Đánh giá kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và giải pháp phát triển trên địa bàn tỉnh sóc trăng (Trang 79 - 85)

NÔNG NGHIỆP:

Năng suất, chất lượng của cây trồng, vật nuôi được nâng lên: Năng suất lúa từ 43,74 tạ/ha( 2001) lên 49,24 tạ/ha (2007); 65% đàn bò đã được Sind hóa theo hướng thịt và sữa; 80% đàn heo được nạc hóa, trọng lựong heo xuất chuồng

đạt bình quân 90 kg/con.

Cơ cấu kinh tế nông nghiệp đã chuyển dich theo hướng tích cực: giảm tỷ

trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi - thủy sản. Trong trồng trọt: tăng diện tích lúa đặc sản ( từ 1000 ha / 2002 lên 25.318 ha/ 2007), diện tích cây

ăn quả và các cây thực phẩm; giảm diện tích lúa kém hiệu quả chuyển qua nuôi trồng thủy sản, và các cây trồng khác có giá trị.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của địa phương đã bám sát thực tế, cơ bản phù hợp giữa sản xuất và thị trường. Nhiều chương trình dự án được triển khai đã góp phần khai thác có hiệu quả các tiềm năng đất đai, tiền vốn và lao

động của các thành phần kinh tế ở nông thôn, bước đầu tạo ra những vùng sản xuất hàng hóa tâp trung và nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả đang tạo đà khuyến khích nông dân đầu tư mở rộng sản xuất.

Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp - nông thôn đã được tăng cường, như hệ thống thủy lợi, nước sinh hoạt, giao thông, điện, thông tin liên lạc, cơ sở sản xuất giống cây, con …

Và sự thành công lớn nhất trong quá trình thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn vừa qua, chính là làm chuyển biến về nhận thức của cán bộ đảng viên và người nông dân từ tư duy số lượng sang tư duy giá trị, gắn sản xuất với thị trường, nâng cao hiệu quả của sản xuất. Kết quả chuyển dịch

góp phần ổn định tình hình chính trị, xã hội ở nông thôn, làm tăng niền tin của nhân dân với Đảng.

Sựđiều chỉnh quan điểm công nghiệp hóa biểu hiện nhận thức ngày càng rõ hơn vai trò của nông nghiệp trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong

điều kiện thực tiễn nước ta. Có thể nói rằng điều đó có ý nghĩa như một điều chỉnh chiến lược nhằm phát triển kinh tế ở nước ta. Nó được thực hiện bằng một loạt thay đổi của cơ chế quản lý, tạo động lực giải phóng sức sản xuất, ứng dụng có hiệu quả hơn những thành tựu của tiến bộ kỹ thuật - công nghệ, sự hỗ trợ của Nhà nước và việc tổ chức quan hệ kinh tế - kỹ thuật với các ngành kinh tế khác. Mặc dù có những bước phát triển, song nhìn tổng quát thì nông nghiệp vẫn chưa thoát khỏi tình trạng sản xuất nhỏ, chưa trở thành cơ sở thật sự vững chắc cho quá trình công nghiệp hóa.

Nhìn chung tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế có xu hướng giảm dần trong khi sản lượng (cả về giá trị và hiện vật) của nông nghiệp không ngừng gia tăng. Tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế từ 65,77 % năm 2000 giảm xuống còn 53,11 % năm 2006, mặc dù nông nghiệp vẫn giữ được nhịp độ tăng khá. Tuy tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế giảm xuống nhưng địa vị của nông nghiệp

được củng cố, nông nghiệp vẫn có tác động tích cực đến việc giải quyết nhiều vấn đề kinh tế - xã hội và góp phần vào giữ vững ổn định chính trị xã hội.

Tuy nhiên quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn 6 năm qua cũng cho thấy những tồn tại đó là:

1. Bước vào chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp chúng ta chưa có quy hoạch chi tiết theo nhóm nông sản có lợi thế, tiềm năng, làm cơ sở cho việc đầu tư một cách đồng bộ từ sản xuất, chế biến tới lưu thông tiêu thụ trên thị trường nội địa, thị trường xuất khẩu, mà phải vừa thí điểm vừa nhân rộng, nên tình trạng có cây trồng, vật nuôi cần nhân rộng thì làm chậm, ngược lại có đối tượng chuyển dịch nhanh vượt quá khả năng đầu tư, khả năng kiểm soát.

2. Cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống thủy lợi đầu tư của giai trước phục vụ

chủ yếu cho sản xuất lương thực, khi chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng phát huy tiềm năng, lợi thế của vùng lại gây khó khăn cho nông dân trong sản xuất như vận chuyển vật tư nông nghiệp, trao đổi hàng hóa, tưới tiêu …. thì hệ thống này đã bộc lộ những hạn chế, những cản ngại. Việc điều chỉnh theo hướng đa

mục tiêu đòi hỏi vốn lớn, và thời gian, nhưng yêu cầu chuyển dịch đặt ra bức xúc, dẫn đến tình trạng đầu tư chắp vá, phân tán.

3. Sự manh mún phân tán của kinh tế hộ hạn chế trực tiếp khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và phát triển các vùng chuyên canh.

Có thể coi sự phát triển của kinh tế hộ là một cách vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ và tính chất lực lượng sản xuất, khai thác có hiệu quả các nguồn lực trong nông nghiệp và nông thôn … Song bên cạnh những mặt tích cực ấy, kinh tế hộ trong nông nghiệp và nông thôn cũng bộc lộ những nhược điểm nhất định mà rõ nét nhất là ở 2 phương diện:

Khả năng ứng dụng các thành tựu mới của khoa học công nghệ. Khả năng hình thành và phát triển ổn định các vùng chuyên canh.

Chưa có khả năng tổ chức sản xuất hàng hóa và cung ứng quy mô lớn về số

lượng, chất lượng cho nhu cầu tiêu thụ nông sản của thị truờng có cạnh tranh, do

đất canh tác /hộ nhỏ, lao động không quen làm ăn lớn, vốn thiếu; hệ thống canh tác chưa đủ điều kiện để thâm canh, chuyên canh; quan hệ sản xuất chậm hình thành, chưa tạo được chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ.

Trên cả 2 phương diện ấy đòi hỏi nông nghiệp phải đạt tới trình độ nhất

định về tích tụ, tập trung hóa sản xuất và hình thức tổ chức hợp lý. Do đó cần phải tìm ra những mô hình hợp tác xã cổ phần thích hợp, chủ động hướng dẫn nông dân tham gia.

4. Trình độ và khả năng tiếp thu khoa học - công nghệ của nông dân trong tỉnh còn hạn chế. Một phần do tính bảo thủ, một phần do khả năng tích lũy tái sản xuất mở rộng của nông dân còn thấp; bên cạnh là hoạt động chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân của các cơ quan chuyên môn còn nhiều bất cập. Từ đó thiệt hại trong quá trình chuyển đổi sản xuất do thiếu hiểu biết khoa học - kỹ

thuật cũng là một tồn tại cần được quan tâm giải quyết trong thời gian tới.

5. Đất canh tác: tư liệu sản xuất chủ yếu không gì thay thếđược - là một đại lượng có hạn và đang có xu hướng giảm dần. Sự phát triển nông nghiệp đòi hỏi không ngừng tăng thêm diện tích, hình thành các vùng chuyên canh tập trung với tỷ suất hàng hóa lớn, trong khi đó dân số không ngừng gia tăng, sự phát triển công nghiệp, giao thông, thủy lợi và các loại kết cấu hạ tầng kỹ thuật - xã hội cũng làm nhu cầu sử dụng đất vào mục đích phi nông nghiệp tăng lên.

Dù đã có lệnh cấm chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp ở những vùng trọng điểm nhưng trên thực tế bằng cách này hay cách khác diện tích đất nông nghiệp vẫn đang bị thu hẹp mạnh. Thâm canh, tăng vụ đi đôi với mở rộng diện tích, về nguyên tắc là con đường chính yếu phải theo. Nhưng dù sao, sự biến

động diện tích đất nông nghiệp trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện nay thực sự

là một yếu tố cản trở sự phát triển bền vững của nông nghiệp và là một nguy cơ

không nhỏ. Nếu không có biện pháp để chấn chỉnh thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình an ninh lương thực quốc gia.

6. Thiếu vốn trong quá trình sản xuất do khả năng cấp vốn của ngân hàng chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất.

7. Thiếu lực lượng lao động khi vào vụ, dẫn đến chi phi thuê mướn ngày càng tăng do tình trạng lực lượng lao động di cưđến các thành phố công nghiệp, chuyển đổi sang các ngành công nghiệp chế biến, hoặc tham gia xuất khẩu lao

động, …

Nhận xét: chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp trong những năm qua là phù hợp với điều kiện tự nhiên, tiềm năng lợi thế của tỉnh Sóc Trăng cho nên quá trình thực hiện chuyển dịch cơ cấu đang phát triển đúng hướng, tận dụng được lợi thế

của tỉnh, môi trường bền vững hơn và mang lại hiệu quả khá cao, nhân dân đồng tình và đang từng bước nhân nhanh các mô hình sản xuất có hiệu quả. Đã xuất hiện những mô hình thu nhập trên 30 triệu đồng/ha/năm trở lên và có khả năng nhân rộng trên các vùng sinh thái của tỉnh.

