2. Yếu tố kinh tế xã hộ
4.2.2. Tình hình thu hút đầu tư tại huyện Điện Bàn
4.2.2.1. Cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư của huyện Điện Bàn
Thực hiện các chính sách và cơ chế ưu đãi thu hút đầu tư của tỉnh Quảng Nam, thời gian qua huyện Điện Bàn đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư.
Hiện nay, huyện đang đẩy mạnh cải cách hành chính, giải quyết thủ tục hành chính theo mô hình “một cửa”, “một cửa liên thông” nhằm ưu tiên thực hiện cung cấp thông tin và kiểm soát việc thực hiện các giao dịch hành chính của nhà đầu tư. Minh bạch hóa thông tin bằng cách phổ biến các văn bản pháp quy, thông qua kết nối website của huyện với cổng giao tiếp điện tử của tỉnh để doanh nghiệp tiếp cận về hồ sơ thủ tục, công khai giá đất, cơ chế ưu đãi, lợi thế so sánh khu vực, quy trình và thời gian giải quyết thủ tục đầu tư từ khâu thỏa thuận điểm cho đến cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở
Quản lý hồ sơ “một cửa”; cài đặt phần mềm triển khai việc đăng ký kinh doanh hộ cá thể qua website của huyện. Riêng Phòng Công Thương (Kinh tế Hạ tầng) đang đăng ký 2 đề tài khoa học về “Ứng dụng GIS để quản lý quy hoạch các Cụm công nghiệp - thương mại - dịch vụ” và “Quản lý công trình hạ tầng bằng kỹ thuật số” nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình đo vẽ trích lục thỏa thuận điểm, lập hồ sơ GPMB và giao đất.
Bên cạnh đó, huyện tiếp tục thực hiện đề án phổ cập bậc trung học, đề án lao động và giải quyết việc làm để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. UBND huyện đã kế hoạch hóa vốn cho công tác phổ cập bậc trung học, công tác đào tạo việc làm và chỉ đạo ngành hữu quan phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề mở các khóa đào tạo tập trung và tại chỗ cho người lao động nhằm đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp.
4.2.2.2. Kết quả thu hút đầu tư tại huyện Điện Bàn
Mặc dù có diện tích nhỏ nhất trong các huyện thuộc tỉnh Quảng Nam tuy nhiên với vị thế trọng yếu, nằm giữa hai thành phố lớn là Đà Nẵng và Hội An, lại có bờ biển dài đẹp, đất đai bằng phẳng, có khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc, khu thị trấn Vĩnh Điện sầm uất, nên Điện Bàn là huyện phát triển nhất tỉnh. Tranh thủ thời cơ và khai thác lợi thế vốn có những năm trở lại đây, lãnh đạo huyện không ngừng đưa ra các cơ chế chính sách để thúc đẩy sự tăng trưởng của huyện, ưu đãi đầu tư nhằm thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước vào huyện, góp phần đáng kể trong việc tăng năng lực cạnh tranh của tỉnh.
Tại đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc, tính đến năm 2010 đã có 31 dự án đô thị dự án đã đăng ký, với diện tích 576,05 ha, chiếm 26,5% đất xây dựng đô thị, trong đó có 17 dự án khu đô thị khai thác quỹ đất (465,78 ha); 4 dự án về giáo dục đào tạo (45,24 ha); 2 dự án về bệnh viện - trung tâm điều dưỡng, trú đông (17,5 ha); 1 dự án về hạ tầng kỹ thuật giao thông (30 ha); 2 dự án phục vụ du lịch, thương mại (17,53 ha). Đến tháng 3 năm 2013, sau 10 năm được triển khai, khu đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc, tỉnh Quảng Nam đã thu hút 54 dự án, trong đó có 25 dự án kinh doanh bất động sản. Nhờ thu hút nhiều loại hình đầu tư ngoài các dự án bất động sản còn có các dự án về như y tế, giáo dục đào tạo, dạy nghề… đã làm thay đổi bộ mặt đô thị.
Với các dự án về du lịch, đến năm 2010 cùng với đường ĐT 603A hoàn thành, các Khu du lịch ven biển Điện Dương - Điện Ngọc, Khu du lịch sinh thái
Bồ Bồ, Bãi tắm Hà My đã có 15 dự án đầu tư du lịch với tổng vốn đăng ký đầu tư 550 tỷ đồng và 1132 triệu USD (cho 4 dự án nước ngoài và dự án liên doanh).
Tình hình thu hút đầu tư phát triển công nghiệp tại huyện có những chuyển biến đáng kể. Tại khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc, đến năm 2010 đã cấp 71 giấy phép đầu tư, trong đó có 26 dự án đầu tư mở rộng. Tổng vốn đăng ký trên 2282 tỷ đồng và 119 triệu USD), số lao động đăng ký theo dự án là 24099 người. Tính đến tháng 3 năm 2013 Khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc đã có 49 dự án đầu tư hoạt động, trong đó có 16 dự án đầu tư nước ngoài với tổng mức vốn đăng ký hơn 2104 tỷ đồng và 312,7 triệu USD, giải quyết việc làm cho hơn 21000 lao động. Diện tích đất sản xuất ở các cụm công nghiệp ngày càng được “lấp đầy” nhờ các cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư vào khu công nghiệp, cụm công nghiệp của huyện.
Bảng 4.5. Mức đầu tư, lao động và tỷ lệ lấp đầy của các cụm công nghiệp - thương mại và dịch vụ đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết
Stt Dự án Mức đầu tư Số lao động (người) Tỷ lệ lấp đầy (%) 1 Cụm CN Cẩm Sơn 27,000 370 39 2 Cụm Trảng Nhật 1 164,451 1569 69 3 Cụm Trảng Nhật 2 90,200 1495 50 4 Cụm Thương Tín 1 126,500 499 64 5 Cụm Thương Tín 2 29,000 59 9 6 CN An Lưu 45,072 368 14 7 CN Vân Ly 72,000 355 100 8 Cụm CN Bồ Mưng 25,900 154 100 9 Cụm CN Nam Dương 15,000 500 100 10 Cụm CN tứ Câu 23,000 1460 11 Cụm CN Trà Kiểm 11,500 180 12 Cụm CN Bích Bắc 7,000 40 100
(Nguồn: Báo cáo thuyết minh quy hoạch chung xây dựng huyện Điện Bàn)
Tận dụng đà phát triển trong nhiều năm qua (tỷ trọng công nghiệp - thương mại - dịch vụ chiếm 93%) để tăng tốc thu hút đầu tư là hướng đi của huyện Điện Bàn trong thời gian đến. Cụ thể, trước mắt huyện sẽ tiếp tục đầu tư vào Cụm công nghiệp - thương mại - dịch vụ Thương Tín 2, Phong Nhị, Trà Kiểm, Trảng Nhật 2, bãi tắm Hà My (Điện Dương), bãi tắm Viêm Đông (Điện Ngọc)... nhằm tạo “mặt bằng sạch” để thu hút doanh nghiệp.