2.1 Đất ở OTC 3087,77 3018,29 69,48
2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 3042,04 2978,83 63,21
2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 45,73 39,46 6,27
2.2 Đất chuyên dùng CDG 2735,59 2630,75 104,84
2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình SN CTS 27,07 29,07 -2,00
2.2.2 Đất quốc phòng CQP 35,73 35,86 -0,13
Đất an ninh CAN 2,28 2,23 0,05
2.2.3 Đất sản xuất, KD phi nông nghiệp CSK 897,43 875,60 21,83 2.2.4 Đất có mục đích công cộng CCC 1773,08 1688,00 85,08
2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 50,67 50,93 -0,26
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 641,40 643,90 -2,50
2.5 Đất sông suối và MNCD SMN 2165,93 2150,10 15,83
2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 45,47 45,47 0,00
3 Nhóm đất chưa sử dụng CSD 2697,26 2750,29 -53,03
3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 2666,56 2719,31 -52,75
Stt Nhóm đất Mã
Năm 2010 Năm 2012 Tăng (+), Giảm
(-) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1 Nông nghiệp NNP 10181,26 47,42 10046,91 46,79 -134,35 -0,62 2 Phi nông nghiệp PNN 8539,45 39,77 8726,83 40,64 187,38 0,87 3 Chưa sử dụng CSD 2750,29 12,81 2697,26 12,56 -53,03 -0,25 TỔNG 21471 100 21471 100 0,00 0,00
(Nguồn: Báo cáo thuyết minh thống kê đất đai huyện Điện Bàn năm 2011, 2012)
Việc so sánh biến động đất đai từ năm 2010 đến năm 2012 được tổng hợp thông qua các nhóm đất chính thể hiện ở Bảng 4.7, qua thống kê thì tổng diện tích tự nhiên của huyện không thay đổi (21471 ha); nhóm đất nông nghiệp giảm 134,35 ha (giảm 0,62%); nhóm đất phi nông nghiệp tăng 187,38 ha (tăng 0,87%) và nhóm đất chưa sử dụng giảm 15,78 ha (giảm 0,25%).
* Phân tích nguyên nhân tăng, giảm: a. Đất phi nông nghiệp: tăng 187,38 ha.
Đất ở tăng 69,48 ha. Trong đó:
- Đất ở đô thị tại thị trấn Vĩnh Điện qua ba năm tăng 6,27 ha, nhu cầu đất ở biến động phục vụ cho việc bố trí tái định cư để chỉnh trang đô thị; một số khu vực khối 3, khối 4, khối 7 đã thực hiện được việc khai thác quỹ đất.
- Diện tích đất ở nông thôn tăng 63,21 ha, do nhiều nguyên nhân: giao đất để làm nhà ở cho các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện có nhu cầu và đủ điều kiện; chuyển mục đích sử dụng đất từ đất ao, vườn sang đất ở; bố trí đất ở cho dân số phát sinh và quy hoạch nhiều khu tái định cư cho các dự án xây dựng khu du lịch, khu và cụm công nghiệp, các khu vực dân cư khai thác nhằm tạo ra nguồn ngân sách để xây dựng cơ sở hạ tầng cho địa phương.
- Diện tích đất ở thuộc khu đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc chưa tăng nhiều, do cơ sở hạ tầng chưa hoàn chỉnh, thị trường bất động sản chưa có gì thay đổi nên một số dự án triển khai ở mức cầm chừng, chưa thu hút được người nhận quyền sử dụng đất và do một số chủ đầu tư không có đủ năng lực, nên dự án chưa được triển khai.
Đất chuyên dùng: tăng 104,84 ha. Trong đó:
- Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp tăng 2 ha để xây dựng thêm một số trụ sở, hội trường và một phần diện tích đất này đã chuyển sang sử dụng vào mục đích khác.
- Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp tăng 21,83 ha. Bao gồm: đất sản xuất kinh doanh - dịch vụ chủ yếu là các khu du lịch và các cơ sở sản xuất kinh doanh, các cụm công nghiệp. Đất kinh doanh dịch vụ thực hiện vượt nhiều so với kế hoạch. Mặt khác, do có một số dự án, công trình thực hiện ngoài kế hoạch được duyệt ban đầu; đó là những dự án giao đất có thu tiền sử dụng đất một lần, nhằm tạo nguồn thu cho ngân sách để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.
