn vốn đầu tư

từ dân cư; mở rộng các hình thức tín dụng; Điều chỉnh thời hạn vay vốn linh hoạt phù hợp với chu kỳ sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi; Phân bổ và sử dụng hợp lý các nguồn vốn ưu đãi; tích cực tìm kiếm đối tác đầu tư nước ngoài tập trung vào các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và giải pháp phát triển trên địa bàn tỉnh sóc trăng (Trang 86 - 88)