Bên cạnh đó, tình hình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nhìn chung tốc độ

phát triển chưa đồng đều, một số vùng tốc độ chuyển dịch nhanh nhưng thiếu bền vững, một số vùng tốc độ chuyển dịch còn chậm. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

nông nghiệp còn mang tính tự phát, thiếu hẳn một quy hoạch bài bản, khá lung túng, nặng về đối phó tình thế ngắn hạn, mang tính chủ quan, chưa gắn với cơ

chế thị trường. Các mô hình sản xuất có thu nhập và lợi nhuận cao tuy đã xuất hiện ở nhiều lĩnh vực và phân bổ trên nhiều vùng sinh thái của tỉnh nhưng vẫn chưa mở rộng ra được thành những vùng sản xuất có quy mô hàng hóa lớn. Chất lượng hàng hóa nói chung còn thấp, chi phí còn cao, tình hình bảo quản chế biến hàng nông sản còn nhiều hạn chế. Các điều kiện cơ bản cho việc chuyển sang một cơ cấu nông nghiệp hiện đại còn hạn chế đó là trình trạng thiếu vốn đầu tư,

sự nghèo nàn của cơ sở vật chất kỹ thuật, dân trí thấp, tập quán canh tác lạc hậu, hệ thống dịch vụ, công nghiệp chế biến phục vụ cho chuyển đổi cơ cấu kinh tế

nông nghiệp phát triển kém, thị trường không ổn định và tác động của những chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu chưa đủ mức.

Nguyên nhân chủ yếu là do sản xuất nông nghiệp còn manh mún, phân tán rất khó khăn cho việc áp dụng khoa học công nghệ và tiêu thụ sản phẩm. Cơ sở

hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp chưa thật chủ động cho chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Các cơ sở chế biến dịch vụ còn nhiều hạn chế; nguồn vốn trong dân rất hạn hẹp, vốn tín dụng chưa đáp ứng cho sản xuất, trình độ dân trí chưa đồng đều, điều kiện tưới tiêu chưa đảm bảo đối với cây màu.

CHƯƠNG 4

GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp trong những năm qua trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng là phù hợp với xu thế hội nhập. Bước đầu đã mang lại kết quả khả quan, đã xuất hiện nhiều mô hình đạt 30 triệu đồng/ha/năm trở lên, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, tận dụng thời gian nhàn rỗi của nông dân để tăng thu nhập. Tuy nhiên để đạt các mục tiêu đề ra đặc biệt là chỉ tiêu nâng giá trị thu nhập 1 ha canh tác đạt 50 triệu đồng/ha/năm 2010 và đưa tỷ trọng chăn nuôi chiếm 25% trong nội bộ ngành nông nghiệp đòi hỏi sự phấn

đấu nỗ lực rất cao của toàn Đảng bộ.

Bên cạnh những thành công đạt được vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế

sau:

- Kết quả chuyển dịch vẫn chưa sát với tình hình thực tế, phát triển chưa

đồng đều giữa các vùng.

- Cơ sở hạ tầng phục vụ cho nông nghiệp đã bộc lộ nhiều hạn chế.

- Tình trạng thiếu vốn trong quá trình sản xuất vẫn còn nhiều, nguồn vốn có hạn nên chưa khuyến khích nông dân mạnh dạn đầu tư chuyển đổi mô hình sản xuất mới.

- Để sản xuất ra thành phẩm trong hoạt động sản xuất nông nghiệp là một quá trình lao động vất vả. Sản xuất đã khó nhưng để tiêu thụ sản phẩm làm ra thì lại khó hơn. Bài toán đầu ra cho sản phẩm vẫn chưa có lời giải đáp thỏa đáng.

- Cơ chế chính sách phục vụ cho sản xuất nông nghiệp cần phải được rà soát và điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

- Công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật còn gặp nhiều khó khăn. - Giá vật tư đầu vào và tình trạng thiếu lao động khi vào vụ tiếp tục tăng ở

mức cao, giá cảđầu ra các mặt hàng nông sản tăng chậm nên lợi nhuận trong sản xuất tăng không đáng kể, ảnh hưởng lớn đến thu nhập và đời sống của bà con nông dân.

Thực hiện phương hướng và các mục tiêu của chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nói trên là vấn đề hết sức khó khăn; trong điều kiện cụ thể của Sóc Trăng, cần phải đề ra và thực hiện hàng loạt các biện pháp:

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và giải pháp phát triển trên địa bàn tỉnh sóc trăng (Trang 79 - 85)