- Đất có mục đích công cộng tăng 85,08 ha, chủ yếu là tăng diện tích đất giao thông do mở đường trong khu tái định cư, giao thông trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các tuyến trong khu tái định cư, mở rộng giao thông trong khu trung tâm hành chính huyện, các tuyến đường huyện lộ và hệ thống giao thông nông thôn trong các khu dân cư trên toàn huyện. Còn lại diện tích các loại đất thuỷ lợi, đất cơ sở văn hóa, đất cơ sở y tế, đất chợ, đất có di tích danh thắng, cơ sở giáo dục - đào tạo và cơ sở thể dục - thể thao tăng không đáng kể.
Đất nghĩa trang, nghĩa địa: giảm 2,50 ha vì trong thời gian qua huyện đã triển khai nhiều dự án đầu tư sử dụng trên đất nghĩa địa, mặt khác do các xã bố trí đất ở cho các hộ gia đình, cá nhân nằm rải rác trên đất nghĩa địa.
Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng tăng 15,83 ha, đất này chủ yếu nằm trong khu dân cư sẵn có cải tạo môi trường và cảnh quan cho hợp lý, phần ít đất nằm gần sông, kênh người ta hạn chế nuôi trồng thuỷ sản, nhưng ở xã Điện Hồng diện tích đất sông suối và mặt nước chuyên dùng tăng mạnh do lũ lụt xói lở đất trồng cây hằng năm ở ven sông Bình Phước và sông Thu Bồn.
Diện tích đất tôn giáo tín ngưỡng giảm nhẹ và đất phi nông nghiệp khác không thay đổi.
Tóm lại, nhóm đất phi nông nghiệp trong ba năm 2010 - 2012 tăng nhưng chưa nhiều, nguyên nhân là do một số công trình phải chờ quy hoạch được phê duyệt (quy hoạch khai thác quỹ đất, quy hoạch trung tâm xã, quy hoạch chuyển mục đích sử dụng đất, quy hoạch xây dựng); mặt khác, do nguồn vốn để đầu tư cho các công trình ở các địa phương còn nhiều khó khăn và hạn chế. Vì vậy, một số công trình đến nay vẫn chưa thực hiện được.
Đất sản xuất nông nghiệp giảm 127,23 ha do việc trồng một số loại cây lâu năm kém hiệu quả, các địa phương không đủ kinh phí để thực hiện việc khai hoang, cải tạo đồng ruộng, trồng cây lâm nghiệp trên các vùng bị phủ cát do lũ lụt các năm trước và do nhu cầu phát triển kinh tế xã hội nhất là phát triển đô thị, thương mại dịch vụ và công nghiệp, tập trung chủ yếu ở các xã vùng đông nên đã tác động rất lớn đến quỹ sản xuất nông nghiệp, diện tích đất này giảm mạnh.
Đất lâm nghiệp giảm 5,89 ha do đất rừng sản xuất giảm vì chuyển mục đích sang đất phi nông nghiệp tại các xã thuộc vùng đông của huyện, diện tích đất rừng phòng hộ không thay đổi.
Đất nuôi trồng thủy sản giảm 1,23 ha do quy hoạch các dự án nhiều, nên chủ đầu tư chưa mạnh dạn bỏ nguồn kinh phí lớn để tập trung xây dựng. Theo kế hoạch sử dụng đất dự tính diện tích đất nuôi trồng thủy sản sẽ tăng trong những năm tới.
c. Nhóm đất chưa sử dụng: giảm 53,03 ha.
Nhóm đất này giảm là do lũ lụt những năm qua đã bồi lấp một số lượng phù sa nên diện tích đất hoang bằng chưa sử dụng ở một số xã nằm ven sông Thu Bồn trước đây, nay nhân dân sản xuất trồng dưa hấu và đất trồng cây hằng năm khác, còn lại phần lớn sử dụng vào mục đích quy hoạch dân cư và phát triển hạ tầng.
4.3.3. Thực trạng công tác quy hoạch phát triển quỹ đất huyện Điện Bàn
4.3.3.1. Quy hoạch chung xây dựng đô thị huyện Điện Bàn
Quy hoạch chung xây dựng đô thị huyện Điện Bàn đến năm 2030 được UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt theo quyết định số 518/QĐ-UBND ngày 07 tháng 02 năm 2013. Quy hoạch chung được duyệt nhằm thống nhất quản lý phát triển Điện Bàn trong lĩnh vực quy hoạch xây dựng; là cơ sở pháp lý nhằm xây dựng chiến lược phát triển đô thị, quản lý và sử dụng đất, hệ thống hạ tầng khung, hệ thống cây xanh, mặt nước.
Theo quy hoạch thì Điện Bàn sẽ phát triển thành đô thị loại IV với chức năng là trung tâm phát triển Công nghiệp - Thương mại - Dịch vụ văn hoá và Du lịch của vùng Bắc Quảng Nam.
Không gian vùng huyện được tổ chức thành 2 phân vùng: Vùng khuyến khích phát triển đô thị và vùng hạn chế phát triển đô thị. Ranh giới là đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi.
Hình 4.2. Sơ đồ phân vùng quy hoạch huyện Điện Bàn
(Nguồn: Báo cáo thuyết minh quy hoạch chung xây dựng huyện Điện Bàn đến năm 2030)
Quy hoạch chia thành 2 giai đoạn phát triển, giai đoạn đến năm 2020 và giai đoạn từ 2020 – 2030 với các dự báo chi tiết về quy mô dân số, quy mô đất đai, định hướng sử dụng các công trình… trong từng giai đoạn.
4.3.3.2. Quy hoạch sử dụng đất huyện Điện Bàn
Căn cứ theo định hướng phát triển không gian đô thị huyện Điện Bàn, Quy hoạch sử dụng đất được cụ thể hóa trên nguyên tắc sau:
- Phát triển đô thị cân bằng với mục tiêu bảo tồn quỹ đất nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực và khả năng thích ứng với điều kiện ngập, lũ của vùng.
- Khuyến khích mô hình sử dụng đất hiệu quả: hỗn hợp, mật độ cao, tập trung tại khu vực cửa ngõ, thuận lợi về giao thông.
- Quy hoạch sử dụng đất phải phù hợp với hướng phát triển đô thị và dự trữ phát triển.
Định hướng sử dụng đất các phân vùng phát triển theo từng giai đoạn như sau:
Bảng 4.9. Định hướng sử dụng đất trong khu chức năng chính của huyện đến năm 2020 và 2030
Stt Hạng mục Diện tích (ha)
2020 2030
1 Vùng phát triển đô thị 12353 12353
1.1 Đất xây dựng đô thị 2240 3360
1.2 Đất chuyên dùng (trung tâm chuyên ngành, công nghiệp, đào tạo, y tế, giáo dục, du lịch) 1640 2460 1.3 Đất sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản 8087 5971
1.4 Đất ở nông thôn 186 280
1.5 Đất khác 200 282
2 Vùng hạn chế phát triển 9118 9118
2.1 Đất chuyên dùng (TTCN, hạ tầng xã hội, dịch
vụ thương mại) 80 120
2.2 Đất sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản 8387 8087
2.3 Đất lâm nghiệp 258 258
2.4 Đất ở nông thôn 120 170
2.5 Đất khác 273 483
Tổng diện tích tự nhiên 21471 21471
(Nguồn: Báo cáo thuyết minh quy hoạch chung xây dựng huyện Điện Bàn đến năm 2030)
Định hướng sử dụng đất đô thị như sau: vùng đô thị ven biển có tổng diện tích tự nhiên đạt 5100 ha; khu dân dụng đạt từ 1440 đến 2160 ha qua các giai đoạn phát triển; đất dự trữ đạt 700 ha; khu vực phát triển du lịch đạt 1200 ha; khu vực trung tâm vùng đạt 150 ha; khu công viên chuyên đề đạt 30 ha; trung tâm đào tạo đạt 220 ha; khu vực cồn cát, sông suối đạt 250 ha.
Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, hướng phát triển của vùng phát triển đô thị: - Đất dân dụng bình quân 80 m2 đến 120 m2/người.
- Mật độ dân số nội thị 3000 đến 4000 người/km2. - Đất ở đô thị khoảng 40 m2 đến 60 m2/người. - Đất cây xanh đô thị 7 m2/người.
- Đất công trình công cộng đô thị 5 m2/người.
Bảng 4.10. Định hướng sử dụng đất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Stt Khu, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Hiện trạng 2009 (ha) Qui mô 2020 (ha) Qui mô 2030 (ha) Địa điểm